Đối tượng điều chỉnh trong tố tụng dân sự

Để thực hiện được nhiệm vụ của mình; luật tố tụng dân sự Việt Nam điều chỉnh các quan hệ bằng việc quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia quan hệ; buộc các chủ thể phải thực hiện các hành vi tố tụng của mình phù hợp với ý chí của Nhà nước. Vậy đối tượng điều chỉnh trong tố tụng dân sự được quy định thế nào? mời các bạn cùng nghiên cứu thông qua nội dung trình bày dưới đây của CÔng ty Luật LVN Group !.

1. Khái niệm về tố tụng dân sự

Luật tố tụng dân sự là ngành luật cách thức, quy định cách thức, trình tự, thủ tục để toà án và các chủ thể thực hiện các hành vi tố tụng nhằm giải quyết tranh chấp dân sự, các yêu cầu dân sự, bảo vệ quyền lợi ích cho nhà nước, cá nhân, đơn vị, tổ chức theo hướng dẫn của pháp luật.

 

Bộ luật Tố tụng Dân sự

2. Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự Việt Nam

Luật tố tụng dân sự là ngành luật cụ thể của hệ thống pháp luật Việt Nam, luật tố tụng dân sự khác các ngành luật khác không chỉ ở đối tượng điều chỉnh mà còn ở cả phương pháp điều chỉnh của nó. Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự là tổng hợp những cách thức mà luật tố tụng dân sự tác động lên các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của nó.

Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự cũng phụ thuộc vào tính chất và đặc điểm của các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó như phương pháp điều chỉnh của các ngành luật khác. Do đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự cơ bản là quan hệ giữa các đơn vị nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật như toà án, viện kiểm sát, đơn vị thi hành án dân sự với những người tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự như đương sự, người uỷ quyền’của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch nên luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ này bằng hai phương pháp mệnh lệnh và định đoạt.

Luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tổ tụng bằng phương pháp mệnh lệnh thể hiện ở chỗ quy định địa vị của toà án, viện kiểm sát, đơn vị thi hành án dân sự và các chủ thể khác trong tố tụng không giống nhau; các chủ thể khác đều phải phục tùng toà án, viện kiểm sát và đơn vị thi hành án dân sự. Các quyết định của toà án, viện kiểm sát và đơn vị thi hành án dân sự có giá trị bắt buộc các chủ thể tố tụng khác phải thực hiện, nếu không sẽ bị cưỡng chế thực hiện. Sở dĩ pháp luật tố tụng dân sự quy định như vậy là xuất phát ở chỗ toà án, viện kiểm sát và đơn vị thi hành án dân sự có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, giải quyết vụ việc dân sự, tổ chức thi hành án dân sự và kiểm sát các hoạt động tố tụng. Đe thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình, các đơn vị này phải có những quyền Ịực pháp lý nhất định đối với các chủ thể tố tụng khác. Do đó, ở các quan hệ do luật tố tụng dân sự điều chỉnh không có sự bình đẳng giữa toà án, viện kiểm sát và đơn vị thi hằnh án dân sự với các chủ thể khác.

Tuy vậy, ngoài phương pháp mệnh lệnh, luật tố tụng dân sự còn điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng bằng phương pháp định đoạt vì các quan hệ pháp luật nội dung toà án có nhiệm vụ giải quyết trong các vụ việc dân sự là các quan hệ dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình. Các chủ thể của các quan hệ này có quyền tự quyết định quyền lợi của mình khi tham gia vào các quan hệ đó. Trong vụ việc dân sự, các chủ thể đó là đương sự. Do vậy, để bảo đảm quyền tự quyết định quyền lợi của các đương sự trong tổ tụng, luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ giữa toà án với các đương sự phắt sinh trong quá trình tố tụng bằng phương pháp định đoạt. Theo đó, các đương sự đửợc tự quyết định việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước toà án. Khi có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp các đương sự tự quyết định việc khởi kiện, yêu cầu toà án giải quyết vụ việc. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự, các đương sự vẫn có thể thương lượng, dàn xếp, thoả thuận giải quyết những vấn đề tranh chấp, rút yêu cầu, rút đơn khởi kiện, tự thi hành án hoặc không yêu cầu thi hành án nữa.

Vì vậy, luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình tố tụng bằng hai phương pháp mệnh lệnh và định đoạt. Trong đó, phương pháp điều chỉnh chủ yếu nhất là phương pháp mệnh lệnh.

3. Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự Việt Nam

Quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự phát sinh nhiều quạn hệ khác nhau giữa toà án, viện kiểm sát, đơn vị thi hành án dân sự, đương sự, người uỷ quyền của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và người liên quan. Để thực hiện được nhiệm vụ của mình, luật tố tụng dân sự Việt Nam đã điều chỉnh các quan hệ này bằng việc quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể khi tham gia quan hệ, buộc các chủ thể phải thực hiện các hành vi tố tụng của mình phù hợp với ý chí của Nhà nước. Từ đó, có thể rút ra kết luận sau:

Đổi tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự Việt Nam là các quan hệ giữa toà án, viện kiếm sát, đơn vị thi hành án dân sự, đương sự, người uỷ quyền của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sàn và người liên quan phát sinh trong tổ tụng dân sự.

Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tổ tụng dân sự Việt Nam bao gồm nhiều loại:

– Các quan hệ giữa toà án, viện kiểm sát, đơn vị thi hành án dân sự với đương sự, người uỷ quyền của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và người liên quan;

– Các quan hệ giữa toà án, viện kiểm sát và đơn vị thi hành án dân sự với nhau;

– Các quan hệ giữa các đương sự với những người liên quan.

Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự có đặc điểm chỉ phát sinh trong tố tụng, việc thực hiện mục đích của tố tụng là động lực thiết lập các quan hệ. Mặt khác, các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự đa dạng, hình thành giữa các chủ thể có địa vị pháp lý khác nhau. Trong đó, toà án, đơn vị thi hành án dân sự là các chủ thể có vai trò mang tính quyết định đổi với quá trình giải quyết vụ việc dân sự và tổ chức thi hành án dân sự.

Trong số các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự thì các quan hệ giữa toà án và các đương sự chiếm đa số bởi toà án và các đương sự là hai chủ thể tố tụng dân sự cơ bản của vụ việc dân sự, ở bất kỳ vụ việc dân sự nào cũng đều phát sinh các quan hệ này.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com