1. Bố mẹ mất được nghỉ mấy ngày?

Thời gian nghỉ ngơi của người lao động được quy định tại Mục 2, 3 Chương VII của Bộ luật lao động 2019, trong đó quy định về chế độ nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương tại Điều 115. Tại điểm c khoản 1 điều này quy định như sau:

“Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau:

a) Kết hôn: nghỉ 3 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày”.

Từ quy định trên cho thấy, người lao động sẽ được nghỉ việc riêng và được hưởng nguyên lương khi bố mẹ mất trong vòng 3 ngày. Kể cả bố mẹ ruột và bố mẹ nuôi của bản thân hoặc bố mẹ ruột, bố mẹ nuôi của vợ hoặc chồng đều có thể xin nghỉ để hưởng chế độ này. Đồng thời, khi người lao động xin nghỉ phải thông báo cho bên sử dụng lao động khi gia đình có bố mẹ mất để đảm bảo quyền lợi một cách tốt nhất. 

Ngoài quy định trên về việc xin nghỉ khi bố mẹ mất, nếu người lao động muốn nghỉ thêm thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về số ngày nghỉ.

 

2. Không cho người lao động nghỉ tang thì người sử dụng lao động có bị phạt không?

Như đã phân tích ở trên, khi người nhà của người lao động mất có thể được nghỉ 1 hoặc 3 ngày và được hưởng nguyên lương số ngày nghỉ đó. Đây là quyền lợi của người lao động đã quy định rõ ràng tại Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019. Tuy nhiên, nhiều người sử dụng lao động làm trái quy định này, không cho người lao động nghỉ làm, hưởng lương khi có người nhà mất. Nếu quyền lợi này của người lao động bị xâm phạm, người lao động có thể kiến nghị lên công ty, nếu công ty không giải quyết quyền lợi này thì khiếu nại lên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:

“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:

a) Không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định”.

Vậy, khi người sử dụng lao động không đảm bảo cho người lao động được nghỉ khi nhà có tang (nghỉ việc riêng) thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Tuy nhiên, người lao động muốn nghỉ thêm mà không hưởng lương thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động được quyền đồng ý hoặc từ chối đề nghị xin nghỉ của người lao động và không vi phạm phạm pháp luật.

 

3. Tự ý nghỉ tang mà không thông báo có được hưởng lương không?

Theo quy định, người lao động nghỉ việc riêng có nghĩa vụ thông báo cho người sử dụng lao động về việc nghỉ này. Khi nhà có người thân mất thì đa số nhiều người vì quá đau buồn mà không thông báo cho người sử dụng lao động, người sử dụng lao động có thể thông cảm và bỏ qua cho họ. Cũng không có quy định về việc, không thông báo nghỉ việc riêng thì không được hưởng lương những ngày nghỉ đó.

Tuy nhiên, nếu người lao động nghỉ quá số ngày quy định mà chưa từng thông báo, thỏa thuận với người sử dụng lao động thì người lao động có quyền xem xét xử lý kỷ luật, hoặc nặng thì dẫn đến việc bị sa thải. Theo khoản 4 Điều 125 Bộ luật lao động 2019 quy định về hình thức xử lý kỷ luật trong trường hợp sau:

“4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng”

Vậy, khi nghỉ trong trường hợp gia đình có người thân mất thì vẫn nên báo cho người sử dụng lao động để có thể được hưởng nguyên lương theo quy định. Tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra hoặc người sử dụng lao động cố ý không muốn trả lương cho người lao động và lấy lý do là không thông báo trước.

 

4. Nghỉ phép tang lễ trùng ngày cuối tuần

Như đã phân tích ở trên, khi người lao động có người thân chết, họ sẽ được nghỉ 1 ngày hoặc 3 ngày khi gia đình có tang. Có quy định về số ngày chứ không quy định là ngày trong tuần hay cuối tuần, vì vậy, người lao động có thể lựa chọn ngày nghỉ phép phù hợp với mong muốn của bản thân. Nếu ngày nghỉ phép rơi vào thứ bảy, chủ nhật, đây là ngày nghỉ đương nhiên nên người lao động sẽ được nghỉ phép vào những ngày kế tiếp. 

Chẳng hạn như việc, người lao động có mẹ mất và xin nghỉ 3 ngày, có thể lựa chọn ngày nghỉ là thứ sáu, thứ hai, thứ ba. Thứ bảy, chủ nhật là ngày nghỉ hàng tuần nên không tính vào những ngày hàng tuần, vậy tổng cộng người lao động có thể được nghỉ 5 ngày. 

 

5. Mẫu đơn xin nghỉ việc riêng

Quý khách hàng có thể tải mẫu đơn xin nghỉ việc riêng dưới dây hoặc soạn thảo trực tuyến, in ra và sử dụng trong các trường hợp cần thiết:

Tải về

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC RIÊNG

 

                 Kính gửi: – Ban giám đốc công ty …………………………………………………………………..

                                 – Phòng Hành chính – Nhân sự ……………………………………………………….. 

                                 – Phòng ………………………………………………………………………………………. 

Tôi tên là: ……………………………………………………………… Nam/nữ: ………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………………………

Địa chỉ thưởng trú: ………………………………………………………………………………………………….

Quê quán: ……………………………………………………………………………………………………………..

Chức vụ: …………………………………. Bộ phận: ……………………………………………………………..

Địa chỉ và số điện thoại liên lạc khi cần thiết:………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………..

Tôi xin trình đơn này xin BGĐ chấp thuận cho tôi được nghỉ việc riêng.

Trong thời gian ………….  ngày (Kể từ ngày …………………… đến hết ngày ……………………..)

Lý do:…………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………..

Tôi đã bàn giao việc cho: …………………………………………….. Bộ phận: …………………………..

Các công việc được bàn giao: ………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………..

Tôi xin hứa sẽ cập nhật nội dung công tác đầy đủ trong thời gian vắng mặt. Kính mong công ty xem xét chấp thuận.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

…, ngày …….. tháng …….. năm ………..

Giám đốc

(Duyệt)

Phòng nhân sự

(Xác nhận)

Người quản lý

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

In / Sửa biểu mẫu

Nếu có vướng mắc cần giải đáp, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài điện thoại 1900.0191 để trao đổi trực tiếp. Trân trọng./.