THIẾU MỞ BÀI, THIẾU HÌNH
1. Làm giàu từ nghề quảng cáo – Xu hướng kinh doanh trong thời đại công nghệ số
Những năm gần đây, mở cửa hàng quảng cáo được mở lên đầy rẫy với các dịch vụ in ấn quảng cáo hay là thực hiện chiến lược quảng cáo – marketing qua các phần mền, công nghệ, qua mạng xã hội phổ biến hơn bao giờ hết. Khi xã hội ngày càng đi lên, muốn kinh doanh hiệu quả, không ai là không muốn được biết đến để buôn bán hiệu quả hơn, quảng cảo trở thành một nhu cầu cần thiết và gắn liền với hoạt động bán hàng để tạo ra doanh thu.
Có thể nói rằng, đây là một ngành nghề rất có tiềm năng để phát triển nhưng thị trường cạnh tranh khá căng thẳng và áp lực, đòi hòi người dùng phải cố gắng tạo ra những điểm mới trong chiến lược cạnh tranh thì mới có thể duy trì sự bền vững của cửa hàng được. Trong quảng cáo, tồn tại hai cách thức:
- Quảng cáo thông qua mạng điện tử, công cụ, phần mềm
- Quảng cáo thông qua việc in ấn quảng cáo
2. Vậy cửa hàng quảng cáo là gì?
Cửa hàng quảng cáo là những nơi kinh doanh loại hình dịch vụ với cách thức là tuyên truyền sản phẩm đến mọi người một cách rộng rãi được trả phí hoặc không để thực hiện việc giới thiệu thông tim về dịch vụ, ý tưởng, sản phẩm để nhiều người đón nhận thông tin và biết đến công ty của mình nhiều hơn.
Tại khoản 1, Điều 2, Luật Quảng cáo 2012 chỉ rõ khái niệm quảng cáo rằng:
“Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.”
Cửa hàng quảng cáo ở đây có thể được hiểu rộng rãi thông qua hai cách thức được nói đến ở trên
3. Đầu tư nghề in ấn quảng cáo có nên không?
Không có một câu trả lời cụ thể cho việc có nên được không nên trong kinh doanh bởi mỗi ngành mỗi nghề lại mang một đặc trưng và tính chất khác nhau. Đối với mở cửa hàng quảng cáo, cần có những lưu ý về vấn đề sau trong chiến lược kinh doanh để đạt được hiệu quả:
Đầu tư máy móc, thiết bị tân tiến đề kinh doanh
Ngành in ấn, quảng cáo luôn gắn liền với công nghệ, do đó phải luôn có trong mình những thay đổi và đòi hỏi người kinh doanh trong ngành nghề này phải nắm bắt xu hướng để đáp ứng thị yếu người tiêu dùng. Bạn phải đầu tư nhập những loại máy móc hiện đại nhất, tốt nhất, chất lượng sản phẩm đảm để tạp tính xuyên suốt trong quá trình công tác. Nếu tiến độ công việc không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến uy tín, thành phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Mặt khác nó cũng có thể khiến bạn bị lỗ và khách hàng không chọn bạn ở những lần hợp tác tiếp theo
Lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo chuyên viên
Ngành nghề này đòi hỏi số lượng chuyên viên lớn và có trình độ để thực hiện bởi sẽ có rất nhiều công việc cần được xử lý, do đó cần đáp ứng điều này để đảm bảo tiến độ công việc
Trong in ấn quảng cáo, cần phải có những chuyên viên ở vị trí nòng cốt như:
o Nhân viên chuyên về thiết kế
o Nhân viên phụ trách kỹ thuật
o Nhân viên chuyên in
o Nhân viên chuyên chở hàng
Đây là đội ngũ chuyên viên cần phải có, mỗi người cần phải có trong mình kiến thức, trình độ chuyên môn để rút ngắn được thời gian hoàn thành công việc và đỡ phần nào chi phí đào tạo. Tùy theo mô hình công ty mà bạn nên quyết định tuyển nhiều hay ít
Mỗi chuyên viên phải có kiến thức, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác để giảm thiểu thời gian và chi phí đào tạo lại. Tùy theo quy mô của công ty mà bạn quyết định nên tuyển nhiều hay ít.
