Yếu tố ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu Chính phủ

Thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam luôn là thị trường được đánh giá với sự ổn định và tính rủi ro thấp. Vậy , có khi nào bạn câu hỏi, yếu tố nào làm dẫn đến những điều trên. Câu trả lời của các bạn sẽ có trong nội dung trình bày sau đây. Mời các bạn cùng đọc nội dung trình bày ” Yếu tố ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu Chính phủ” của chúng tôi để nghiên cứu thêm thông tin !.

1.Lịch sử phát triển của thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam

1.1. Thị trường sơ cấp

Hiện nay, thị trường TPCP được đánh giá là đa dạng hóa sản phẩm và kỳ hạn phát hành. Theo đó, trên thị trường sơ cấp, ngoài sản phẩm cơ bản là trái phiếu trả lãi định kỳ (standard/long/short coupon), còn có các sản phẩm trái phiếu không trả lãi định kỳ. Việc đa dạng hóa các kỳ hạn phát hành từ 3 tháng đến 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm đã góp phần nâng cao khả năng huy động vốn cho NSNN,  tái cơ cấu danh mục TPCP theo hướng bền vững, góp phần tái cơ cấu nợ Chính phủ thông qua việc tập trung phát hành các kỳ hạn dài và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư. 
Trên thị trường sơ cấp, trong vòng 12 năm, hơn 2,47 triệu tỷ đồng vốn đã được huy động cho ngân sách nhà nước để phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế đất nước. Con số này tương ứng với mức huy động bình quân năm đạt hơn 206 nghìn tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 10% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội năm 2020, và 28,3% tổng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước năm 2020. Để huy động được lượng vốn hơn 2,47 triệu tỷ đồng này, đã có hơn 2.600 phiên đấu thầu được tổ chức tại HNX với tỷ lệ huy động thành công bình quân đạt 60-70% trên tổng khối lượng gọi thầu.
Bên cạnh đó, lãi suất huy động vốn trên thị trường TPCP đã giảm đáng kể, giúp tiết kiệm cho NSNN hàng nghìn tỷ đồng tiền trả lãi và hỗ trợ tích cực trong điều tiết kinh tế vĩ mô. Lãi suất huy động vốn trung bình đã giảm từ 4 đến 6%/năm trên tất cả các kỳ hạn. Trong đó, đặc biệt giảm mạnh tại kỳ hạn 5 năm (giảm từ 10,49%/năm trong 2009 xuống còn 1%/năm trong 2021; kỳ hạn 10 năm (giảm từ mức 9,7%/năm trong 2009 xuống còn 2,06%/năm trong 2021). 

1.2. Thị trường thứ cấp

Trên thị trường thứ cấp, ngoài 2 sản phẩm cơ bản là Outright và Repos, trước xu thế phát triển mạnh của giao dịch Repos, vào cuối năm 2018, đã có thêm 2 sản phẩm Repos gồm Vay trái phiếu, Bán kết hợp mua lại được giới thiệu ra thị trường. Sản phẩm phái sinh hợp đồng tương lai TPCP 5 năm bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2019 và mới đây là hợp đồng tương lai TPCP 10 năm ra mắt vào tháng 6/2021 đã bổ sung thêm công cụ phòng vệ rủi ro cho nhà đầu tư. Tháng 7/2021, sản phẩm mua lại có kỳ hạn TPCP từ nguồn NSNN tạm thời nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước đã được triển khai chính thức, tạo thêm một kênh  mới, giúp các chủ sở hữu có thể bán lại TPCP cho Kho bạc Nhà nước, lần đầu tiên mở ra cơ chế cho phép Kho bạc Nhà nước trở thành nhà đầu tư có thể mua lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường thứ cấp do chính tổ chức này phát hành.
Trên thị trường thứ cấp, giao dịch TPCP không ngừng tăng về quy mô và độ sâu, tiệm cận với các nước có thị trường TPCP phát triển trong khu vực và trên thế giới. Tổng dư nợ thị trường TPCP tại HNX tính đến hết tháng 8/2021 đạt 1,4 triệu tỷ đồng, gấp 8,7 lần quy mô năm 2009. Thanh khoản trái phiếu năm 2021 đạt mức 10,8 nghìn tỷ đồng/phiên, gấp 29,7 lần so với năm 2009. Giá trị giao dịch Repos theo đó cũng tăng trưởng mạnh mẽ từ quy mô khiêm tốn với tỷ trọng 6,5% trên tổng giá trị giao dịch năm 2009 lên mức 33% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường năm 2021. (Hình 4)
Lãi suất TPCP trên thị trường thứ cấp năm 2020 tăng trong tháng 3 – tháng 4/2020 do tại thời gian này dịch bệnh Covid bùng phát. Tuy nhiên, do thanh khoản thị trường tiền tệ ổn định, lãi suất TPCP trên thị trường thứ cấp có xu hướng giảm dần từ tháng 5/2020 đến cuối tháng 12/2020, lãi suất kỳ hạn 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm ở mức 1,12%, 1,37%, 2,34%, 2,56% (mức lãi suất giao dịch thấp nhất từ trước đến nay). So với thời gian đầu năm 2020, lãi suất TPCP Việt Nam trên thị trường thứ cấp tại thời gian cuối năm giảm bình quân khoảng 100 điểm cơ bản ở hầu hết các kỳ hạn, là mức giảm mạnh nhất so với lãi suất TPCP của các nước trong khu vực. 

