Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi:  1900.0191

 

Trả lời:

Công ty chúng tôi đang có tranh chấp với đối tác nhận đầu tư ở nước ngoài. Tranh chấp không giải quyết hòa giải được nên hai bên muốn đưa ra cơ quan giải quyết tranh chấp. Bên tôi muốn nhận được sự bảo hộ ngoại giao từ phía nước ta thì cần lưu ý những điểm gì. Xin Luật sư của LVN Group LVN Group tư vấn về các vấn đề cần biết rõ của biện pháp này. Liệu bên tôi sử dụng nó có thể đạt được hiệu quả có lợi không?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật Doanh nghiệp

Luật Đầu tư năm 2005

‘Dự thảo các điều khoản về Bảo hộ ngoại giao’ của Liên Hợp Quốc (ILC)

2. Nội dung tư vấn:

1.  Khái quát về đầu tư:

Đầu tư là hoạt động được định hình bằng tài sản, có thể hiểu khái quát đó là một cá nhân, tổ chức sở hữu một hoặc một số tài sản nhất định, với các hình thức nhất định chuyển tài sản đó cho cá nhân, tổ chức với mong muốn sở hữu, kiểm soát các nguồn lợi sinh ra từ tài sản đó hoặc từ các hoạt động liên quan đến tài sản mình đã bỏ ra.

Bên cạnh đó, khi nhắc đến đầu tư quốc tế, Luật Đầu tư của Việt Nam ban hành năm 2005 qui định:

“Đầu tư quốc tế là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”.

Từ đó có thể hiểu, đầu tư quốc tế là việc các nhà đầu tư của một nước (pháp nhân hoặc cá nhân đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào khác sang một nước khác để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động khác nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt các hiệu quả xã hội. Đầu tư quốc tế là một quá trình trong đó có sự di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện các dự án đầu tư nhằm đưa lại lợi ích cho các bên tham gia. Điều này làm nổi bật lên bản chất của đầu tư đó là hoạt động xuất/ nhập khẩu vốn.

2. Khái quát về bảo hộ ngoại giao:

2.1. Bảo hộ ngoại giao là gì?

Bảo hộ ngoại giao là sự bảo hộ thông qua cơ quan đại diện ngoại giao hay lãnh sự của một quốc gia đối với công dân nước mình ở nước ngoài, khi các quyền lợi dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình… của họ bị vi phạm.

Đây có thể là hành động của một quốc gia trong quan hệ đối ngoại đòi nước ngoài tôn trọng những quy định của luật quốc tế đối với những viên chức ngoại giao, lãnh sự của mình, nhằm đảm bảo những quyền lợi hợp pháp của những viên chức này (như những quyềnưu đãi, miễn trừ ngoại giao và lãnh sự).

Hay là sự bảo hộ của quốc gia đối với kiều dân của mình cư trú ở nước ngoài đòi thực hiện những quyền lợi hợp pháp của kiều dân, khi những quyền lợi của họ bị nước sở tại vi phạm mà họ không thể sử dụng pháp luật của nước sở tại đó để tự bảo vệ.

2.2. Bảo hộ ngoại giao trong đầu tư quốc tế:

Có thể thấy, biện pháp ngoại giao thường được coi là biện pháp bảo hộ các nhà đầu tư nước ngoài khi họ thấy nước tiếp nhận đầu tư đã xâm phạm đến quyền và lợi ích của họ. Cơ sở pháp lý của biện pháp này là nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Biện pháp ngoại giao được thực hiện có thể thông qua trung gian hòa giải, thương lượng hoặc đàm phán trực tiếp.

