Luật sư trả lời:
1. Dự án đầu tư là gì?
Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian xác định. Là tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo các kế hoạch đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng trừ trường hợp quy định khác. Nội dung Báo cáo nghiên cứu nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án. Trước khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng.
Thẩm quyền, trình tự thủ tục đầu tư, thực hiện dự án; pháp luật điều chỉnh hợp đồng dự án; bảo đảm đầu tư, cơ chế quản lý vốn nhà nước áp dụng trực tiếp cho dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư thực hiện theo quy định của luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
2. Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng
Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại Luật xây dựng sửa đổi, bổ sung năm 2020.
Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng
Giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng bao gồm những công việc như:
- Khảo sát xây dựng;
- Lập, thẩm định, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có);
- Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng;
- Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi để phê duyệt/ quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án.
Giai đoạn 2: Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Giai đoạn thực hiện gồm các công việc như sau:
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có);
- Khảo sát xây dựng ;
- Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng;
- Cấp giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng;
- Lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng;
- Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành;
- Vận hành chạy thử;
- Nghiệm thu hoàn thành công trình;
- Bàn giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác;
Giai đoạn 3: Giai đoạn kết thúc xây dựng
- Quyết toán hợp đồng xây dựng;
- Quyết toán dự án hoàn thành;
- Xác nhận hoàn thành công trình;
- Bảo hành công trình xây dựng;
- Bàn giao các hồ sơ liên quan và các công việc cần thiết khác.
– Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp.
Bước 1:
Người đứng đầu cơ quan trung ương, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định việc xây dựng công trình khẩn cấp thuộc phạm vi quản lý bằng lệnh xây dựng công trình khẩn cấp. Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp được thể hiện bằng văn bản gồm các nội dung:
- Mục đích xây dựng;
- Địa điểm xây dựng;
- Người được giao quản lý, thực hiện xây dựng công trình;
- Thời gian xây dựng công trình;
- Dự kiến chi phí;
- Nguồn lực thực hiện và các yêu cầu khẩn thiết khác có liên quan.
Bước 2:
Người được giao quản lý, thực hiện các công việc khảo sát, thiết kế và các công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng, bao gồm:
- Giao tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng và các công việc cần thiết khác phục vụ xây dựng công trình khẩn cấp;
- Cần thiết khác phục vụ xây dựng công trình khẩn cấp;
- Quyết định về trình tự thực hiện khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng;
- Quyết định về việc giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng đáp ứng yêu cầu của lệnh xây dựng công trình khẩn cấp
Bước 3:
Sau khi kết thúc thi công công trình khẩn cấp, người được giao xây dựng công trình khẩn cấp có trách nhiệm tổ chức lập và hoàn thiện hồ sơ hoàn thành công trình, bao gồm:
- Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp;
- Các tài liệu khảo sát xây dựng;
- Thiết kế điển hình hoặc thiết kế bản vẽ thi công;
- Nhật ký thi công xây dựng công trình và các hình ảnh ghi nhận quá trình thi công xây dựng công trình;
- Bản vẽ hoàn hoàn công;
- Phụ lục các tồn tại cần sửa chữa, khắc phục nếu có, sau khi đưa ra công trình xây dựng vào sử dụng;
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng giữa chủ đầu tư, nhà thầu và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;
- Các cơ sở, căn cứ để xác định khối lượng công việc hoàn thành và các hồ sơ văn bản tài liệu khác có liên quan hoạt động đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp;
- Đối với các dự án còn lại, tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyết định đầu tư quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đối với các hạng mục công việc theo quy định của pháp luật.
- Theo tính chất của dự án và điều kiện cụ thể việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư được thực hiện tại giai đoạn chuẩn bị dự án hoặc thực hiện dự án, đảm bảo phù hợp trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Các trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo điều 37 Luật đầu tư năm 2020 liệt kê những trường phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm :
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 điều 23 luật đầu tư 2020;
Dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31, 32 của luật đầu tư 2020 nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 điều 23 của luật này triển khai thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cụ thể các dự án sau:
- Dự án ảnh hưởng đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường;
- Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên, rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
- Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
- Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi từ 50.000 người trở lên;
- Dự án đầu tư có áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Như vậy, vốn đầu tư 10 tỷ đồng không phải là căn cứ để xem xét có bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký đầu tư.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, xin hãy liên hệ qua số tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp 1900.0191 để được đội ngũ chuyên viên hỗ trợ khách hàng Luật LVN Group tư vấn pháp luật kịp thời. Trân trọng.