Xe tải gia đình có bắt buộc phải gắn phù hiệu không? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Xe tải gia đình có bắt buộc phải gắn phù hiệu không?

Xe tải gia đình có bắt buộc phải gắn phù hiệu không?

Người sở hữu phương tiện giao thông đường bộ là xe tải, ngoài việc phải quan tâm đến các quy định về giấy tờ xe và quy tắc lái xe khi tham gia giao thông, còn phải quan tâm đến việc gắn phù hiệu xe. Bài viết đưới đây gửi tới tới quý bạn đọc thông tin về xe tải gia đình có bắt buộc phải gắn phù hiệu không?

1. Các trường hợp bắt buộc gắn phù hiệu xe tải

Phù hiệu xe tải là mẫu giấy hoặc mẫu tem mà những xe hoạt động kinh doanh vận tải hiện nay bắt buộc phải dán khi lưu thông trên đường.

Căn cứ Nghị định 10/2020/NĐ-CP, những loại xe kinh doanh vận tải sau đây phải dán phù hiệu:

 – Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định: Dán phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”

– Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách: Dán phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN”

– Xe buýt: Dán phù hiệu “XE BUÝT”

– Xe taxi: Dán phù hiệu “XE TAXI”

– Xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng: Dán phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG”

– Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng:

+ Công-ten-nơ: Dán phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”

+ Xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc: Dán phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”

+ Xe ô tô tải và xe taxi tải: Dán phù hiệu “XE TẢI”

Các phù hiệu này được cấp theo mẫu và phải được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe, ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định.

2. Xe tải gia đình có bắt buộc gắn phù hiệu không?

Căn cứ theo khoản 1, 2, 3 Điều 3, Nghị định 10/2020/NĐ_CP quy định về kinh doanh về điều kiện kinh doanh vận tại bằng xe ô tôquy định thì :

  1. Đơn vị kinh doanh vận tải bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
  2. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
  3. Tuyến cố định là tuyến vận tải hành khách được đơn vị có thẩm quyền công bố, được xác định bởi hành trình, lịch trình, bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến (điểm đầu, điểm cuối đối với tuyến xe buýt).

Vì thế trường hợp xe tải gia đình được sử dụng với mục đích kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (việc sử dụng xe tải là để vận tải hàng hóa và có mục đích sinh lợi), cần đăng ký kinh doanh vận tải theo hướng dẫn của pháp luật.

3. Thủ tục đăng ký phù hiệu cho xe tải gia đình

Căn cứ Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, để được cấp phù hiệu cho xe kinh doanh vận tải, các đơn vị kinh doanh vận tải cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu

Nơi nộp: Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp Giấy phép kinh doanh vận tải cho đơn vị kinh doanh vận tải.

– Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Nghị định này;

– Bản sao giấy đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe ô tô của đơn vị cấp đăng ký.

– Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì xuất trình thêm bản sao một trong các giấy tờ sau:

+ Hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân;

+ Hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc cách thức phù hợp khác theo hướng dẫn.

Bước 2: Sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có sai sót)

Trong thời hạn 01 ngày công tác kể từ ngày nhận hồ sơ: Nếu hồ sơ cần phải sửa đổi, bổ sung, đơn vị cấp phù hiệu thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải.

Căn cứ vào đó, đơn vị kinh doanh vận tải sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu để hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Giải quyết việc cấp phù hiệu cho xe

– Thời hạn thực hiện: Trong 02 ngày công tác kể từ khi nhận hồ sơ đúng quy định.

– Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho các xe theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn quy định.

– Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản hoặc trả lời thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua bưu điện hoặc các cách thức phù hợp khác.

Lưu ý: Trường hợp đã được cấp phù hiệu mà hết hạn, bị mất hoặc bị hư hỏng, khi thay đổi chủ sở hữu phương tiện hoặc thay đổi đơn vị kinh doanh vận tải, bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng có thể xin cấp lại theo thủ tục nói trên.

Trên đây là nội dung vềxe tải gia đình có bắt buộc phải gắn phù hiệu không. Quý bạn đọc có bất kỳ câu hỏi, khó khăn có thể liên hệ với công ty Luật LVN Group để được hỗ trợ, tránh các vấn đề ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của bạn.

 

 

 

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com