Ai có quyền khởi kiện xin ly hôn?

Khi đời sống hôn nhân không hạnh phúc, mục đích hôn nhân không đạt được; … nhiều người lựa chọn phương án ly hôn. Tuy nhiên, không phải lúc nào vợ/chồng cũng có thể yêu cầu ly hôn; hoặc tự mình thực hiện thủ tục ly hôn. Vậy Ai có quyền khởi kiện xin ly hôn? Hãy cùng LVN Group nghiên cứu thông qua nội dung trình bày dưới đây!

Ai có quyền khởi kiện xin ly hôn?

1. Khởi kiện ly hôn là gì?

Khởi kiện ly hôn là hành vi của vợ hoặc chồng hoặc người thân thích có đơn khởi kiện giải quyết ly hôn ra trước tòa án có thẩm quyền theo trình tự và thủ tục pháp luật quy định nhằm chấm dứt quan hệ hôn nhân.

Theo đó, khởi kiện ly hôn chỉ có trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên (ly hôn đơn phương) và đơn ly hôn trong trường hợp này là đơn khởi kiện. Ly hôn đơn phương là trường hợp chỉ có một trong hai vợ chồng hoặc cha mẹ, người thân thích của một trong hai bên được yêu cầu chấm dứt quan hệ hôn nhân dựa trên những căn cứ nhất định.

Ai có quyền khởi kiện ly hôn?

2. Quy định về quyền khởi kiện ly hôn.

Pháp luật hôn nhân và gia đình ghi nhận về quyền khởi kiện ly hôn tại điều 51 Luật hôn nhân và gia đình. Theo đó, quyền yêu cầu giải quyết ly hôn thuộc về các chủ thể và trong các trường hợp sau:

Quyền khởi kiện ly hôn của vợ/chồng.

Vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Tuy nhiên, vợ hoặc chồng chỉ có quyền khởi kiện ly hôn nếu đáp ứng điều kiện:

  • Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành;
  • Có căn cứ về việc: vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình; hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Theo đó, hành vi bạo lực và hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ vợ chồng chỉ được Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu xét thấy hôn nhân đã “lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.
  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Trường hợp này, tuyên bố một người mất tích là một sự kiện pháp lý nhằm xác định một người cụ thể “hoàn toàn không rõ tung tích, cũng không rõ còn sống hay đã chết”. Việc một người vợ hoặc chồng bị mất tích đã ảnh hưởng sâu sắc tới quan hệ vợ chồng và các thành viên trong gia đình. Giải quyết ly hôn trong trường hợp này được đặt ra nhằm bảo vệ cho người vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích, bảo đảm những lợi ích về nhân thân và tài sản cho họ.

Quyền khởi kiện ly hôn của cha mẹ, người thân thích khác.

Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Cha, mẹ được khởi kiện ly hôn cho con trong trường hợp nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 51 L.HNGĐ 2014:

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Đồng thời, theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 56 của L.HNGĐ 2014 có quy định:

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Vì vậy, đối với chủ thể là vợ hoặc chồng thì các bên có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn khi có căn cứ. Trường hợp chủ thể là cha, mẹ; người thân thích khác có quyền yêu cầu khi một bên vợ hoặc chồng bị tâm thần; mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi (Người mất năng lực hành vi dân sự).

Tuy nhiên, không phải mất năng lực hành vi dân sự thì cha, mẹ; người thân thích khác có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn ngay mà phải kèm theo điều kiện người vợ/chồng bị mất năng lực hành vi dân sự đó là nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình do người vợ/chồng còn lại gây ra. Hành vi bạo lực đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Khi đó, người giám hộ theo chỉ định hay người được gia đình cử hoặc người uỷ quyền của người đó theo hướng dẫn tại Điều 53 và Điều 54 Bộ luật Dân sự năm 2015 sẽ thay mặt họ tham gia vào quá trình giải quyết ly hôn.

Trên đây là các thông tin vềThẩm quyền riêng mà LVN Group gửi tới tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật LVN Group của chúng tôi. Công ty Luật LVN Group luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com