1. Các cách đăng ký thành lập công ty tại Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh
Hiện nay để thuận tiện hơn cho việc thành lập công ty, góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế, Nhà nước đã tạo ra những chính sách thuận lợi cho doanh nhân. Khi tiến hành thủ tục đăng ký công ty, người thành lập công ty có thể đến trực tiếp cơ quan chức năng có thẩm quyền, hoặc lựa chọn việc đăng ký công ty qua mạng điện tử, để đỡ mất thời gian và công sức đi lại nhiều lần.
Đối với cách thức đăng ký trực tiếp:
- Người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thanh toán lệ phí tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính;
- Khi nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh trao lại Giấy biên nhận.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, tỏng thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Trong trường hợp hồ sơ bị từ chối, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông bảo cho người nộp hồ sơ biết bằng văn bản và ghi rõ lý do trả lại hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Đối với cách thức đăng ký qua trang mạng điện tử:
- Người đại diện theo pháp luật tạo tài khoản và đăng nhập tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
- Tạo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- Nhập thông tin vào hệ thống đăng ký kinh doanh;
- Scan và tải tài liệu đính kèm theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
- Ký xác thực và nộp hồ sơ;
- Sau khi hoàn tất việc gửi hồ sơ đăng ký, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được giấy biên nhận hồ sơ đã đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử;
- Trong tường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số công ty. Sau khi nhận được mã số công ty từ co quan thuế, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp;
- Trong tường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung;
- Sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng đăng ký kinh doanh. Người đại diện theo pháp luật của công ty có thể nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký doanh nghiệp hoặc gửi qua đường bưu điện;
- nếu quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.
Lưu ý:
– Nếu nộp hồ sơ bằng tài khoản đăng ký kinh doanh, người ký xác thực hồ sơ phải được cấp tài khoản kinh doanh.
– Nếu nộp hồ sơ bằng chữ ký số, người ký xác thực hồ sơ phải được gán chữ ký số vào tài khoản.
Như vậy, nếu muốn thành lập công ty tại quận 7 thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2022 Sở kế hoạch và đầu tư nhận hồ sơ đăng ký thành lập công ty qua hình thức nộp online qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Người thành lập hoặc người đại diện theo pháp luật nộp đơn đăng ký qua website https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ để tiết kiệm được thời gian và hạn chế đi lại nhiều lần.
Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ trong quá trình đăng ký thành lập công ty tại quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh:
Số 32 Lê Thánh Tôn, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh – Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và cung cấp thông tin thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh.
Giờ làm việc: từ 7 giờ 30 phút đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ 6; từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút ngày thứ bảy; Chủ nhật nghỉ.
Số điện thoại: 028 38293179.
Số điện thoại liên hệ để được hướng dẫn tư vấn miễn phí chi tiết về thủ tục giấy tờ pháp lý thành lập doanh nghiệp: 1900.0191.
2. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh
Người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký công ty cần nôp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Phòng đăng ký kinh doanh. Hồ sơ mà mỗi công ty cần chuẩn bị bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Dự thảo điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập;
- Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật;
- Văn bản xác nhận vốn pháp định;
- Bản sao hợp lệ các chứng chỉ hành nghề và giấy tờ chứng thực của người có chứng chỉ hành nghề đối với công ty kinh doanh các ngàng, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề;
- Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác nếu chủ sở hữu là tổ chức;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu công ty có yếu tố nước ngoài;
- Các loại giấy tờ khác nếu Phòng đăng ký kinh doanh yêu cầu.
Theo pháp luât, ở Việt Nam hiện nay có một số loại hình công ty phổ biến như Công ty trách nhiệm hữu hạn (một thành viên hoặc hai thành viên trở lên; Công ty cổ phần, Công ty hợp doanh. Đối với mỗi loại hình công ty này bên cạnh những giấy tờ đã nếu trên, người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền tiến hành các quy trình, thủ tục đăng ký thành lập công ty cần bổ sung một số giấy tờ theo yêu cầu của Thông tư số 01/2021 TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
Như trên đã trình bày, các tài liệu chuẩn bị để thành lập công ty khá rườm rà và nhiều loại giấy tờ khác nhau. Người mong muốn thành lập công ty hoặc người được ủy quyền cần nghiêm cứu và hiểu rõ cách phân biệt các loại giấy tờ khác nhau để phù hợp với từng loại hình công ty phù với với ý tưởng kinh doanh ban đầu.
– Giấy đề nghị đăng ký công ty/ doanh nghiệp.
Mẫu đơn kinh doanh hay còn gọi là giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Việc chuẩn bị mẫu đơn này được coi là bước đầu tiên cần thực hiện trong tiến trình thành lập công ty mới ở quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung cơ bản như:
- Tên doanh nghiệp;
- Địa chỉ trụ ở chính của công ty, số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Vốn điều lệ; Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi laoij cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
- Thông tin đăng ký thuế;
- Số lượng lao động dự kiến;
- Họ và tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
Mẫu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành vè được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Do đó, khi muốn thành lập công ty tại quận 7 Thành phố hồ chí minh, người thành lập phải tìm đúng đơn và điền những nội dung cơ bản cần thiết; không được sai sót về nội dung và hình thức để tránh việc trả lại hồ sơ, phòng đăng ký kinh doanh không tiếp nhận vì những lỗi không cần thiết làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
– Dự thảo điều lệ công ty.
Khi thành lập công ty thì cần phải có điều lệ hoạt động của công ty. Điều lệ công ty là những cam kết chung, được sự đồng thuận của tất cả các thành viên trong công ty về các vấn đề như:
- Cơ cấu tổ chức quản lý;
- Hoạt động kinh doanh;
- Phương thức quản lý của công ty;
- quyền và nghĩa vụ của các thành viên đối với công ty;
- thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
- nguyên tắc phân chi lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ hổng kinh doanh;
- trường hợp giải thể, thủ tục thanh lý tài sản công ty…
Điều lệ công ty được xem là văn bản quan trọng trong mỗi công ty và được ưu tiên áp dụng trước các văn bản pháp luật khác, để đưa công ty đi vào một động trơn tru và không có tranh chấp. Điều lệ công ty được xây dựng từ khi công ty mới thành lập và được sửa đổi thường xuyên trong suốt quá tình hoạt động của doanh nghiệp để phù hợp với sự phát triển của công ty. Điều lệ công ty được ví như là kim chỉ nam trong mọi hoạt động của công ty.
– Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập.
Khi thành lập công ty mới danh sách của các thành viên góp vốn, các cổ đông sáng lập, hay các nhà đầu tư nước ngoài đều được lập danh sách. Danh sách cổ đông, thành viên dùng để ghi nhận thông tu của những cổ đông sang lập công ty để bảo vệ quyền và nghĩa vụ, cũng như trách nhiệm của những người đó đối với công ty.
Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Họ và tên, chữ ký, quốc tịch và địa chỉ liên lạc của các thành viên sáng lập hoặc cổ đông của công ty;
- Tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của các thành viên là tổ chức;
- Họ và tên, chữ ký, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền hợp pháp;
- Phần vốn, giá trị vốn góp, tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, thời hạn góp vốn của từng thành viên đối với công ty.
Như vậy, mỗi công ty cần phải có quá trình ban đầu để tiến tới cho ra đời một công ty trên thực tế, tùy thuộc vào loại hình công ty đã lựa chọn mà quá trình này có thể đơn giản hoặc phức tạp. Để có một công ty trong thị trường kinh tế phát triển lớn mạnh thì những người đặt nền móng đầu tiên cho sự thành lập công ty rất quan trọng.
Tuy nhiên không phải ai cũng có quyền thành lập và quản lý công ty. Theo quy định tại khoản 2 điều 17 luật Doanh nghiệp 2020, những trường hợp không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức, công an, sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân khi không được pháp luật cho phép; người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành phạt tù…
– Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật.
Người đại diện theo pháp luật là cá nhân đại diện cho công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh của doanh nghiệp, đại diện cho công ty với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo pháp luật. Trong trường hợp điều lệ công ty không quy định người đại diện công ty thì Chỉ tịch hội đồng hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Theo quy định của pháp luật, môi thành viên tham gia sáng lập cong ty đều cần nộp giấy chứng thực cá nhân để đăng ký thành lập công ty. Giấy tờ chứng thực cá nhân được quy định như sau:
Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực;
Đối với người ngước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy từ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
– Giấy tờ chứng thực còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo ủy quyền là người thông qua văn bản ủy quyền thực hiện các nghĩa vụ, quyền hạn trong phạm vi được ủy quyền, là người nhân danh và vì lợi ích của người được đại diện xác lập, thực hiện các giao dịch nhất định.
Giấy ủy quyền do người đại diện theo pháp luật của công ty ký và đóng dấu công ty, trường hợp này không cần thiết phải công chứng. Còn giấy ủy quyền cá nhận lập thì phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
– Văn bản xác nhận vốn pháp định.
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Hiện nay theo quy định của pháp luật có một số ngành, nghề kinh doanh mà muốn đăng ký thành lập, cần phải bổ sung yêu cầu về vốn pháp định thì mới được cấp phép hoạt động kinh doanh. Ví dụ như: hoạt động kinh doanh bất động sản (6 tỉ đồng); bán hàng đa cấp (10 tỉ đồng); công ty dịch vụ bảo vệ (2 tỉ đồng); …
Như vậy trước khi thành lập công ty cần phải thức hiện ký quỹ số tiền tại Ngân hàng thương mại và được Ngân hàng xác nhận bằng văn bản số vốn pháp định theo quy định.
