Xử lý trường hợp khách hàng làm mất hóa đơn đỏ - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Xử lý trường hợp khách hàng làm mất hóa đơn đỏ

Xử lý trường hợp khách hàng làm mất hóa đơn đỏ

1.Hóa đơn đỏ là gì?

Về bản chất, hóa đơn đỏ có tên như vậy chỉ bởi chúng có màu đỏ (hoặc màu hồng đỏ).

Và theo định nghĩa chuẩn: Hóa đơn đỏ là một chứng từ chứng minh cho việc giao dịch mua bán hàng hóa của đôi bên và từ đó xác định số thuế phải nộp vào ngân sách.

Hóa đơn đỏ (tiếng Anh là Red Invoice) là một loại chứng từ thể hiện các giá trị hàng bán hoặc các dịch vụ gửi tới của người bán tới người mua. Nội dung trên hóa đơn đỏ cần phải có thông tin người bán, người mua (tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ) và giá trị hàng bán, dịch vụ đã bao gồm cả thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.

Khi nói về hóa đơn đỏ, người ta sẽ ngầm hiểu đó là hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn VAT) liên 2 giao lại cho khách để khẳng định là đã mua hàng.

Và điều này đúng khi trên thế giới khi “Red invoice” là tên gọi sử dụng cho hóa đơn thuế giá trị gia tăng (VAT) của Việt Nam.

Tuy nhiên, hóa đơn đỏ cũng không hoàn toàn là hóa đơn VAT, bởi còn khá nhiều người vẫn gọi hóa đơn bán hàng trực tiếp là hóa đơn đỏ (loại hóa đơn này cũng có màu đỏ).

2.Hóa đơn đỏ dùng để làm gì?

Hóa đơn đỏ được sử dụng hàng ngày, hàng giờ mỗi khi một bên bán gửi tới hàng hóa, dịch vụ cho một bên mua và nó được dùng làm căn cứ xác định số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước (nếu hóa đơn đỏ là hóa đơn giá trị gia tăng).

Thông thường với tổng hóa đơn thanh toán từ 200.000 đồng trở lên, bên bán sẽ phải xuất hóa đơn đỏ. Việc người mua (người tiêu thụ sản phẩm) lấy hóa đơn đỏ khi mua hàng sẽ góp phần giúp Nhà nước giám sát bên bán có thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ thuế được không.

Theo Nghị định 109/2013/NĐ-CP có quy định rõ các mức phạt đối với các trường hợp người bán không lập hóa đơn hoặc có lập hóa đơn nhưng không giao cho khách, mức phạt nhẹ nhất là 4 triệu và nặng nhất lên tới 20 triệu đồng.

 

3.So sánh hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn đỏ

Giống nhau:

  • Hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng đều được lập khi doanh nghiệp bán hàng và xuất hàng cho khách

Khác nhau:

 

4.Xử lý trường hợp khách hàng làm mất hóa đơn đỏ

Mức phạt trong trường hợp khách hàng làm mất hóa đơn đỏ

Ngày 19/10/2020, Nghị định 125/2020/NĐ-CP được Chính Phủ ban hành, quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Mức phạt được quy định tại Điều 26 của Nghị định này.

Đối với hành vi mất hóa đơn liên 2 – Liên giao cho khách hàng, các mức phạt có thể bị áp dụng:
Phạt cảnh cáo: Đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn lập sai, đã xóa bỏ và người bán đã lập hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn lập sai, xóa bỏ này.

Phạt 2-5 triệu đồng đối với hành vi làm mất, cháy hỏng liên 2 của hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã thực hiện kê khai, nộp thuế và có tài liệu, hồ sơ chứng minh cho việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ.

Nếu người mua là đối tượng làm mất hóa đơn đã lập (liên 2) thì cần phải có biên bản của hai bên ghi nhận sự việc.

Phạt 4-8 triệu đồng đối với hành vi: Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã thực hiện kê khai, nộp thuế, có tài liệu, hồ sơ và chứng từ để chứng minh cho việc mua bán hàng hóa, dịch vụ.

Lưu ý: Nếu người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn thì cần phải có biên bản của hai bên để ghi nhận lại sự việc.

Phạt 5-10 triệu đồng: đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã kê khai và nộp thuế, trong quá trình sử dụng hoặc lưu trữ, trừ các trường hợp tại Khoản 1, 2, 3 của Điều này.

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com