2.Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu Chính phủ

Thứ nhất, lãi suất trái phiếu đóng vai trò cần thiết trong việc thu hút các nhà đầu tư và tác động đến tình hình nợ công của Chính phủ. Tỷ lệ nắm giữ trái phiếu lớn đồng nghĩa với việc nhà đầu tư tăng kỳ vọng vào lãi suất trong tương lai. Mặt khác, lãi suất trái phiếu cũng tác động đến khả năng trả nợ của Chính phủ. Hiện nay, lãi suất trái phiếu phải được duy trì ở mức thấp để Nhà nước đủ khả năng chi trả và giảm thâm hụt ngân sách. Đồng thời, trái phiếu có mức lãi suất thấp hơn so với lạm phát sẽ làm giảm tính hấp dẫn cho các nhà đầu tư,  từ đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của trái phiếu.
Thứ hai, nền kinh tế trì trệ cùng các biện pháp tài khóa đang làm giảm nguồn thu của Chính phủ, dẫn đến khả năng trả nợ chậm và gia tăng nợ công. Căn cứ, các biện pháp nghiêm ngặt trong phòng chống dịch đã tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế. Do đó, nhiều quốc gia buộc phải giảm thuế và thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, điều này làm giảm thu ngân sách nhà nước (NSNN). Mặt khác, rủi ro đầu tư vào trái phiếu tăng lên dẫn đến việc nhà đầu tư yêu cầu mức lãi suất cao hơn. Hệ quả là tiền lãi có thể làm gia tăng nợ công và trở thành gánh nặng với NSNN. Do đó, cần phải xem xét nguồn thu từ ngân sách để đảm bảo khả năng trả nợ, từ đó giảm rủi ro đầu tư cho nhà đầu tư và tình trạng nợ công của quốc gia.
Thứ ba, yếu tố cầu cũng ảnh hưởng đến giá trị và hoạt động của thị trường trái phiếu. Căn cứ, sự lo ngại của nhà đầu tư với dịch bệnh cũng tạo áp lực bán ra lớn (nhu cầu nắm giữ thấp), dẫn đến thanh khoản thị trường trái phiếu giảm mạnh từ đầu đến giữa tháng 3/2020. Trong khoảng thời gian này, giá bán so với giá trúng thầu đã giảm mạnh ở nhiều thị trường trái phiếu trên thế giới. Nếu giá trị trái phiếu kho bạc biến động lớn dẫn đến việc khó khăn trong cân đối thu chi ngân sách, thì rủi ro cho các nhà đầu tư trái phiếu càng tăng. Do đó, khối lượng giao dịch trái phiếu Chính phủ sẽ giảm mạnh và giá trái phiếu tiếp tục giảm sâu hơn, ảnh hưởng đến nguồn vốn vay của Chính phủ.
*Bài viết có kham khảo từ nguồn : https://diendandoanhnghiep.vn/3-yeu-to-anh-huong-den-thi-truong-trai-phieu-chinh-phu-225138.html#:~:text=Th%E1%BB%8B%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20tr%C3%A1i%20phi%E1%BA%BFu%20b%E1%BB%8B,th%E1%BB%8B%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20trong%20%C4%91%E1%BA%A1i%20d%E1%BB%8Bch.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com