Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi:  1900.0191

Cơ sở pháp lý: 

– Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007

– Nghị định số 132/2008/NĐ-CP 

– Thông tư 36/2014/TT-BKHCN

1. Điều kiện đối với cơ sở hoạt động đào tạo chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý

1.1. Yêu cầu năng lực đối với cơ sở đào tạo

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 36/2014/TT-BKHCN, Chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý và chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm của tổ chức chứng nhận phải được đào tạo bởi cơ sở đào tạo đáp ứng các yêu cầu sau:

(i) Được thành lập theo quy định của pháp luật và có chức năng hoạt động trong lĩnh vực đào tạo;

(ii) Đã xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 đối với phạm vi đào tạo;

(iii) Luôn có ít nhất 01 giảng viên thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng từ 12 tháng trở lên) đối với khóa đào tạo đánh giá hệ thống hoặc khóa đào tạo đánh giá chứng nhận sản phẩm và đáp ứng năng lực quy định tại Điều 5 Thông tư này;

Trong trường hợp cần thiết, cơ sở đào tạo có thể thuê giảng viên có năng lực đáp ứng quy định tại Điều 5 Thông tư này;

(iv) Đã xây dựng chương trình và đề cương đào tạo chi tiết đối với khóa đào tạo đáp ứng nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư này;

(v) Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu tổ chức khóa đào tạo.

1.2. Yêu cầu năng lực đối với giảng viên

Năng lực của giảng viên cơ sở đào tạo chuyên gia đánh giá sự phù hợp phải đáp ứng điều kiện sau:

– Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên;

– Có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đào tạo;

– Có năng lực tối thiểu tương đương chuyên gia đánh giá trưởng đối với tiêu chuẩn đào tạo;

– Có thâm niên công tác từ 07 (bảy) năm trở lên (kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học) và đã thực hiện tối thiểu 30 cuộc đánh giá với tư cách là trưởng đoàn đánh giá.

1.3. Yêu cầu đối với chương trình và đề cương của khóa đào tạo

Cơ sở đào tạo phải xây dựng chương trình đào tạo và đề cương đào tạo chi tiết, tối thiểu phải bảo đảm các nội dung cơ bản quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đối với từng khóa đào tạo.

Thời lượng khóa đào tạo chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý hoặc chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm tối thiểu là 05 (năm) ngày, trong đó thời lượng đào tạo về kỹ năng đánh giá tối thiểu là 03 (ba) ngày.

Yêu cầu đối với việc kiểm tra giữa khóa, thi cuối khóa và cấp chứng chỉ đào tạo:

a) Kiểm tra giữa khóa được tiến hành bằng bài kiểm tra ngắn, trắc nghiệm hoặc thông qua thảo luận nhóm để đánh giá;

b) Thi cuối khóa bằng bài kiểm tra viết gồm phần tự luận và trắc nghiệm hoặc kết hợp. Bài kiểm tra cuối khóa được chấm theo thang điểm 100. Bài kiểm tra đạt yêu cầu khi đạt từ 70 điểm trở lên;

c) Cuối khóa đào tạo, cơ sở đào tạo căn cứ vào quá trình tham gia đào tạo, kết quả kiểm tra giữa khóa và cuối khóa để cấp chứng chỉ đào tạo cho người đạt yêu cầu.

2. Trình tự, thủ tục công bố đủ năng lực thực hiện hoạt động đào tạo

Bước 1: Cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu lập 01 (một) bộ hồ sơ công bố đủ năng lực thực hiện hoạt động đào tạo nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Hồ sơ công bố gồm:

a) Bản công bố đủ năng lực thực hiện hoạt động đào tạo theo Mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, bản sao chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu; trường hợp gửi qua đường bưu điện, cơ sở đào tạo phải nộp bản sao có chứng thực);

c) Các tài liệu chứng minh việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 đối với phạm vi đào tạo;

d) Chương trình và đề cương chi tiết đối với từng khóa đào tạo;

đ) Danh sách giảng viên đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 4, Điều 5 Thông tư này đối với từng khóa đào tạo và các tài liệu chứng minh năng lực kèm theo.

Bước 2: Xử lý hồ sơ:

a) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, cơ sở đào tạo sẽ được thông báo đề nghị bổ sung hồ sơ. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày được thông báo đề nghị bổ sung mà hồ sơ không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ, ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố đủ năng lực hoạt động đào tạo cho cơ sở theo Mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này nếu cơ sở đáp ứng yêu cầu. Thời gian hiệu lực của Thông báo tiếp nhận không quá 03 (ba) năm kể từ ngày ký.

c) Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, trong thời hạn quy định tại điểm b, Khoản này, cơ sở đào tạo được thông báo bằng văn bản lý do không tiếp nhận hồ sơ.

Cơ sở đào tạo đã được Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố đủ năng lực hoạt động đào tạo có công bố bổ sung, điều chỉnh phạm vi đào tạo của Thông báo tiếp nhận, lập 01 (một) bộ hồ sơ công bố bổ sung, điều chỉnh phạm vi đào tạo và nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. 

3. Quyền và trách nhiệm của cơ sở đào tạo

Kết quả đào tạo chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý và chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm của tổ chức chứng nhận được cơ quan quản lý nhà nước xem xét chấp thuận trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính khi cơ sở đào tạo đã công bố đủ năng lực hoạt động theo quy định tại Thông tư này.

– Tuân thủ chương trình đào tạo, nội dung đào tạo đã công bố và các quy định về đào tạo theo Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan.

