1. Giới thiệu tác giả

Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung) – Khoa Luật – Trường Đại học quốc gia Hà Nội” do GS.TSKH Lê Cảm chủ biên.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung) - Khoa Luật - Trường Đại học quốc gia Hà Nội

Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung) – Khoa Luật – Trường Đại học quốc gia Hà Nội

Tác giả: GS.TSKH Lê Cảm chủ biên

Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội

3. Tổng quan nội dung sách

Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Phần chung này được biên soạn mới trên cơ sở phát triển, kế thừa từ những cuốn Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung) trước đây của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, đồng thời dựa vào các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để phân tích, tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự.

Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Phần chung được biên soạn mới lần này của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội có một số đặc điểm sau:

– Về kết cấu các chương: Giáo trình được sắp xếp theo các vấn đề logic và khoa học. Đặc biệt, trong giáo trình này, chương Các nguyên tắc của Luật hình sự Việt Nam được viết gộp chung với Chương Đạo luật hình sự; bên cạnh đó có một chương mới được viết thêm về “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội” nhằm mục đích tìm hiểu, nghiên cứu về cơ sở lý luận và những căn cứ pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân thương mại phạm tội do đây là vấn đề lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.

– Về nội dung: Đảm bảo sự kết hợp giữa tính khoa học với tính có căn cứ giữ lý luận và thực tiễn áp dụng luật hình sự thực định, có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự. Ngoài ra, để đảm bảo sự đa dạng các quan điểm trong khoa học luật hình sự, giáo trình cũng giữ nguyên những ý kiến của các tác giả khi giải thích, lập luận các vấn đề tương ứng mà họ biên soạn.

Cuốn giáo trình Luật hình sự Việt Nam được biên soạn với cấu trúc gồm 18 chương như sau:

Chương 1: Khái niệm, nhiệm vụ, hệ thống luật hình sự Việt Nam và khoa học Luật Hình sự

I. Luật hình sự – một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam

II. Nhiệm vụ của Luật hình sự Việt Nam

III. Hệ thống Luật hình sự Việt Nam

IV. Khoa học luật hình sự

Chương 2: Lịch sử phần chung pháp luật hình sự Việt Nam từ thế kỷ X đến khi có bộ luật Hình sự đầu tiên

I. Pháp luật hình sự Việt Nam thời phong kiến

II. Pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc

III. Pháp luật hình sự thời kỳ 40 năm trước khi thông qua bộ luật hình sự đầu tiên (1045 – 1985)

Chương 3: Đạo Luật Hình sự

I. Khoa học về đạo luật hình sự

II. Nguyên tắc của Luật hình sự Việt Nam

III. Hiệu lực của đạo luật hình sự

Chương 4: Khái niệm tội phạm và phân loại tội phạm

I. Khái niệm tội phạm và nội hàm của nó

II. Phân loại tội phạm

Chương 5: Cấu thành tội phạm

I. Khái niệm, các đặc điểm của cấu thành tội phạm

II. Tội phạm và cấu thành tội phạm

III. Các yếu tố cấu thành tội phạm

Chương 6: Khách thể của tội phạm

I. Khái niệm, các đăc điểm của khách thể

II. Khách thể của tội phạm

Chương 7: Mặt khách quan của tội phạm

I. Các đặc điểm của mặt khách quan

II. Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm

Chương 8: Chủ thể của tội phạm

I. Khái niệm, các đặc điểm của chủ thể của tội phạm

II. Điều kiện của chủ thể của tội phạm

III. Chủ thể đặc biệt của tội phạm

IV. Nhân thân người phạm tội

V. Điều kiện chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại phạm tội

Chương 9: Mặt chủ quan của tội phạm

I. Khái niệm, các đặc điểm của mặt chủ quan của tội phạm

II. Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm

Chương 10: Các giai đoạn phạm tội

Chương 11: Đồng phạm

Chương 12: Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự

I. Khái niệm và hân biệt với trường hợp miễn trách nhiệm hình sự

II. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015

Chương 13: Trách nhiệm hình sự

I. Khái niệm và nội hàm của trách nhiệm hình sự

II. Bản chất của trách nhiệm hình sự và phân biệt trách nhiệm hình sự với các dạng trách nhiệm pháp lý khác

III. Điều kiện của trách nhiệm hình sự

IV. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

V. Miễn trách nhiệm hình sự

Chương 14: Hình phạt và các biện pháp tư pháp

I. Đặc điểm và mục đích của hình phạt

II. Hình phạt

III. Các biện pháp tư pháp

Chương 15: Quyết định hình phạt

I. Khái niệm

II. Những nguyên tắc quyết định hình phạt

III. Những căn cứ quyết định hình phạt

IV. Quyết định hình phạt trong các trường hợp đặc biệt

Chương 16: Các trường hợp miễn giảm hình phạt

Chương 17: Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Chương 18: Những qui định đối với pháp nhân thương mại phạm tội

4. Đánh giá bạn đọc

Cuốn Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung của khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội được biên soạn năm 2020, cập nhật những nội dung mới trong phần chung của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi 2017), cung cấp cho người học những kiến thức lý luận và pháp lý cũng như thực tiễn ở phần chung này toàn vẹn và có tính mới. 

