>> Luật sư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số:1900.0191

 

Luật sư tư vấn:

1. Thế nào là chuyển quyền sở hữu tài sản?

Theo quy định thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. tài sản bao gồm bất động sản và động sản; bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Theo đó, quyền chiếm hữu là việc mà chủ thể nắm giữ và chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản; quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản; quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 159 Bộ luật Dân sự năm 2015 còn quy định về quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác; quyền khác đối với tài sản sẽ bao gồm: quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng là quyền bề mặt. 

Quyền sở hữu là một phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ sở hữu trong một chế độ sở hữu nhất định, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh những quan hệ về sở hữu trong xã hội. Quyền sở hữu là quyền của duy nhất chủ sở hữu đối với tài sản; quyền sở hữu là quyền tổng hợp các quyền năng cụ thể đối với tài sản có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Những chủ thể nào chỉ có được một trong hai quyền theo quy định của pháp luật thì sẽ không được công nhận là quyền sở hữu đối với tài sản mà chỉ là chủ thể có quyền khác đối với tài sản theo quy định. Căn cứ quy định tại Điều 160 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nguyên tắc xác lập thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản: Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định. Quyền khác đối tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý trí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của pháp luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản sẽ được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định của pháp luật có liên quan nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác. Hiệu lực của quyền khác đối với tài sản trong trường hợp quyền sử hữu được chuyển giao thì quyền khác đối với tài sản vẫn sẽ có hiệu lực trong trường hợp quyền sử hữu được chuyển giao trừ các trường hợp mà pháp luật có quy định khác. 

Pháp luật cũng có quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu hoặc quyền khác đối với tài sản. Theo đó thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp pháp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; nếu pháp luật không có quy định và các bên cũng không có thoả thuận về thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì thời điểm xác lập quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản sẽ là thời điểm tài sản được chuyển giao. Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản. Trong trường hợp tài sản chưa được chuyển sao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Và thời điểm chuyển giao là thời điểm chủ thể có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản. Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì cả hai thời điểm thường được lựa chọn để xác định thời điểm xác lập quyền sử dụng là thời điểm chuyển giao về mặt pháp lý hoặc thời điểm chuyển giao về mặt thực tế. Chủ sở hữu sẽ phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Nếu chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải chịu rủi ro về tài sản trong phạm vi quyền của mình chưa trường hợp có thỏa thuận khác với chút xíu tài sản hoặc pháp luật có quy định khác. Trong thời hạn dùng thử, vật vẫn sẽ thuộc sở hữu của bên bán; Và bên bán sẽ phải chịu mọi rủi ro xảy ra đối với vật chưa trường hợp có thỏa thuận khác. Trong thời hạn dùng thử, thì bên bán không được bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, thế chấp, cầm cố tài sản khi bên mua chưa trả lời.

 

2. Quy định chuyển quyền sử hữu tài sản góp vốn thành lập công ty

Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về các loại tài sản được dùng để góp vốn khi thành lập vào công ty. Cá nhân, tổ chức có thể dùng các tài sản sau để góp vốn thành lập công ty cụ thể: Có thể là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sở hữu đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết, kĩ thuật, các loại tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam; Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sử hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật Về sở hữu trí tuệ. Chỉ các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền theo quy định của pháp luật nêu trên thì mới có quyền sử dụng tài sản để góp vốn vào công ty. Cũng tại Điều 35 Luật này quy định, Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định của pháp luật. Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Và việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn sẽ không phải chịu lệ phí trước bạ. Theo quy định thì tài sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đất khi góp vốn thành lập doanh nghiệp thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất đó cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 03/2022/NĐ-CP quy định về các đối tượng sẽ phải chịu lệ phí trước bạ cụ thể như sau: Nhà, đất; súng săn, súng dùng để tập luyện, thi đấu thể thao; Tàu Theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và pháp luật về hàng hải (tàu thuỷ); Thuyền kể cả du thuyền; Tàu bay; Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; Ô tô, rơ móoc hoặc sơ mi rơ móoc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; Vỏ, tổng thành khung, tổng thành máy, thân máy của tài sản theo quy định được thay thế và phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Như vậy, việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn sẽ không phải chịu lệ phí trước bạ. Đối với tài sản không đăng ký quyền sử hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản có buồn có xác nhận bằng biên bản. Cổ phần hoặc cổ phần vốn góp bằng tài sản không phải là đồng Việt Nam; ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sử hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã được chuyển sang công ty. Và mọi thanh toán hoạt động mua, bán, chuyển những cổ phần ba phần bốn góp và nhắc cổ tức của nhà đầu tư nước ngoài đều phải thực hiện thông qua tài khoản vốn của nhà đầu tư đó mở tại ngân hàng ở Việt Nam; trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản. 

Theo quy định thì tài sản góp vốn không phải là đồng Việt Nam, Ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên và cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành đồng Việt Nam. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận. Nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá với giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; Đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận. Trong trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; Đồng thời sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế. 

 

3. Thời hạn góp vốn và chuyển giao quyền sở hữu

– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Các tài sản góp vốn phải đăng ký quyền sở hữu (quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà,…) cũng phải thực hiện đầy đủ các thủ tục sang tên và chuyển giao trong thời hạn theo quy định của pháp luật;

– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nghiệp. Chủ sở hữu cũng phải hoàn tất các việc chuyển giao quyền sở hữu và đăng ký sang tên các tài sản góp vốn trong thời gian theo quy định của pháp luật;

– Đối với công ty cổ phần thì các cổ đông sẽ phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định khác; Các tài sản góp vốn phải đăng ký quyền sở hữu dùng để thanh toán cũng như thực hiện đầy đủ các thủ tục sang tên và chuyển giao trong thời hạn;

– Đối với công ty hợp danh thì thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng số vốn như đã cam kết. Tại thời điểm góp vốn thì góp đủ vốn như đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp; và giấy chứng nhận phần vốn góp sẽ có các nội dung liên quan đến giá trị phần vốn góp vào loại tài sản góp vốn của thành viên đó. 

 

4. Thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản công ty như thế nào?

Theo quy định tại Điều 35 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định của pháp luật. Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sử hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ. Còn đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu thì việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn và có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp chức thực hiện thông qua tài khoản. 

Biên bản giao nhận tài sản góp vốn phải có đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật. Và việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán sau khi quyền sử hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp. Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần đa phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài đều phải thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản và hình thức khác không phải bằng tiền mặt.

Cũng theo quy định tại Điều 161 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp mà pháp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; Nếu pháp luật không có quy định và các bên cũng không có thoả thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản sẽ là thời điểm tài sản được chuyển giao. Cụ thể thì thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản. 

Trên đây là tư vấn vào công ty Luật LVN Group muốn gửi tới quý khách hàng. Nếu quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc hay có câu hỏi pháp lý khác thì vui lòng liên hệ trực tiếp đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 qua số hotline: 1900.0191 để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng!

———————————– 

THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

2. Dịch vụ tư vấn cơ cấu lại doanh nghiệp;

3. Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;

4. Tư vấn xây dựng quy chế hoạt động cho doanh nghiệp;

5. Luật sư tư vấn vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại;

6. Luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp.