Các nước bắc âu. Các nước bắc âu bao gồm đan mạch, phần lan, iceland, na uy và thụy điển cùng các lãnh thổ phụ thuộc là quần đảo faroe, greenland, svalbard và quần đảo Ailand.
Dịch vụ làm visa du lịch bắc âu trọn gói, chuyên nghiệp
1. Hiệp ước Schengen là gì?
- Tính tới nay có 26 quốc gia tham gia khối gồm Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ý, Latvia, Liechtenstein, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha,Thụy Điển và Thụy Sĩ. Trong đó có 22 nước thuộc khối EU và 4 nước thuộc EFTA.
- Các nước thuộc EU nhưng không nằm trong khối Schengen gồm Ireland, Romania, Bulgaria và có 3 nước thuộc khối Schengen nhưng không thuộc EU gồm Na Uy, Iceland và Thụy Sĩ.
- Các công dân châu Âu không cần xin visa vì có thể di chuyển tự do trong khối Schengen. Có 39 quốc gia và lãnh thổ khác được miễn thị thực khi nhập cảnh dưới 90 ngày vào khu vực Schengen như Mỹ, Úc, Canada, Croatia, Kiwi, Nhật Bản. Những công dân từ quốc gia khác khi đến khu vực Schengen đều cần xin cấp visa Schengen, thị thực ngắn hạn Schengen cho phép lưu trú tối đa 90 ngày trong khoảng thời gian 6 tháng.
2. Hồ sơ xin visa đi du lịch Bắc Châu Âu
- 1 tờ khai xin thị thực ngắn hạn được điền trọn vẹn bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh và được ký
- 1 ảnh chứng minh thư mới nhất.
- Hộ chiếu + bản sao của 5 trang đầu của hộ chiếu cùng với tất cả các trang có dấu và thị thực
- Đối với công dân Việt nam: sổ hộ khẩu dịch sang tiếng Pháp hoặc tiếng Anh cùng với bản sao của tất cả các trang của sổ hộ khẩu.
- Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt nam: thẻ tạm trú hoặc thị thực còn giá trị + bản sao
Đối với trẻ vị thành niên:
- Giấy khai sinh công chứng
- Giấy đồng ý của cha mẹ
- Bản sao chứng minh thư của cha mẹ
- Xác nhận học tập + bản dịch sang tiếng Pháp hoặc tiếng Anh.
- Đối với người đã lập gia đình: bản sao đăng ký kết hôn + bản dịch snag tiếng Pháp hoặc tiếng Anh
- Giấy xác nhận gốc của chủ lao động ghi rõ tên và chức vụ của đương sự, việc đồng ý cho nghỉ phép trong khoảng thời gian chuyến đi. Trong văn bản này phải có địa chỉ, số điện thoại liên lạc của chủ lao đông cùng với dấu và chữ ký của người cấp giấy xác nhận này + bản dich sang tiếng Pháp hoặc Anh + bản sao.
- Bản sao đảm bảo tài chính cá nhân: sổ tiết kiệm, sao kê tài khoàn, giấy tờ chứng minh thu nhập thường xuyên(bảng lương, lương hưu, giấy sở hữu nhà, đăng ký phương tiện giao thông)
- Đặt phòng khách sạn tương ứng với thời gian lưu trú tại Pháp và tại các nước khác trong khối Schengen + bản sao(chỉ chấp nhận bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh)
- Đặt vé máy bay khứ hồi (chỉ được chấp nhận bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh)
Bảo hiểm y tế du lịch và hồi hương + bản sao(chỉ được chấp nhận bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh).
3. Nộp hồ sơ tại quốc gia nào trong khối Schengen
- Bình thường nếu bạn dự định đến nước nào trong khối Schengen thì sẽ phải xin thực tại nước đó, trong trường hợp chuyến du lịch châu Âu của bạn qua nhiều quốc gia thì cần nộp hồ sơ tại đơn vị lãnh sự điểm đến chính của chuyến đi đó ( đất nước có thời gian lưu trú lâu nhất, đất nước đặt chân đến đầu tiên)
4. Xin visa Schengen ở nước nào dễ nhất
- Pháp được cho là nước xin visa dễ dàng hơn trong các nước khối Schengen, không phải vì quy trình xét duyệt lỏng lẻo mà vì Pháp cấp thời hạn visa linh hoạt hơn các nước khác trong khối và quy trình nhanh gọn, giấy tờ cũng không quá phức tạp.
5. Những chú ý khi đi nộp hồ sơ và phỏng vấn
- Khi đi nộp hồ sơ xin visa Schengen bạn nên chú ý ăn mặc gọn gàng, lịch sự và đúng giờ. Trả lời đúng trọng tâm những câu hỏi phỏng vấn, tránh lan man. Bạn sẽ phải chụp ảnh để lưu vào visa nên chú ý đầu tóc gọn gàng một chút.
- Bạn nộp đơn xin Visa Schengen, nếu đã từng đi thăm châu Âu, các nước phát triển như Mỹ, Canada, Nhật… và trở về đúng hạn là một thuận lợi khi tiếp tục xin nhập cảnh vào một trong các nước thuộc khối Schengen. Nếu hộ chiếu cũ hết hạn có nhiều dấu VISA các nước, nên nộp kèm theo trong hồ sơ. Trong tờ form khai cấp VISA, cần điền rõ vào mục các nước đã từng lưu trú gồm tên nước và thời gian lưu trú tại các nước đó.
- Lúc trả lời phỏng vấn, bạn cần bình tĩnh, tự tin. Nếu biết tiếng nước đó càng tốt, còn không thì trả lời bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt (có phiên dịch của bộ phận thị thực). Quan trọng nhất vẫn là cách giao tiếp của mình, trả lời rành mạch rõ ràng và trung thực các thông tin họ muốn hỏi.