Xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: Phạm Hoàng

>> Luật sư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số:1900.0191

 

Trả Lời:

Chào bạn, cám ơn bạn dã gửi câu hỏi đển công ty, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

 

1. Khái niệm về trung tâm bồi dưỡng kiến thức

Trung tâm bồi dưỡng kiến thức là một loại hình cung ứng dịch vụ dạy thêm , học thêm.Vì vậy, trình tự, thủ tục thành lập trung tâm bồi dưỡng kiến thức đều phải tuân thủ như  trường hợp dạy thêm, học thêm.

Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là hoạt động dạy học thêm có thu tiền của người học, có nội dụng theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành.Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là dạy thêm , học thêm do cơ sở giáo dục công lập ( gồm : cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ; tin học, sau đây gọi chung là nhà trường ) tổ chức.Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là dạy thêm, học thêm không do các cơ sở giáo dục quy định. Nguyên tắc dạy thêm, học thêm

– Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.

– Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm trước những nội dụng trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa.

– Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm .

– Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực học sinh.

– Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

 

2. Thành lập trung tâm bồi dưỡng kiến thức theo hình thức thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ thành lập công ty:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của nhân đối với thành viên/ cổ đông là cá nhân, người đại diện theo pháp luật.

+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên/ cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên/ cổ đông là tổ chức.Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài theo quy định Luật đầu tư.

 

3. Quy định về thành lập bồi dưỡng kiến thức cho học sinh cấp hai

Thủ tục thành lập trung tâm bồi dưỡng kiến thức đều phải tuân thủ như trường hợp dạy thêm, học thêm theo quy định pháp luật. Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm:

– Cam kết với Ủy ban nhân dân xã , phường , thị trấn ( gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã ) nơi đặt điểm dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và trách nhiệm giữ giữ trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy thêm, học thêm.

– Công khai tại địa điểm tổ chức dạy thêm trước và trong khi thực hiện dạy thêm :

+ Giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

+ Danh sách người dạy thêm.

+ Thời khóa biểu dạy thêm, học thêm .

+ Mức thu tiền học thêm.

Tuy nhiên, hiện nay căn cứ Quyết định 2499/QĐ- BGDĐT về việc công bố hết lực các Điều 6,7,8,10,11,12,13 và 14 của thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ Trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.Lý do: hết hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014,thời điểm hết hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2016.Theo quy định này thì các quy định về hoạt động dạy thêm, học thêm như tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường. Yêu cầu đối với người dạy thêm; Yêu cầu đối với người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm ; Thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm ; Hồ sơ cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm; Trình tự, thủ tục cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; Thời hạn, gia hạn, thu hồi giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm, đình chỉ hoạt động dạy thêm, học thêm  không còn được áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 trở đi.

Như vậy đến thời điểm hiện tại, tất cả những quy định về dạy thêm học thêm ngoài nhà trường đã được bãi bỏ và cũng như chưa có văn bản nào thay thế các nội dung trên.

 

4.  Quy định các trường hợp không được dạy thêm

Các trường hợp không được dạy thêm như sau :

– Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy 2 buổi/ ngày.

– Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi thường về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

– Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông

– Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập :

+ Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

+ Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến. Trân trọng cảm ơn!