– Bản sao hợp lệ các chứng chỉ hành nghề và giấy tờ chứng thực của người có chứng chỉ hành nghề.
Việc chủ công ty có cần phải nộp bằng cấp hay chứng chỉ hành nghề hay không phụ thuộc vào ngàng, nghề mà họ lựa chọn khi thành lập công ty. Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, Phòng đăng ký kinh doanh yêu cầu người yhanfh lập công ty phải cung cấp các loại giấy tờ phù hợp, ví dụ như:
- Giấy phép kinh doanh (giấy phép con) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép công ty tiến hành hoạt động kinh doanh trong một số lĩnh vực và được hoạt động một cách hợp pháp;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, như: Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận về đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy …;
- Giấy chứng nhận ngành nghề: văn bản được chứng nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cá nhân có đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về lĩnh vực kinh doanh nhất định.
Hiện nay có nhiều ngành nghề cần cấp chứng chỉ cần thiết để tiến hành hoạt động kinh doanh, đó là thi công xây dựng công trình, kinh doanh môi giới bất động sản …
3. Những việc cần làm sau khi thành lập công ty tại quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh
Trong vào 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ.
Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty cần tiến hành các thủ tục tiếp theo để hoàn tất quá trình đi vào hoạt động một cách hợp pháp và thuận lợi.
Những việc cần làm ngay sau khi thành lập công ty bao gồm các thủ tục sau:
- Công bố nội dung đăng ký kinh doanh. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận công ty bắt buộc phải khai báo trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
- Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu. Hạn chót nộp tờ khai thuế và tiền lệ phí môn bài là trước ngày 30/01 năm sau năm thành lập. công ty mới sẽ được miễn lệ phí môn bài năm đầu thành lập;
- Mở tài khoản vào thông báo số tài khoản ngân hàng. Tronng vòng 10 ngày sau khi đăng ký tài khoản ngân hàng, công ty phải gửi thông báo lên Sở Kế hoạch và đầu tư. Một tài khoản chỉ dùng cho một công ty, nhưng công ty có thể có nhiều tài khoản;
- Mua chữ ký số điện tử. Công ty cần đặt mua chư ký số để có thể khai bảo và đóng thuế trực tuyến, đồng thời tiến hành các giao dịch, ký kết hợp đồng online;
- Thực hiện đăng ký mẫu dấu và khắc dấu. Công ty có quyền tự khác dấu và có nghĩa vụ báo cáo mẫu con dấu để đăng tải lên Cổng thông tin quốc gia về đằn ký doanh nghiệp;
- Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính. Việc công ty không thực hiện treo bảng hiệu công ty có thể bị phạt tiền, hơn nữa là có thể bị khóa mã số thuế;
- Làm thủ tục phát hành hóa đơn: hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử;
- ngoài ra, còn có các thủ tục như tiến hành thuê và sử dụng kế toán; hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ; tham gia bảo hiểm cho người lao động và các vấn đề về thuế, …
Nếu không hoàn tất được những thủ tục nêu trên thì công ty có thể bị chịu phạt theo quy định của pháp luật và không thể đi vào hoạt động bình thường, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của công ty khi mới thành lập.
Như vậy để thành lập được công ty mới cần phải trải qua rất nhiều thủ tục, dễ dàng gây nhầm lẫn, thiếu sót, gây ra những ra những ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình kinh doanh của công ty. Để mọi việc được diễn ra thuận lợi nhất có thể, quý khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ thành lập công ty ở quận 7 thành phố Hồ Chí Minh tại công ty Luật LVN Group. Với hơn 10 năm thành lập và dày dặn kinh nghiệm xử lý các vấn đề về doanh nghiệp, đội ngũ Luật sư của LVN Group, chuyên viên pháp lý của công ty Luật LVN Group sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ quý khách hàng thành lập công ty mới một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất.
Nếu quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc nào về thủ tục đăng ký thành lập công ty, các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết để đăng ký thành lập phù hợp với các loại hình doanh nghiệp mà quý khách hàng mong muốn, thì có thể liên hệ trực tiếp với công ty Luật LVN Group để được tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí qua số điện thoại tổng đài 1900.0191 , hoặc liên hệ trực tiếp với Luật sư của LVN Group Hoàng Lê Khánh Linh qua số điện thoại 093 262 6162 để nhận được sự hỗ trợ trực tiếp và nhanh chóng. Công ty Luật LVN Group mong nhận được sự hợp tác của quý khách hàng qua dịch vụ thành lập công ty trọn gói. Xin chân thành cảm ơn!