Trong tội phạm học, việc phòng ngừa tội phạm là nội dung cực kỳ cần thiết. Chính vì vậy, bài viết hôm nay sẽ giới thiệu cho các bạn biết được thế nào phòng ngừa tội phạm ? Và việc phòng ngừa tội phạm có ý nghĩa thế nào?
1.Phòng ngừa tội phạm
Về mặt ngôn ngữ được hiểu là hoạt động nhằm không cho tội phạm xảy ra. Vì vậy, phòng ngừa tội phạm không phải là hoạt động hướng tới tội phạm đã xảy ra – tội phạm hiện thực mà là nhằm không cho tội phạm xảy ra. Để thực hiện được mục đích này đòi hỏi hoạt động phòng ngừa tội phạm phải loại trừ dần nguyên nhân của tội phạm qua việc chủ động tác động đến các thành tố hợp thành nguyên nhân đó theo hướng giảm thiểu, triệt tiêu các thành tố này hoặc hạn chế tác dụng của nó. Hoạt động này không thể là hoạt động đơn lẻ mà đòi hỏi phải là hoạt động có tính tổng hợp của Nhà nước, của cả xã hội và của mọi công dân.
Từ định nghĩa trên, ta khái niệm này được khái quát như sau:”Phòng ngừa tội phạm là hoạt động có tính chủ động và tổng hợp của Nhà nước, của xã hội và của mọi công dân hướng tới việc hạn chế, ngăn ngừa sự hình thành các thành tố tạo thành nguyên nhân của tội phạm hoặc làm cho các thành tố này không phát huy được tác dụng để loại trừ dần nguyên nhân của tội phạm, ngăn ngừa tội phạm xảy ra.”
2.Các biện pháp phòng ngừa tội phạm
Các biện pháp phòng ngừa tội phạm cỏ thể được phân loại theo các tiêu chí khác nhau. Trong đó có tiêu chí theo tính chất tác động của biện pháp phòng ngừa tội phạm, tiêu chí theo nội dung tác động của biện pháp phòng ngừa tội phạm và tiêu chí theo phạm vi tác động của biện pháp phòng ngừa tội phạm:
– Xét về tính chất tác động của biện pháp phòng ngừa tội phạm có thể phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm thành 2 nhóm sau:
+ Các biện pháp phòng ngừa tội phạm cơ bản – gián tiếp : Đây là các biện pháp tuy hướng tới các nguyên nhân “gốc rễ” của tội phạm nói chung nhưng đó không phải là mục đích trực tiếp. Đây là các biện pháp nhằm tới mục đích trực tiếp là các vấn đề kinh tế-xã hội nhưng gián tiếp lại là các biện pháp bao trùm, có ý nghĩa đối với tất cả các tội phạm, đối với tất cả mọi người và có tính triệt để, giải quyết tận gốc vấn đề nguyên nhân của tội phạm. Các biện pháp này là các biện pháp có tính lâu dài, có tác dụng dần dần từng bước. Thuộc về các biện pháp này phải kể đến trước hết là các biện pháp phát triển kinh tế, ổn định xã hội, khắc phục những hạn chế, cải thiện tình hình kinh tế-xã hội như vấn đề thất nghiệp hay thất học, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lóp dân cư; các biện pháp lành mạnh hoá các môi trường giáo dục, nâng cao trình độ vãn hoá, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm của công dân; các biện pháp nâng cao “tính giáo dục” của pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự …
+ Các biện pháp phòng ngừa tội phạm thứ cấp – trực tiếp) : Đây là Các biện pháp phòng ngừa tội phạm thứ cấp – trực tiếp là các biện pháp hướng tới các “nguy cơ phạm tội” cụ thể, tác động đến các thành tố tạo thành nguyên nhân của tội phạm với nội dung cụ thế và trực tiếp là hạn chế, triệt tiêu hoặc “trung hoà” các thành tố này. Thuộc về các biện pháp phòng ngừa này trước hết là các biện pháp tăng hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như lĩnh vực kinh tế- xã hội, lĩnh vực an ninh, quôc phòng, lĩnh vực văn hoá, trật tự, an toàn xã hội … Mặt khác, các biện pháp phòng ngừa này còn có thể là các biện pháp tăng cường giám sát, quản lý các đối tượng có nguy cơ phạm tội hay phạm tội lại; là các biện pháp cảnh báo, hướng dẫn tránh trở thành nạn nhân của tội phạm như tội phạm về tình dục hay tội mua bán người …
Cách phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm trên đây là cách phân loại chính và chủ yếu.