Theo điều 1 ‘Dự thảo các điều khoản về Bảo hộ ngoại giao’ do Uỷ ban Luật pháp Quốc tế (ILC) của Liên hợp quốc thông qua đã quy định rằng:

“… bảo hộ ngoại giao bao gồm việc một Quốc gia thông qua hành vi ngoại giao hay các biện pháp giải quyết hoà bình khác yêu cầu một Quốc gia khác phải chịu trách nhiệm cho một thiệt hại gây ra bởi hành vi sai phạm quốc tế của Quốc gia đó đối với một thể nhân hay một pháp nhân là công dân của Quốc gia mình nhằm mục đích thực thi trách nhiệm đó.”

Từ định nghĩa này, có thể thấy bảo hộ ngoại giao là việc một quốc gia yêu cầu một quốc gia khác phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế cho hành vi sai phạm quốc tế của quốc gia đó đối với công dân hay pháp nhân của mình. Như vậy, bảo hộ ngoại giao là một thủ tục (a procedure), một biện pháp (a remedy) để một quốc gia bảo vệ lợi ích của công dân của mình thông qua việc đòi hỏi quốc gia có hành vi sai phạm quốc tế phải khắc phục thiệt hại. Hệ quả là một quan hệ pháp luật giữa cá nhân/pháp nhân – quốc gia trở thành quan hệ giữa quốc gia – quốc gia.

Bảo hộ ngoại giao có thể được tiến hành thông qua tất cả các biện pháp giải quyết hoà bình, bao gồm “hành vi ngoại giao” (diplomatic action) hay “các biện pháp giải quyết hoà bình khác” (other means of peaceful settlement). ILC giải thích rằng hành vi ngoại giao có thể bao gồm tất cả các thủ tục hợp pháp mà một quốc gia có thể sử dụng để thông báo quan điểm của mình cho quốc gia khác, ví dụ như phản đối, yêu cầu điều tra, hay yêu cầu đàm phán. Các biện pháp hoà bình khác bao gồm các biện pháp theo Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc như đàm phán, trung gian, hoà giải, trọng tài hay toà án, và không bao gồm biện pháp sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực đã bị cấm theo luật quốc tế.

Đây là phương thức “truyền thống” để giải quyết tranh chấp quốc tế giữa chính phủ nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, căn cứ vào yêu cầu của nhà đầu tư, chính phủ của nước của nhà đầu tư sẽ đứng ra yêu cầu chính phủ nước tiếp nhận đầu tư phải bồi thường do hành vi gây thiệt hại tới lợi ích của công dân nước mình. Ý chí của nhà nước của nhà đầu tư có vai trò quan trọng trong việc thực hiện bảo hộ ngoại giao. Pháp luật quốc tế coi bảo hộ ngoại giao là quyền của nhà nước chứ không phải là nghĩa vụ. Điều này có nghĩa là việc nhà đầu tư có được bảo hộ hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của nhà nước mình.

3. Điều kiện để được bảo hộ ngoại giao:

Để được một quốc gia nào đó bảo hộ, đối tượng được bảo hộ phải thỏa mãn các điều kiện sau:

– Cá nhân hay pháp nhân liên quan phải có quốc tịch của quốc gia tiến hành bảo hộ ngoại giao.

Do bản chất của bảo hộ ngoại giao là việc một quốc gia tiến hành bảo hộ đối với công dân và pháp nhân của mình, nên điều kiện tiên quyết để có thể tiến hành bảo hộ ngoại giao là cá nhân hay pháp nhân liên quan phải có quốc tịch của quốc gia tiến hành bảo hộ ngoại giao. Việc xác định quốc tịch của cá nhân, pháp nhân dựa trên nội luật của các quốc gia. Tuy nhiên trên thực tế có trường hợp một cá nhân, tổ chức có quốc tịch của quốc gia đó nhưng không được bảo hộ (ví dụ: trường hợp cá nhân, tổ chức có 2 hay nhiều quốc tịch, không được bảo hộ nếu sự bảo hộ đó chống lại quốc gia mà cá nhân, tổ chức này cũng mang quốc tịch), hạn chế này được đặt ra với logic là bảo hộ ngoại giao không thể tiến hành chống lại chính quốc gia mà cá nhân có mối liên hệ quốc tịch; cũng có trường hợp một cá nhân, tổ chức không mang quốc tịch của quốc gia này nhưng lại được quốc gia đó bảo hộ trong trường hợp bị xâm phạm nhưng với điều kiện là đối tượng đó phải thường trú hợp pháp trên lãnh thổ của quốc gia đó tại thời điểm phát sinh thiệt hại và tại thời điểm tuyên bố bảo hộ ngoại giao được chính thức đưa ra. (ví dụ: Đối với nhà đầu tư là thành viên của Liên minh Châu Âu- EU).

