Xuất hóa đơn giảm giá hàng bán và các quy định cần biết - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Xuất hóa đơn giảm giá hàng bán và các quy định cần biết

Xuất hóa đơn giảm giá hàng bán và các quy định cần biết

Giá bán một loại hàng hóa nào đó có thể tăng hoặc giảm dựa trên nhiều yếu tố như: sự thay đổi về giá cả sản xuất, lạm phát gia tăng, có sự đầu tư về khoa học kỹ thuật,… Vậy nên việc thực hiện tăng hay giảm giá bán hàng hóa là một điều tất yếu diễn ra trên thị trường mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, nếu như đã xuất hóa đơn bán hàng rồi nhưng lại muốn giảm giá bán hàng hóa thì phải làm thế nào? Bài viết này đưa ra thông tin về vấn đề xuất hóa đơn giảm giá hàng bán và các quy định cần biết khi bạn muốn thực hiện giảm giá bán hàng hóa sau khi đã xuất hóa đơn bán hàng. 

Xuất hóa đơn giảm giá hàng bán và các quy định cần biết

1. Hóa đơn là gì?

Thông tư 39/2014/TT-BTC hết hiệu lực từ ngày 01/11/2020 theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 26 Thông tư 68/2019/TT-BTC. Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 26 được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 88/2020/TT-BTC gia hạn hiệu lực Thông tư 39/2014/TT-BTC đến hết ngày 30/6/2023. 

Do đó, căn cứ vào Khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC thì hóa đơn được định nghĩa như sau: Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hướng dẫn của pháp luật. 

1.1 Các loại hóa đơn 

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC thì hóa đơn gồm các loại sau: 

– Hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

+ Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa. 

+ Hoạt động vận tải quốc tế. 

+ Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu. 

– Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:

+ Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.

+ Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.

– Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…

– Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, cách thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

1.2 Hình thức của hóa đơn

Hóa đơn được thể hiện bằng các cách thức sau:

– Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

– Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo hướng dẫn tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành. 

– Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do đơn vị thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.

2. Hóa đơn điều chỉnh giảm giá bán hàng hóa là gì?

Trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành không có định nghĩa về hóa đơn điều chỉnh giảm. Nhưng có thể dựa theo tên gọi và chức năng để hiểu nôm na hóa đơn điều chỉnh giảm là loại hóa đơn được xuất ra sau hóa đơn chính, được dùng để điều chỉnh giảm giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được ghi trong hóa đơn chính trước đó. 

Trong khi đó hóa đơn điều chỉnh giảm giá bán hàng hóa là một trong những loại hóa đơn điều chỉnh giảm. Căn cứ, trường hợp sau khi lập hóa đơn và hạch toán doanh thu, doanh nghiệp phát hiện hàng lỗi, chất lượng thấp và quyết định giảm giá cho khách hàng thì sẽ phát hành một hóa đơn điều chỉnh giảm giá trị cho hóa đơn ban đầu và được gọi là hóa đơn giảm giá bán hàng hóa. 

3. Quy định cần biết khi xuất hóa đơn giảm giá bán hàng hóa 

Khi thực hiện việc xuất hóa đơn giảm giá bán hàng hóa thì cần lưu ý đến những quy định của pháp luật về giảm giá bán hàng hóa. Căn cứ, theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 81/2018/NĐ-CP thì mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó so với mức giá lúc đầu, bên cạnh đó còn có thể được quy định bởi Luật Cạnh tranh như: không được bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ,… Do đó, khi xuất hóa đơn giảm giá bán hàng hóa cũng cần lưu ý đến mức giá được giảm, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan về việc giảm giá bán hàng hóa. 

4. Hướng dẫn xuất hóa đơn điều chỉnh giảm giá bán hàng hóa 

Hiện nay, tất cả các phần mềm hóa đơn điện tử đều đã cập nhật tính năng xuất hóa đơn điều chỉnh tăng/giảm. Các bước thực hiện có thể theo quy trình như sau:

Bước 1: Truy cập vào phần mềm hóa đơn điện tử trên máy tính mà bạn có.

Bước 2: Ghi lý do điều chỉnh giảm. 

Bạn truy cập phân hệ Lập hóa đơn như bình thường và chọn mục “Lập hóa đơn điều chỉnh”. Sau đó, lựa chọn hóa đơn gốc bị sai sót, các phần mềm đều sẽ kế thừa dữ liệu thông tin từ hóa đơn gốc sang hóa đơn điều chỉnh. 

Tại đây, bạn cần ghi rõ lý do điều chỉnh hóa đơn: Điều chỉnh do giảm giá bán hàng hóa. Ví dụ: Điều chỉnh giảm giá hàng bán sản phẩm A từ 5,000,000đ/sản phẩm còn 3,000,000đ/sản phẩm. 

Bước 3: Viết nội dung trên hóa đơn điều chỉnh giảm. 

Bạn thực hiện điều chỉnh nội dung sai sót theo nguyên tắc, sai ở đâu sửa ở đó. 

Đặc biệt lưu ý: Chỉ ghi giá trị chênh lệch cần điều chỉnh lên hóa đơn điều chỉnh. )

Nếu xuất hóa đơn điều chỉnh giảm thành tiền, bạn chỉ điền mức giảm (chưa tính thuế) vào ô “thành tiền”; hệ thống sẽ tự động tính mức thuế giảm tương ứng.

Tương tự như vậy với trường hợp xuất hóa đơn điều chỉnh giảm đơn giá. 

Bước 4: Ký số và gửi hóa đơn cho người mua. 

Bạn phát hành hóa đơn, ký số rồi gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của đơn vị thuế) hoặc gửi đơn vị thuế để đơn vị thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của đơn vị thuế).

Mặt khác, kế toán cũng cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử trên file word, in và đóng dấu nếu trên phần mềm hóa đơn điện tử không hỗ trợ tính năng này.

Trên đây là toàn bộ nội dung về hướng dẫn cách xuất hóa đơn điều chỉnh giảm giá bán hàng hóa mà chúng tôi gửi đến quý bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu nếu có câu hỏi hoặc cần hỗ trợ trong các lĩnh vực hóa đơn, chứng từ thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn sớm nhất. Chúng tôi có các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ mà bạn cần. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com