Điều Kiện Và Thủ Tục Kinh Doanh Dịch Vụ Thám Tử Tại Hà Nội

Hiện nay nhu cầu sử dịch vụ thám tử tư ngày càng được nhiều khách hàng lựa chọn. Chính vì thế, các công ty thám tử cũng vì thế mà các công ty thám tử từ đó phát triển rất nhiều. Thế nhưng để thành lập công ty thám tử cần rất nhiều điều kiện, điều kiện đó là gì, Tâm Gia sẽ giới thiệu cho bạn ngay sau đây.

Điều Kiện Và Thủ Tục Kinh Doanh Dịch Vụ Thám Tử Tại Hà Nội

1. Kính doanh dịch vụ thám tử tư tại Hà Nội có hợp pháp được không?

Theo quy định tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thì “Dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” là dịch vụ cấm kinh doanh. Tại điểm k khoản 1 Điều 7 Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp cũng quy định “kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” là ngành, nghề bị cấm kinh doanh. Ngay cả các công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ (thành lập theo Nghị định số 52/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ) cũng bị cấm “Tiến hành các hoạt động vũ trang, hoạt động điều tra, thám tử tư dưới mọi cách thức”. Vì vậy, pháp luật Việt Nam hiện hành nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ điều tra, hoạt động thám tử tư dưới mọi cách thức.

Như đã nêu ở trên, việc thành lập và hoạt động của các công ty thám tử tại Việt Nam hiện nay là trái với quy định của pháp luật và không được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên trên thực tiễn, xuất phát từ nhu cầu của đời sống xã hội, các công ty thám tử tư vẫn mọc lên khắp nơi, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM và cũng chưa thấy đơn vị nhà nước có thẩm quyền nào chính thức lên tiếng về sự tồn tại không hợp pháp của các công ty này. Cũng chính việc pháp luật không theo kịp thực tiễn cuộc sống và công tác “hậu kiểm” bị buông lỏng nên vô hình trung đã để cho một hoạt động dịch vụ nhạy cảm tồn tại trên thực tiễn mà không được pháp luật công nhận, dẫn đến phát sinh rất nhiều điều bất cập. Đó không chỉ là việc Nhà nước không quản lý và giám sát được hoạt động của các công ty này, vốn tiềm ẩn các nguy cơ xâm phạm bí mật đời tư được pháp luật bảo vệ mà còn đang làm cho Nhà nước bị thất thu một khoản thuế, phí không nhỏ. Còn người dân – những người sử dụng dịch vụ thám tử – cũng đang phải chấp nhận bỏ tiền mua dịch vụ “chui”, khó có thể “kiện” ai khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm.

2. Điều kiện thành lập văn phòng thám tử tư tại Hà Nội

Thành lập văn phòng thám tử tư được xem là một cách thức kinh doanh hợp pháp. Bởi vì nó không thuộc những ngành nghề bị cấm đăng ký kinh doanh tại Việt Nam.  Nhưng đây được xem là cách thức kinh doanh khá “nhạy cảm” do nó ảnh hưởng đến quyền riêng tư của người khác. Hơn nữa, có 1 số trường hợp, văn phòng thám tử tư không được phép tiến hành điều tra.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn thành lập văn phòng thám tử tư thì cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản sau:

  • Văn phòng thám tử tư cần chọn ngành nghề và đăng ký mã ngành kinh doanh khi thành lập công ty thám tử tư. Doanh nghiệp cần chọn ngành nghề phù hợp, phục vụ được mục đích kinh doanh của công ty. (Tham khảo chi tiết: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh). Căn cứ, trong trường hợp này, cần tiến hành đăng ký ngành nghề: 803 – 8030 – 80300: Dịch vụ điều tra

Nhóm này gồm: Dịch vụ điều tra và thám tử. Các hoạt động của tất cả các thám tử tư nhân, thuộc các loại khách hàng hoặc mục đích điều tra đều nằm trong nhóm này.

  • Văn phòng thám tử tư không được thực hiện dịch vụ nếu nó vi phạm pháp luật hay ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của nhà nước, tổ quốc. Đối với vấn đề này thì tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại 2015, thì chính phủ không cho phép văn phòng thám tử tiến hành điều tra bí mật gây ảnh hưởng hay xâm phạm lợi ích quyền lợi của quốc gia, nhà nước, tổ chức và cá nhân.
  • Mặt khác, cần phải hoàn thành các thủ tục pháp lý liên quan khi mở văn phòng thám tử, bao gồm:
    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
    • Mã số thuế doanh nghiệp
    • Dấu tròn pháp nhân (do đơn vị công an chứng nhận).

3. Thủ tục thành lập văn phòng thám tử tư tại Hà Nội

Để thành lập văn phòng thám tử tư thì bạn cần tiến hành đăng ký thành lập công ty theo hướng dẫn của Luật doanh nghiệp. Căn cứ, bạn cần chuẩn bị thủ tục bao gồm:

  • Giấy đề nghị xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh theo mẫu;
  • Dự thảo các điều lệ của công ty thám tử tư;
  • Danh sách thành viên, cổ đông sáng lập công ty thám tử tư:
  • Đối với cá nhân: bản sao thẻ căn cước, chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu… công chứng không quá 03 tháng.
  • Đối với tổ chức: Bản sao quyết định thành lập, văn bản ủy quyền, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các giấy tờ liên quan khác.
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định đối với những công ty thám tử tư kinh doanh những ngành nghề mà đòi hỏi phải có vốn pháp định;
  • Người uỷ quyền theo pháp luật hoặc người có liên quan của công ty thám tử tư buộc phải có chứng chỉ hành nghề theo hướng dẫn kinh doanh những ngành nghề đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề;

Hồ sơ nộp lên cho Phòng ĐK kinh doanh tại Sở Kế hoạch và đầu tư. Sở sẽ xem xét và cấp giấy phép cho doanh nghiệp sau 3 – 5 ngày.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com