Hiện nay, nhằm giảm thiểu rủi ro trong đầu tư kinh doanh, các doanh nghiệp thường có xu hướng thành lập một số công ty khác dưới quyền kiểm soát của một công ty chính để đầu tư vào nhiều loại hình kinh doanh khác nhau. Các công ty đó được gọi là công ty con và công ty chủ quản được gọi là công ty mẹ.

 

1. Công ty con là gì?

Công ty con là một công ty thuộc mô hình công ty mẹ. Công ty con được một doanh nghiệp khác thành lập hoặc điều hành một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ/ quyền điều hành của công ty con.

Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con trực thuộc một công ty mẹ không được cùng góp vốn, mua cổ phần sở hữu chéo nhau. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định.

 

2. Công ty con trong tiếng anh

Trong tiếng anh công ty con có tên gọi: Subsidiary companies

Subsidiary is a company under the parent company model. Subsidiary is established or operated by another enterprise, part or all of the charter capital/ operating right of the subsidiary.

Subsidiaries are not allowed to contribute capital or buy shares of the parent company. Subsidiaries under a parent company are not allowed to contribute capital or purchase cross – owned shares. Subsidiaries having the same parent company as an enterprise owning at least 65% of state capital are not allowed to jointly contribute capital to establish an enterprise as prescribed.

 

 3. Một số từ tiếng anh chuyên ngành liên quan tới công ty mẹ và công ty con

+ Control:  The power to govern the financial and operating policies of an enterprise so as to obtain benefits from its activities.

( Kiểm soát: là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động của doanh nghiệp đó).

+ Group: Includes parent company and subsidiaries

(Tập đoàn: bao gồm công ty mẹ và công ty con)

+ Consolidated Financial Statement: are the financial statements of a corporation presented as the financial statements of an enterprise. This report is prepared on the basis of consolidated statements of the parent company and its subsidiaries in accordance with this standard.

(Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn được trình bày giống như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Báo cáo được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và các công ty con theo quy định của pháp luật)

+ Minority interest: The fraction of the net income and net assets of a subsidiary that is measured respectively for interests not directly owned by the parent or indirectly through subsidiaries.

(Lợi ích của cổ đông thiểu số là một phần của kết quả hoạt động thuần và giá trị tài sản thuần của một công ty con được xác định tương ứng cho các phần lợi ích không phải do công ty mẹ sở hữu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua các công ty con)

+ Users of the parent company’s financial statements are always interested in the financial position, results of operations and changes in the financial position of the entire group. The consolidated financial statements need to meet the requirements of providing economic and financial information of users of the group’s financial statements. The consolidated financial statements must present information about the group as an independent enterprise regardless of the legal boundaries of separate legal entities.

(Người sử dụng báo cáo tài chính của công ty mẹ luôn quan tâm đến thực trạng tài chính, kết quả hoạt động và các thay đổi về tình hình tài chính của toàn bộ tập đoàn. Báo cáo tài chính hợp nhất cần đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin kinh tế, tài chính của người sử dụng báo cáo tài chính của tập đoàn. Báo cáo tài chính hợp nhất phải thể hiện được các thông tin về tập đoàn như một doanh nghiệp độc lập không kể tới ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng biệt)

+ A parent company that is wholly or partially owned by another company is not required to prepare consolidated financial statements because the user’s requirement to capture economic and financial information can be met through consolidated financial statements of the parent company. Full ownership means that a company is held by another company with more than 90% of the votes.

( Một công ty mẹ bị sở hữu toàn bộ hoặc một phần bởi công ty khác không nhất thiết phải lập báo cáo tài chính hợp nhất bởi yêu cầu nắm bắt thông tin kinh tế, tài chính của người sử dụng có thể được đáp ứng thông qua báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ. Sở hữu toàn bộ có nghĩa là một công ty bị một công ty khác nắm giữ trên 90% phiếu biểu quyết)

 

4. Đặc điểm của công ty con

+ Công ty con được coi như một giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp trong đầu tư kinh doanh.

+ Các công ty con là pháp nhân riêng biệt về thuế, quy định và trách nhiệm pháp lý, các công ty con tách biệt với các bộ phận của công ty mẹ. Khi một công ty con bị kiện hoặc khởi kiện độc lập, nghĩa vụ của công ty con thường khác với công ty mẹ, tuy nhiên chủ nợ của công ty con mất khả năng thanh toán có thể có được bản án chống lại công ty mẹ.

+ Công ty mẹ kiểm soát công ty con thông qua quyền sở hữu cổ phần.

+ Công ty mẹ và công ty con không nhất định phải hoạt động ở cùng địa điểm hoặc điều hành cùng một doanh nghiệp.

Quyền và nghĩa vụ của công ty mẹ đối với công ty con

+ Trong mối quan hệ về hợp đồng, giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con phải được thực hiện một cách độc lập, bình đẳng theo điều kiện được áp dụng với các chủ thể pháp lý độc lập.

+ Công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ với công ty con với tư cách là chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông tuỳ thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con theo quy định của pháp luật.

+ Khi công ty con bị buộc thực hiện các hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh, không đem lại lợi nhuận, gây thiệt hại cho công ty, công ty mẹ có trách nhiệm can thiệp.

+ Theo Luật doanh nghiệp 2020 quy định: trường hợp hoạt động kinh doanh của công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác cùng thuộc công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi đó phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại.

+ Chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền thay mặt công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con trong trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con.

 

5.  Ưu điểm và nhược điểm của mô hình công ty con

5.1. Ưu điểm

+ Các công ty con có cơ hội phát huy quyền tự chủ, sáng tạo, tự do ra quyết định trước các vấn đề vì công ty mẹ và công ty con độc lập về địa vị pháp lý khi tham gia vào các thủ tục tố tụng pháp lý, phá sản, nợ thuế, cáo trạng…

+ Nếu công ty mẹ có vị thế lớn đồng nghĩa với việc công ty con cũng có vị thế được nâng cao trong quan hệ kinh doanh.

+ Việc thành lập các công ty con giúp công ty mẹ mở rộng, củng cố, chiếm lĩnh thị trường, tăng thu nhập.

+ Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thêm cơ hội đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

+ Thuận tiện cho việc quản lý của công ty mẹ với công ty con chặt chẽ hơn.

 

5.2. Nhược điểm

+ Việc tập trung nguồn vốn lớn, gây tác động tiêu cực đến sự vận hành công bằng của thị trường, thao túng giá cả, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, gây tác động tới cạnh tranh.

+ Việc phụ thuộc vào công ty mẹ, phụ thuộc vào mục đích của công ty mẹ khi thành lập công ty con nên công ty con không có cơ hội đầu tư vào các ngành nghề khác. Khi công ty mẹ gặp phải khó khăn vì khủng hoảng kinh tế, rủi ro trong kinh doanh, công ty con cũng sẽ bị ảnh hưởng theo và có nguy cơ phá sản.

+ Do công ty con phụ thuộc hoàn toàn vào công ty mẹ nên công ty con có khả năng phá sản trước công ty mẹ, không có khả năng tự bảo vệ mình trước những biến động của thị trường.

+ Công nghệ máy móc dần thay thế sức động của con người  dẫn tới người lao động có nguy cơ mất việc làm cao hơn.

 Trên đây là một số thông tin về chủ đề công ty con mà Luật LVN Group muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng đó là những thông tin hữu ích dành cho bạn.