Cuốn sách là học liệu quan trọng và cần thiết phục vụ việc giảng dạy và học tập bộ môn Luật hình sự của giảng viên, sinh viên khoa Luật, trường Đại học quốc gia Hà Nội nói riêng và cũng là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho những bạn đọc có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về nội dung này.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần Chung của Khoa luật, trường Đại học quốc gia Hà Nội.

Luật LVN Group chia sẻ dưới đây nội dung về chủ thể đặc biệt của tội phạm và những dấu hiệu của chủ thể đặc biệt của tội phạm để bạn đọc tham khảo:

Con người từ khi sinh ra đã có ý thức nhưng không phải có ý thức là có năng lực trách nhiệm hình sự mà phải qua một quá trình phát triển về tâm, sinh lý trong điều kiện xã hội nhất định thì năng lực đó mới hình thành. 

Năng lực trách nhiệm hình sự là năng lực tự nhận thức về tính nguy hiểm của hành vi và khả năng điều khiển hành vi của con người. Mỗi người có sự phát triển bình thường về tâm, sinh lý đến một giai đoạn nhất định trong đời sống sẽ hoàn thiện năng lực này và khi đó họ được coi là chủ thể của tội phạm. Giai đoạn hoàn chỉnh này trong đời sống của mỗi cá nhân được luật hình sự mỗi nước trên thế giới quy định không giống nhau. Việc làm này phù hợp với sự phát triển tâm, sinh lý (thể chất, trí tuệ) của con người ở mỗi quốc gia vào từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Chẳng hạn, tuổi chịu trách nhiệm hình sự ở Anh là từ 8 tuổi, ở Mỹ và các nước đạo Hồi (Ai-cập, Irắc, Li-băng…) là từ 7 tuổi, ở Nga từ 14 tuổi, ở Thuỵ Điển từ 15 tuổi, ở Canada từ 12 tuổi, Pháp từ 13 tuổi…v.v…

Điều 12 Bộ luật hình sự Việt Nam quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.

Chủ thể của tội phạm thông thường đòi hỏi phải đáp ứng dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, đối với những tội phạm cụ thể cần phải có những dấu hiệu đặc trưng khác mà không có nó thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không thể trở thành là chủ thể của tội phạm đó được. Một số cấu thành tội phạm đòi hỏi chù thể phải có thêm dấu hiệu đặc biệt khác vì chỉ chủ thể có dấu hiệu này mới có thể thực hiện được hành vi phạm tội mà cấu thành tội phạm phản ánh. Chủ thể đòi hỏi phải có thêm dấu hiệu đặc biệt như vậy được gọi là chủ thể đặc biệt.

Chủ thể đặc biệt = Chủ thể thường + (những) dấu hiệu đặc biệt.

Những dấu hiệu đặc biệt có thể thuộc một trong các dạng sau:

 – Các dấu hiệu liên quan đến chức vụ, quyền hạn. Ví dụ, tội tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật hình sự) đòi hỏi dấu hiệu đặc biệt của chủ thể phải là người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp quản lý tài sản. 

– Các dấu hiệu liên quan đến nghề nghiệp, công việc. Ví dụ, tội cung cấp tài liệu sai sự thật, tội khai báo gian dối (Điều 307 Bộ luật hình sự) yêu cầu chủ thể phải là người giám định, người phiên dịch hoặc người làm chứng.

– Các dấu hiệu liên quan đến nghĩa vụ. Ví dụ, tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự (Điều 259 Bộ luật hình sự) yêu cầu chủ thể phải là người đang ở tuổi mà theo quy định của pháp luật phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.

– Các dấu hiệu liên quan đến tuổi. Ví dụ, tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 Bộ luật hình sự) đòi hỏi chủ thể phải là người đã thành niên (đủ 18 tuổi).

– Các dấu hiệu liên quan đến giới tính. Ví dụ, tội hiếp dâm (Điều 111 Bộ luật hình sự) đòi hỏi chủ thể phải là nam giới.

– Các dấu hiệu liên quan đến quan hệ, họ hàng. Ví dụ, tội ngược đãi nghiêm trọng hoặc hành hạ cha mẹ, vợ chồng, con cái (Điều 151 Bộ luật hình sự) đòi hỏi chủ thể phải là cha mẹ, vợ chồng, con cái.

– Các dấu hiệu khác. Ví dụ, tội giết con mới đẻ (Điều 94 Bộ luật hình sự) đòi hỏi chủ thể phải là bà mẹ mới sinh.

Các đặc điểm của chủ thể đặc biệt là bắt buộc và có ý nghĩa quyết định trong việc định tội. Tuy nhiên, đối với các vụ phạm tội do đồng phạm, các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt chỉ đòi hỏi đối với người thực hành, những người khác không cần các dấu hiệu đặc biệt của tội phạm đó. Ví dụ, nếu A là người tổ chức cho B (người thực hành, nam giới) hiếp dâm C thì A có thể không phải là nam giới vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm.

Như vậy, việc quy định chủ thể đặc biệt không nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự người có đặc điểm nhất định về nhân thân mà vẫn nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi nguy hiểm cho xã hội và hành vi đó chỉ có thể được thực hiện bởi người có những đặc điểm nhất định.