Ô tô là một phương tiện giao thông rất phổ biến hiện nay. Với sự hội nhập kinh tế, bên cạnh những hàng hóa sản xuất trong nước, người tiêu dùng còn được sử dụng những sản phẩm sản xuất tại nước ngoài. Ô tô là một sản phẩm Việt Nam thường xuyên nhập khẩu từ nước ngoài. Vậy khi nhập khẩu ô tô phải nộp những loại thuế nào? Bài viết dưới đây gửi tới thông tin về các loại thuế phải nộp khi nhập khẩu ô tô
1. Ô tô là gì?
Ô tô là loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm các chủng loại ô tô con, ô tô khách, ô tô tải và ô tô chuyên dùng được định nghĩa tại TCVN 6211: Phương tiện giao thông đường bộ – Kiểu – Thuật ngữ và định nghĩa; TCVN 7271: Phương tiện giao thông đường bộ – Ô tô – Phân loại theo mục đích sử dụng và ô tô sát xi. Theo đó, Ô tô (motor vehicle) là loại phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ có từ bốn bánh xe trở lên(1), không chạy trên đuờng ray và thường được dùng để:
- Chở người và/hoặc hàng hóa;
- Kéo các rơ moóc, sơmi rơ moóc;
- Thực hiện chức năng, công dụng đặc biệt.
2. Điều kiện kinh doanh nhập khẩu ô tô là gì?
Doanh nghiệp thành lập theo hướng dẫn của pháp luật được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định này.
- Có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô thực hiện trách nhiệm bảo hành ô tô theo hướng dẫn của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đối với ô tô chưa qua sử dụng, thời hạn bảo hành tối thiểu 03 năm hoặc 100.000 km đối với ô tô con, tối thiểu 02 năm hoặc 50.000 km đối với ô tô khách và tối thiểu 01 năm hoặc 30.000 km đối với các loại ô tô còn lại tùy điều kiện nào đến trước. Đối với ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu, thời hạn bảo hành tối thiểu 02 năm hoặc 50.000 km đốivới ô tô con, tối thiểu 01 năm hoặc 20.000 km đối với các loại ô tô còn lại tùy điều kiện nào đến trước.
3. Các loại thuế phải nộp khi nhập khẩu ô tô
3.1 Thuế nhập khẩu
Khác với những mẫu xe được sản xuất trực tiếp trong nước, xe ô tô nhập từ nước ngoài về sẽ chịu thuế nhập khẩu. Thông thường, các hàng hóa nói chung, xe ô tô nói riêng sẽ phải nộp thuế nhập khẩu thông thường theo Quyết định Quyết định 45/2017/QĐ-TTg. Tuy nhiên, với sự hội nhập kinh tế sâu và rộng của Việt Nam bằng việc tham gia các điều ước quốc tế, xe ô tô nhập khẩu vào Việt Nam có thể được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với mức thuế theo từng quốc gia mà xe được sản xuất. Căn cứ:
Đối với những mẫu xe được sản xuất tại các quốc gia tại ASEAN: Dựa vào nội dung Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế nhập khẩu xe ô tô từ các nước ASEAN kể từ 1/1/2018 sẽ là 0%
Đối với những mẫu xe được sản xuất tại các quốc gia khác: Hiện nay, mức thuế nhập khẩu áp dụng cho các mẫu xe được sản xuất ngoài các quốc gia thuộc ASEAN là 70%. Tuy nhiên, sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được thông qua, Việt Nam sẽ thực hiện lộ trình bỏ thuế quan đối với ô tô con và linh kiện sau 9 đến 10 năm kể từ khi Hiệp định chính thức có hiệu lực. Theo đó, mức thuế 0% sẽ được áp dụng:
- Sau 7 năm đối với các loại phụ tùng ô tô.
- Sau 9 năm đối với ô tô dung tích động cơ trên 2,5 L (với xe chạy diesel) hoặc trên 3.0L (đối với xe chạy xăng).
- Sau 10 năm các loại ô tô khác.
3.2 Thuế tiêu thụ đặc biệt
Theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng thuộc đối tượng chịu thuế. Căn cứ, từ ngày 01/01/2018, mức thuế suất được quy định theo dung tích xi lanh, ví dụ như sau:
Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống,
Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống: 35%
Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3: 40%
Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm3: 50%
Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3: 60%
Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3: 90%
Một số loại khác được quy định qua bảng dưới đây:
2.3 Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Theo Luật thuế giá trị gia tăng, ô tô nhập khẩu vào Việt Nam phải chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất là 10%
Trên đây là một số thông tin về các loại thuế phải nộp khi nhập khẩu ô tô. Trước khi tiến hành nhập khẩu, các cá nhân, tổ chức cần chú ý nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật có liên quan.