– Sử dụng đúng đội ngũ giảng viên theo hồ sơ công bố.

– Lưu giữ đầy đủ hồ sơ đào tạo theo quy định của pháp luật.

– Thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo thông tin về các khóa đào tạo đã thực hiện, bao gồm: tên khóa đào tạo, thời gian thực hiện.

– Cấp chứng chỉ đào tạo cho các học viên hoàn thành khóa đào tạo.

– Báo cáo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về những thay đổi có ảnh hưởng tới năng lực hoạt động của cơ sở đào tạo.

– Tuân thủ các quy định, yêu cầu về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Định kỳ tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo bằng văn bản tình hình hoạt động đào tạo về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Nội dung báo cáo gồm:

+ Danh sách liệt kê các khóa đào tạo đã thực hiện trong 12 tháng gần nhất hoặc theo yêu cầu báo cáo;

+ Danh sách học viên của các khóa đào tạo đã thực hiện;

+ Các kiến nghị, đề xuất (nếu có);

– Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

4. Nội dung cơ bản chương trình đào tạo đánh giá hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn

>>> Phụ lục i ban hành kèm theo Thông tư số 36/2014/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN/CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN

1. Giới thiệu chung về khóa đào tạo:

a) Mục tiêu của khóa đào tạo

b) Giới thiệu Tiêu chuẩn (về hệ thống quản lý/ sản phẩm)

c) Phương pháp đào tạo

d) Phương pháp đánh giá kết quả khóa đào tạo

2. Yêu cầu về kiến thức của học viên trước khi tham dự khóa học

3. Mục tiêu học tập của học viên

4. Kiến thức và kỹ năng thu được sau khóa đào tạo

5. Phương pháp đào tạo

6. Nội dung khóa đào tạo:

a) Mục đích cơ bản của các tiêu chuẩn trong khóa đào tạo, giải thích nguyên tắc, quy trình và kỹ thuật được sử dụng để đánh giá,

b) Giải thích về mục đích, nội dung:

– Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý hoặc hệ thống bảo đảm chất lượng (đối với các khóa đào tạo về chứng nhận sản phẩm)

– Thực tế áp dụng

– Quy trình áp dụng tiêu chuẩn

– Khung pháp lý có liên quan đến hoạt động chứng nhận

– Kỹ năng đánh giá

c) Giải thích vai trò của người đánh giá trong các quá trình đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 19011.

d) Giải thích các yêu cầu của tiêu chuẩn

đ) Cách thức và phương thức thực hiện lấy mẫu (đối với khóa đào tạo về chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm)

e) Lập kế hoạch, thực hiện và báo cáo một cuộc đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 19011 và các tiêu chuẩn có liên quan

g) Các nội dung khác (nếu có)

7. Thời gian của khóa đào tạo

8. Yêu cầu đối với giảng viên:

a) Quy định năng lực, kỹ năng đối với giảng viên

b) Quy định số lượng học viên tối thiểu và tối đa của một khóa học

c) Số lượng giảng viên phù hợp với số lượng học viên của một khóa học

9. Đánh giá học viên và tổ chức thi:

a) Đánh giá hoàn thành khóa học

b) Quản lý và đánh giá khóa học

c) Quản lý và tổ chức thi

d) Quy định về việc cấp chứng chỉ

10. Cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết cho khóa đào tạo.

5. Mẫu bản công bố năng lực thực hiện hoạt động đào tạo chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý

>>> Phụ lục ii ban hành kèm theo Thông tư số 36/2014/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–

 

BẢN CÔNG BỐ NĂNG LỰC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

Tên tổ chức:……………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ liên lạc:……………………………………………………………………………………………

Điện thoại:……………………… Fax:……………………… E-mail:………………………

CÔNG BỐ:

Đủ năng lực thực hiện hoạt động đào tạo chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý / chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn: ……………………….………….(tên tiêu chuẩn cụ thể).

Chúng tôi xin cam kết bảo đảm năng lực và chịu trách nhiệm về hoạt động đào tạo theo các yêu cầu có liên quan của pháp luật./.

 

 

………, ngày … tháng … năm …
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

6. Mẫu thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố năng lực thực hiện hoạt động đào tạo

>>> Phụ lục iii ban hành kèm theo Thông tư số 36/2014/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN
ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————

Số:            /TB-TĐC

Hà Nội, ngày   tháng   năm 20

 

THÔNG BÁO

Về việc tiếp nhận hồ sơ công bố năng lực thực hiện hoạt động đào tạo

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xác nhận đã tiếp nhận hồ sơ công bố năng lực thực hiện đào tạo chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý và/hoặc đánh giá chứng nhận sản phẩm của: …………………………….. (tên cơ sở đào tạo)…………………………. địa chỉ: ………………………………. Điện thoại/Fax: ……………………… E-mail: ………………………… đối với tiêu chuẩn: ………………………………………… (ghi rõ tên tiêu chuẩn). Thông báo này có hiệu lực 03 năm kể từ ngày ký.

Thông báo này ghi nhận sự cam kết của (Tên cơ sở đào tạo) ……………………….. trong việc tuân thủ các yêu cầu đối với việc thực hiện hoạt động đào tạo chuyên gia đánh giá.

(Tên cơ sở đào tạo)…………………………. phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các khóa đào tạo theo các quy định hiện hành./.

 

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu VT, HCHQ

TỔNG CỤC TRƯỞNG

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group