– Khi quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng bảo hộ bị xâm hại

Khi các cá nhân, pháp nhân có quốc tịch của nước bảo hộ bị xâm hại về quyền và lợi ích hợp pháp thì các đối tượng này có thể được nhận sự bảo hộ ngoại hợp pháp từ nước bảo hộ cho mình. Nghĩa là khi họ đáng nhẽ được hưởng các quyền và nghĩa vụ đó nhưng lại không được hưởng trên thực tế hoặc được hưởng ít hơn, lúc đó quyền và lợi ích hợp pháp của họ đã bị xâm hại.

Đã áp dụng các biện pháp tự bảo vệ trên thực tế theo pháp luật của nước sở tại

Điều kiện thứ ba là các đối tượng thực hiện việc đầu tư nước ngoài đã thực hiện các biện pháp tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trên thực tế nhưng không đạt được kết quả như mong muốn như: yêu cầu đòi bồi thường để khắc phục thiệt hại nhưng không mang lại kết quả, thực hiện đàm phán, hòa giải, gửi thư yêu cầu gặp mặt giải quyết… đây là một điều kiện bắt buộc trước khi có thể tiến hành bảo hộ ngoại giao. Logic của điều kiện này có vẻ nhằm xác định việc bảo hộ ngoại giao phải là giải pháp cuối cùng của nhà đầu tư và quốc gia liên quan nên được trao cơ hội để giải quyết trực tiếp với nước tiếp nhận đầu tư.

Tuy nhiên vẫn tồn tại các ngoại lệ của điều kiện này theo Điều 15 ‘Dự thảo các điều khoản về Bảo hộ ngoại giao’ của Uỷ ban Luật pháp Quốc tế (ILC) của Liên hợp quốc:

  • Các biện pháp trong nước không tồn tại để giải quyết hiệu quả, hoặc không hứa hẹn giải quyết một cách hợp lý;
  • Có sự trì hoãn quá đáng (undue delay) trong quá trình giải quyết;
  • Không có mối liên quan giữa cá nhân bị thiệt hại và quốc gia bị cáo buộc gây thiệt hại;
  • Cá nhân rõ ràng bị thiệt hại bị ngăn cản sử dụng các biện pháp trong nước; hoặc
  • Quốc gia bị cáo buộc gây thiệt hại tự mình từ bỏ điều kiện này

Trong trường hợp của khách hàng đang xảy ra tranh chấp với đối tác nước ngoài và có mong muốn được sử dụng biện pháp bảo hộ ngoại giao để giải quyết tranh chấp thì đội ngũ Luật sư của LVN Group tư vấn chúng tôi xin nhắc lại các ý quan trọng rằng, bên khách hàng cần hiểu bảo hộ ngoại giao là biện pháp cuối cùng dùng đến khi tranh chấp xảy ra nên phải đảm bảo rằng đã áp dụng hết các biện pháp tự vệ nhưng không có kết quả và biện pháp bảo hộ ngoại giao này tùy vào mức độ và trường hợp mới có thể được sử dụng, khi đối tượng yêu cầu có mức ảnh hưởng lớn hoặc vụ việc đó ảnh hưởng lớn đế nước bảo hộ thì biện pháp này mới có thể được xem xét sử dụng. Khách hàng cần cân nhắc khi yêu cầu áp dụng biện pháp này. Chúc khách hàng thành công!

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group