Có sự chọn lọc trong chất liệu để in ấn
Giấy in hay những tấm phông nilon là những nguyên liệu in cơ bản trong ngành nghề này. Vì khả năng cạnh tranh của ngành này cao, cho nên hãy lựa chọn nhà gửi tới giấy in an toàn, chất lượng tốt và giá cả phù hợp để hợp tác kinh doanh. Đừng quá chú trọng lợi nhuận mà tiến hành chọn những nơi không uy tín để gây ảnh hưởng không tốt đến khách hàng với những dòng sản phẩm kém vì khâu quảng cáo được mọi người khá quan tâm
Nên nhập những loại máy móc, giấy có chất lượng để đảm bảo uy tín và tiến độ hoạt động của công việc in ấn này. Về máy móc thì nên nhập từ những công ty uy tín, chất lượng có thương hiệu và nổi tiếng trên thị trường. Mặt khác bạn cũng có thể mua các sản phẩm cũ nếu nó vẫn đáp ứng được tiến độ công việc của mình.
Mức vốn đặt ra để đầu tư kinh doanh
Đầu tư kinh doanh mở công ty in ấn và quảng cáo cần phải chuẩn bị một khoản tiền khá lớn bởi nó liên quan tới máy móc và công nghệ – nhưng những thứ này chưa bao giờ là rẻ cả. Mỗi chiếc máy để sử dụng giao động trong tầm giá khá cao, vài trăm triệu một máy, ngoài ra còn chi phí trả lương cho chuyên viên, thuê mặt bằng, các chi phí phát sinh khác. Cho nên mức vốn tối thiểu bạn nên đặt ra khoảng 2 đến 3 tỷ để bắt đầu bước vào ngành.
Cạnh tranh lành mạnh cùng công ty khác với quảng cáo, marketing online và dịch vụ hậu chăm sóc khách hàng
Các bạn nên đầu tư vào quảng cáo và marketing online để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn từ nghiệp vụ của mình. Bên cạnh đó với marketing online nên đầu tư xây dựng một website riêng, chạy quảng cáo kết hợp với tối ưu hóa từ khóa để đạt hiệu quả. Đồng thời, tận dụng mạng xã hội facebook để tiếp cận nhiều người dùng hơn.
Sau khi đã bàn giao sản phẩm cho khách hàng, nên liên lạc với người tiêu dùng để nhận được phản hồi sản phẩm và dịch vụ thế nào để rút kinh nghiệm và nâng cấp bản thân. Đối với những khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ in ấn và quảng cáo của công ty, hãy chú ý đến những ngày lễ hoặc dịp đặc biệt để có chính sách ưu đãi tốt hơn. Để làm được, trong quá trình hợp tác bạn nên tranh thủ thu thập thông tin khách hàng để sử dụng cho kế hoạch kinh doanh sau này
4. Nên chọn cửa hàng quảng cáo hay xưởng quảng cáo để kinh doanh?
Nếu có đủ kế hoạch kinh doanh được nói ở trên, các bạn đều có thể chọn cả hai loại hình này để kinh doanh vì không khác nhau về cách thức là bao nhiêu. Tuy nhiên dưới đây sẽ là kinh nghiệm mở công ty in ấn quảng cáo để phù hợp với xu thế phát triển của thị trường
5. Kinh nghiệm mở công ty in ấn quảng cáo?
Với việc mở công ty in ấn quảng cáo thì ở Việt Nam hiện nay phổ biến với các loại hình doanh nghiệp như sau: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Tùy vào nhu cầu thực tiễn của mình và nhu cầu kinh doanh mà lựa chọn cách thức phù hợp, nội dung trình bày dưới đây tập trung vào loại hình công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
6. Đặt tên công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên về mở cửa hàng quảng cáo
– Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây:
+ Loại hình doanh nghiệp (Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên)
+ Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
– Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng uỷ quyền, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành ra.
Với công ty TNHH một thành viên, khi đặt tên công ty không nhất thiết bạn phải ghi trọn vẹn loại hình “ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN” mà có thể thay bằng Công ty TNHH hoặc công ty TNHH MTV.
7. Vốn điều lệ của công ty khi đăng ký kinh doanh
Công ty quảng cáo và in ấn là ngành nghề kinh doanh không thuộc nhóm ngành nghề có điều kiện, vậy nên khi đăng ký kinh doanh không cần phải chứng minh về vốn
Vốn điều lệ tùy thuộc vào khả năng của mình nhưng khi đăng ký doanh nghiệp thì lại ảnh hưởng đến mức thuế môn bài phải đóng hằng năm như sau:
- Nếu vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài là 3 triệu đồng /1 năm
- Nếu vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài là 2 triệu đồng/ 1 năm
Ngành nghề kinh doanh cửa hàng quảng cáo có thể cân nhắc một số ngành nghề cơ bản như:
- Mã ngành 1811: In ấn (trừ in tráng bao bì kim loại, in trên sản phẩm vải, sợi, dệt, may đan tại trụ sở).
