Điều Kiện Và Thủ Tục Công Bố Hợp Quy Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học được dùng trong nông nghiệp để phòng chống các đối tượng gây hại cho cây trồng và nông sản. Tuy nhiên, thuốc BVTV ảnh hưởng rất lớn đến an toàn, sức khỏe, môi trường. Do vậy, Bộ Nông nghiệp đã ban hành Thông tư 12/2018/TT-BNNPTNT, kèm theo QCVN 01-188:2018/BNNPTNT, quy định rõ công bố hợp quy thuốc BVTV là thủ tục bắt buộc. Để khách hàng có thể hiểu rõ hơn, LVN Group xin giới thiệu Điều kiện và thủ tục công bố hợp quy thuốc bảo vệ thực vật.

Điều Kiện Và Thủ Tục Công Bố Hợp Quy Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

1. Thủ tục công bố hợp quy là gì?

Chứng nhận hợp quy (hay còn gọi là Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật): Là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật (QCKT) phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

2. Những đối tượng nào cần chứng nhận hợp quy?

Những đối tượng cần thực hiện chứng nhận hợp quy bao gồm:

  • Là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định. Những đối tượng quy định trong QCKT thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng theo hướng dẫn.
  • Để thực hiện việc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp.
  • Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và QCKT tương ứng.

Theo đó, thuốc bảo vệ thực vật là sản phẩm liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc phải thực hiện thủ tục công bố hợp quy, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

3. Tại sao phải công bố hợp quy thuốc bảo vệ thực vật?

  • Thứ nhất, đáp ứng yêu cầu theo hướng dẫn tại QCVN 01-188:2018/BNNPTNN – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật có hiệu lực ngày 02/04/2019.
  • Thứ hai, khẳng định chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, tạo điều kiện thuận lợi mở rộng thị trường
  • Thứ ba, Nghị đinh 119/2017/NĐ-CP quy định rõ, thuốc bảo vệ thực vật lưu thông trên thị trường mà chưa chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy sẽ bị xử phạt lên đến 40.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả bằng cách thu hồi để tái chế hoặc thay đổi mục đích sử dụng sản phẩm, hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.

4. Điều kiện để sản xuất và công bố hợp quy thuốc bảo vệ thực vật

4.1. Điều kiện để sản xuất thuốc BVTV

  • Trường hợp cơ sở sản xuất mới hoạt động phải xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 hoặc tương đương.
  • Trường hợp cơ sở đã hoạt động từ 02 năm trở lên, phải có hệ thống quản lý chất lượng được công nhận phù hợp ISO 9001:2008 hoặc tương đương.
  • Có phòng thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm đã được công nhận phù hợp ISO 17025:2005 hoặc tương đương để kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với mỗi lô sản phẩm xuất xưởng.
  • Trường hợp không có phòng thử nghiệm quy định tại khoản 3 Điều này phải có hợp đồng với phòng thử nghiệm đã được công nhận ISO 17025:2005 hoặc tương đương để kiểm tra chất lượng đối với mỗi lô sản phẩm xuất xưởng.

4.2. Điều kiện công bố hợp quy thuốc BVTV

  • Thuốc bảo vệ thực vật phải được đăng ký vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam
  • Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài sản xuất hoạt chất , thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật, thuốc thành phẩm được trực tiếp đứng tên đăng ký thuốc bảo vệ thực vật do mình sản xuất.
  • Tổ chức, cá nhân sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc thuốc thành phẩm không trực tiếp đứng tên đăng ký được ủy quyền cho duy nhất 01 tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo hướng dẫn.
  • Mỗi tổ chức, cá nhân được ủy quyền đứng tên đăng ký được nhận ủy quyền duy nhất của 01 nhà sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc thuốc thành phẩm cho mỗi loại hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc thuốc thành phẩm.
  • Tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký:
  • Được đăng ký 01 tên thương phẩm cho mỗi hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc thuốc thành phẩm
  • Chỉ đăng ký 01 hàm lượng hoạt chất cho mỗi dạng thành phẩm của thuốc bảo vệ thực vật;
  • Được chuyển nhượng tên thương phẩm
  • Không thay đổi tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục trừ trường hợp đơn vị nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ hoặc tòa án có kết luận bằng văn bản về việc vi phạm nhãn hiệu hàng hóa của tên thương phẩm trong Danh mục;
  • Được thay đổi nhà sản xuất ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
  • Sau 05 năm kể từ ngày tổ chức, cá nhân đăng ký đầu tiên được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chính thức cho thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất không có trong Danh mục, các tổ chức, cá nhân khác mới được nộp hồ sơ đăng ký bổ sung tên thương phẩm mới cho thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất đó.
  • Thuốc bảo vệ thực vật có thành phần hoạt chất là hỗn hợp của các chất hóa học và sinh học được quản lý như thuốc hóa học.

5. Quy trình thủ tục công bố hợp quy thuốc bảo vệ thực vật

5.1. Hồ sơ đề nghị đăng ký công bố hợp quy

Trường hợp 1: Hồ sơ công bố hợp quy đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy

  • Bản công bố hợp quy.
  • Bản sao y chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình và môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp.
  • Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá, dịnh vụ, quá trình và môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng).

Trường hợp 2: Hồ sơ công bố hợp quy đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh

  • Bản công bố hợp quy.
  • Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá, dịnh vụ, quá trình và môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng).
  • Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có) tại phòng thử nghiệm được chỉ định.
  • Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
  • Kế hoạch giám sát định kỳ.
  • Báo cáo đánh giá hợp quy.

5.2. Quy trình thủ tục

Việc công bố hợp quy được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đánh giá hợp quy của đối tượng công bố với quy chuẩn kỹ thuật

a)  Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định hoặc do tổ chức, cá nhân tự công bố hợp quy;

b)  Trường hợp tự đánh giá hợp quy thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc thử nghiệm tại phòng thử nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định;

c)  Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định.

  • Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký sản xuất, kinh doanh

5.3. Cơ sở pháp lý

  • Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006;
  • Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007;
  • Nghị định số 127/2007/NĐ-CP;
  • Nghị định số 132/2008/NĐ-CP;
  • Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN;
  • Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT;
  • Thông tư số 50/2010/TT-BNNPTNT;
  • Thông tư số 50/2012/TT-BNNPTNT;
  • Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Điều kiện và thủ tục công bố hợp quy thuốc bảo vệ thực vật do LVN Group gửi tới.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com