Nay tôi đang học Luật thương mại để thi tuyển công chức sang ngành Hải quan. Vậy khi tôi được vào Hải quan thì tôi phải lãnh lương lại từ đầu là bậc 1 : 2,34 hay là hệ số lương tôi đang hưởng bậc 4 là 3.33.

Xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến (24/7) gọi số: 1900.0191

 

Trả lời:

Chào bạn! Rất cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi vào chuyên mục của chúng tôi.Trường hợp của bạn được giải quyết như sau:

 

1. Cơ sở pháp lý quy định về cán bộ công chức, viên chức

– Luật cán bộ công chức năm 2008 ( Luật Cán bộ, công chức sửa đổi 2019)

– Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức

– Thông tư số 13/2010/TT-BNV của Bộ Nội vụ : Quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức

– Thông tư 79/2005/TT-BNV Hướng dẫn chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong các cơ quan quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước

 

2. Khái niệm viên chức, công chức được hiểu như thế nào?

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Còn công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

 

3. Điều kiện để chuyển từ viên chức sang công chức

Việc chuyển từ viên chức sang công chức vừa là nhu cầu của công dân cũng là nghĩa vụ phải thực hiện. Tuy nhiên việc chuyển từ viên chức sang công chức buộc phải đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luậtCụ thể, viên chức muốn chuyển sang công chức phải đáp ứng được các điều kiện quy định  tại Luật Cán bộ, công chức sửa đổi 2019 và Nghị định 138/2020/NĐ-CP. Theo các quy định này thì viên chức cần đáp ứng những điều kiện như sau:

1. Viên chức muốn chuyển sang công chức phải  là người có đủ 05 năm công tác trở lên không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc thuộc các trường hợp quy .

2. Viên chức phải là người làm công việc có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển.

3. Viên chức muốn chuyển sang công chức phải là những trường hợp  không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật.

Như vậy, theo quy định này thì một viên chức phải có thời gian 05 năm công tác trở lên làm công việc có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển được tính kể từ khi có được tuyển dụng và được bổ nhiệm vào ngạch, chức danh nghề nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Khi viên chức đáp ứng được những điều kiện, tiêu chuẩn nhất định để được chuyển từ viên chức sang công chức theo quy định của pháp luật thì lúc này viên chức cần chuẩn bị bộ hồ sơ đề nghị tiếp nhận viên chức vào sang công chức theo quy định của pháp luật. Cụ thể là theo Nghị định 138/2020/NĐ-CP. Theo đó, hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào làm công chức gồm:

+ Bản sơ yếu lý lịch công chức theo quy định hiện hành có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác được lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận,

+ Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;

Lưu ý: Viên chức không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.trong trường hợp người được đề nghị tiếp nhận có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển

Cũng như việc viên chức không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong trường hợp người được đề nghị tiếp nhận đáp ứng yêu cầu miễn phần thi ngoại ngữ hoặc tin học

+ Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận;

+ Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.

Viên chức chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ như đã nêu trên và nộp cho cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết vấn đề chuyển từ viên chức sang công chức theo trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định.

 

4. Cách tính lương khi chuyển từ công chức sang viên chức?

Trước đây, việc xếp ngạch, bậc lương đối với trường hợp đã có thời gian đóng BHXH bắt buộc khi được tuyển dụng được hướng dẫn tại Điều 11, Thông tư 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ như sau:

Đối với trường hợp đang được xếp lương theo ngạch, bậc, chức vụ, cấp hàm theo bảng lương do Nhà nước quy định:

– Trường hợp bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở xuống, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định xếp ngạch, bậc lương theo thẩm quyền và theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 79/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và chuyển công tác.

– Trường hợp bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phải có dự kiến phương án xếp ngạch, bậc lương cụ thể đối với từng trường hợp và có văn bản kèm theo hồ sơ đề nghị Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương thống nhất ý kiến trước khi người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định theo thẩm quyền. Hồ sơ bao gồm: Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức được cơ quan có thẩm quyền chứng thực; Bản chụp các quyết định xếp lương của cơ quan có thẩm quyền; Bản sao sổ BHXH được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

– Trường hợp bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phải có dự kiến phương án xếp ngạch, bậc lương cụ thể đối với từng trường hợp và có văn bản kèm theo hồ sơ đề nghị Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương xem xét, quyết định. Hồ sơ bao gồm: Bản sơ yếu lý lịch của công chức, có xác nhận của cơ quan sử dụng công chức; Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức được cơ quan có thẩm quyền chứng thực; Bản chụp các quyết định xếp lương của cơ quan có thẩm quyền; Bản sao sổ BHXH được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Nếu bạn đã có thời gian công tác có đóng BHXH, chưa nhận trợ cấp BHXH một lần, khi tuyển dụng vào công chức muốn được xếp ngạch, bậc, hệ số lương đang hưởng tại thời điểm chuyển công tác, thì trước khi tuyển dụng phải có ý kiến thống nhất giữa người đứng đầu cơ quan quản lý công chức với Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương về việc xếp, ngạch bậc lương. Đồng thời người được tuyển dụng phải được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm theo quy định tại Thông tư số 79/2005/TT-BNV.

Hiện nay, căn cứ theo Nghị định 138/2020/NĐ-CP, theo quy định này ta có thể xác định được cách xếp ngạch, bậc lương đối với người được tiếp nhận vào làm công chức đã có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc như sau:

Trường hợp người được tiếp nhận vào làm công chức, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì: Thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc trước ngày tuyển dụng, tiếp nhận vào làm công chức ở trình độ đào tạo tương ứng với trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận được tính để làm căn cứ xếp ngạch, bậc lương phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận. Nếu viên chức có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì được cộng dồn theo quy định của pháp luật.

Việc xếp lương ở ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận thực hiện theo quy định hiện hành.

Bên cạnh đó tại khoản 2 thông tư 02/2007/TT-BNV cũng có quy định về việc hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức. Theo quy định này ta có thể xác định như sau:

Đối với việc xếp lương khi chuyển ngạch trong cùng loại công chức, viên chức thì cách xếp sẽ là:

Xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ sang ngạch mới trong trường hợp viên chức được bổ nhiệm vào ngạch mới trong cùng nhóm ngạch với ngạch cũ ,ngạch cũ và ngạch mới có cùng hệ số bậc lương. Cách xếp này tính kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ

Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại Khoản 1 mục II Thông tư này.

Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc thấp hơn ngạch cũ thì thực hiện như cách xếp lương hướng dẫn tại điểm a Khoản 2 này và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu này được thực hiện như hướng dẫn tại điểm c Khoản 1 mục II Thông tư này.

 Đối với việc xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức thì cách xếp như sau

Căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới trong trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ.

Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.

Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới trong trường hợp chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ. Được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ trong trường hợp nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì

Như vậy, theo quy định trên thì khi chuyển từ viên chức sang công chức bạn sẽ được xếp lương vào vị trí công việc tương ứng. Nếu ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ thì khi chuyển ngạch bạn sẽ được xếp vào bậc lương theo quy định trên.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua Tư vấn pháp luật miễn phí qua Email hoặc qua tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến, gọi:1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp. Trân trọng./.