- Mã ngành 1812: Dịch vụ liên quan đến in.
- Mã ngành 7310: Quảng cáo.
- Mã ngành 7420: Hoạt động nhiếp ảnh.
- Mã ngành 8211: Dịch vụ hành chính văn phòng tổng hợp.
- Mã ngành 8219: Photo, chuẩn bị tài liệu và các hoạt động hỗ trợ văn phòng đặc biệt khác.
- Mã ngành 1709: Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu (Chi tiết: Sản xuất giấy viết, giấy in; Sản xuất giấy in cho máy vi tính; Sản xuất giấy tự copy khác; Sản xuất giấy nến và giấy than; Sản xuất giấy phết hồ sẵn và giấy dính; Sản xuất phong bì, bưu thiếp, thiệp cưới, thiệp chúc mừng; Sản xuất sổ sách, sổ kế toán, bìa rời, an-bum và các đồ dùng văn phòng phẩm tương tự dùng trong giáo dục và thương mại (trừ sản xuất bột giấy, tái chế phế thải tại trụ sở).
Ngoài các ngành nghề trên đây các bạn cũng có thể làm các ngành nghề trong tương lai sẽ kinh doanh để đỡ thủ tục sau này.
8. Địa chỉ trụ sở chính của công ty
Địa chỉ của công ty được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp in ấn, quảng cáo, bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên
- Điều lệ công ty TNHH một thành viên
- Bản sao hợp lệ CMND hoặc hộ chiếu của người uỷ quyền pháp luật và chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên
Sau khi thực hiện xong các bước trên, các bạn nộp hồ sơ lên phòng Đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và Đầu tư nơi bạn dự định đặt trụ sở chính, đồng thời sau đó bạn cũng cần:
– Khắc dấu doanh nghiệp để sử dụng
– Treo bảng hiệu tại trụ sở chính của công ty
– Soạn thảo và nộp hồ sơ khai thuế ở chi cục thuế của quận, huyện nơi bạn đặt trụ sở
– Mở và thông báo tài khoản ngân hàng trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về mở cửa hàng quảng cáo kinh doanh hiệu quả, việc kinh doanh in ấn quảng cáo và mở cửa hàng vật tư quảng cáo đều được thực hiện một cách tương tự
9. Các câu hỏi thường gặp.
Chi phí thuê mặt bằng thế nào?
- Khi kinh doanh cửa hàng bán lẻ. Vấn đề về mặt bằng luôn được xếp lên hàng đầu. Bởi đây là 1 trong khoản chi phí lớn nhất và chiếm gần 1 nửa số vốn ban đầu của bạn. Còn nếu bạn đã có mặt bằng từ gia đình thì không cần không cần khoản chi phí này.
- Thông thường khi mới thuê mặt bằng chủ nhừ thường yêu cầu đống 3 tháng hay 1 năm. Đó là lý do vì sao chi phí thuê mặt bằng chiếm nửa vốn của bạn. Vì vậy trước khi đi thuê bạn cần liệt kê thêm khoản này tránh nhầm lẫn hoặc thiếu sót.
Chi phí thuê mặt bằng là khoản tốn nhất. Thì phần thiết kế và trang trí thường có các khoản sau:
- Sơn sửa lại cửa hàng.
- Bảng hiêu.
- Vật trưng bày.
- Hệ thống ánh sáng, âm thanh.
- Hệ thống an ninh.
- Phần mềm quản lý bán hàng: gồm các tính năng: Phần mềm tính tiền, phần mềm quản lý,…
- Phần cứng bán hàng: máy quét mã vạch, máy in,…
Các khoản phí dịch vụ gồm những gì?
Để cửa hàng của bạn có thể hoạt động thì các khoản phí dịch vụ là rất cần thiết gồm:
- Tiền điện, nước.
- Tiền internet, điện thoại.
- Tiền vệ sinh.
Các loại thuế phải nộp gồm những gì?
Khi đã mở cửa hàng kinh doanh thì bạn đều phải nộp phí cho Nhà nước. Hiện nay các khoản thuế cần thiết phải nộp bao gồm:
- Thuế giá trị gia tăng.
- Thuế thu nhập cá nhân.
- Thuế môn bài.