– Xét về nội dung tác động của các biện pháp phòng ngừa tội phạm có thể phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm thành:
+ Các biện pháp phòng ngừa tội phạm thuộc về kinh tế-xã hội;
+ Các biện pháp phòng ngừa tội phạm thuộc về văn hoá, giáo dục;
+ Các biện pháp phòng ngừa tội phạm thuộc về tổ chức và quản lý và
+ Các biện pháp phòng ngừa tội phạm thuộc về pháp luật.
– Hoặc khi Xét về phạm vi tác động của các biện pháp phòng ngừa tội phạm có thể phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm thành:
+ Các biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung;
+ Các biện pháp phòng ngừa từng nhóm tội phạm cụ thể như nhỏm các tội phạm về tham những, nhóm các tội phạm về cờ bạc, …;
+Các biện pháp phòng ngừa tội phạm do từng nhóm chủ thể thực hiện như nhóm chủ thể là người chưa thành niên, nhóm chủ thể là phụ nữ, … và
+ Các biện pháp phòng ngừa loại tội cụ thể như tội mua bán người, tội cướp tài sản …
3.Ý nghĩa của việc phòng ngừa tội phạm
Thứ nhất,Các biện pháp phòng ngừa tội phạm thuộc về kinh tế-xã hội là các biện pháp nhằm phát triển kinh tế, đồng thời khắc phục các vấn đề xã hội mà các vấn đề này có thể góp phần hình thành nguyên nhân của tội phạm.
Thứ hai, Các biện pháp phòng ngừa tội phạm thuộc về văn hoá, giáo dục là các biện pháp nhằm cải thiện, nâng cao đời sống văn hoá; mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; phát huy tính tích cực của công tác tuyên truyền
Thứ ba, Các biện pháp phòng ngừa tội phạm thuộc về tổ chức, quản lý là các biện pháp nhằm tăng hiệu quả của công tác quản lý, khắc phục “kẽ hở” là “tình huống tiêu cực” của môi trường – một thành tố tạo nên nguyên nhân của tội phạm.
4.Một số câu hỏi liên quan thường gặp?
-Chủ thể chính của hoạt động phòng ngừa tội phạm gồm những đối tượng nào?
Chủ thể chính của hoạt động phòng ngửa tội phạm bao gồm: các đơn vị nhà nước, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội và công dân. Ở Việt Nam, phòng ngừa tội phạm mang tính kế hoạch, có sự chỉ đạo chặt chẽ của các đơn vị nhà nước cũng như của tổ chức cộng đồng dân cư dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng.
-Biện pháp phòng ngừa tội phạm là gì ?
Biện pháp phòng ngừa tội phạm là Hệ thống các biện pháp, cách thức do các đơn vị chức năng có thẩm quyền, các tổ chức xã hội và công dân thực hiện nhằm hạn chế, ngăn chặn, loại trừ nguyên nhân điều kiện phạm tội.
-Phòng ngừa tội phạm có điểm gì khác so với kiểm soát tội phạm?
Phòng ngừa tội phạm khác với chống tội phạm và cũng khác với kiểm soát tội phạm. Nhưng chống tội phạm cũng như kiểm soát tội phạm không phải độc lập hoàn toàn với phòng ngừa tội phạm vì chống tội phạm và kiểm soát tội phạm cũng có mục đích phòng ngừa tội phạm và trong phạm vi nhất định, hoạt động cụ thể của chống tội phạm hay kiểm soát tội phạm cũng là hoạt động phòng ngừa tội phạm…