Xe đạp điện – Electric bicycles (sau đây gọi là Xe): là xe đạp hai bánh, được vận hành bằng động cơ điện một chiều hoặc được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện một chiều, có công suất động cơ lớn nhất không lớn hơn 250 W, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và có khối lượng bản thân (bao gồm cả ắc quy) không lớn hơn 40 kg. Xe đạp điện đang dần trở thành phương tiện được mọi người sử dụng thông dụng nên cần phải có quy chuẩn để kiểm tra, chứng nhận chất lượng nhằm góp phần giúp cho người tham gia giao thông được an toàn hơn.
Căn cứ vào Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 68:2013/BGTVT là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện ban hành theo Thông tư số 39/2013/TT-BGTVT ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014 theo đó các doanh nghiệp muốn sản xuất lắp ráp xe đạp điện cần pahir đạt được chứng nhận hợp quy chuẩn an toàn và chỉ được lưu thông khi dán tem hợp quy. Căn cứ này cũng áp dụng với các loại xe đạp điện nhập khẩu khác. Việc chứng nhận hợp quy xe đạp điện sẽ giúp cho các đơn vị chức năng kiểm soát chặt chẽ hơn đối với dòng sản pahamr này đồng thời loại bỏ các phương tiện không đủ điều kiện và chất lượng trước khi đến tay người tiêu dùng.
Sau đây là quy trình chứng nhận hợp quy xe đạp điện:
1. Quy trình chứng nhận hợp quy xe đạp điện
Bước 1: Trao đổi, gửi thông tin đánh giá chứng nhận hợp quy
Bước 2: Đánh giá sơ bộ hồ sơ, xem xét tài liệu để phục vụ việc đánh giá chứng nhận hợp quy
Bước 3: Đánh giá chứng nhận hợp quy, thực tiễn điều kiện sản xuất của đơn vị
Bước 4: Thử nghiệm mẩu điển hình
Bước 5: Thẩm định hồ sơ và kết quả thử nghiệm
Bước 6: Cấp giấy chứng nhận hợp quy
Bước 7: Công bố hợp quy
2. Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy xe đạp điện
- Chứng nhận hợp quy là việc đánh giá, chứng nhận sản phẩm, hàng hóa xe đạp điện phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 68:2013/BGTVT
- Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa xe đạp điện phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 68:2013/BGTVT
Vậy để xe đạp điện sản xuất trong nước, nhập khẩu được lưu thông trên thị trường, Doanh nghiệp cần phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy xe đạp điện. Việc này được thực hiện thông qua quá trình gửi mẫu đến tổ chức chứng nhận hợp quy, nhận kết quả kiểm nghiệm có phù hợp được không phù hợp QCVN 68:2013/BGTVT rồi xin giấy chứng nhận hợp quy, sau khi có giấy chứng nhận hợp quy Doanh nghiệp tự công bố xe đạp điện của mình phù hợp với QCVN 68:2013/BGTVT.
3. Phương thức đánh giá sự phù hợp xe đạp điện
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa xe đạp điện được lựa chọn Phương thức đánh giá 5 (Sản xuất trong nước) hoặc Phương thức đánh giá 7 (Hàng nhập khẩu)
- Chứng nhận hợp quy theo Phương thức 5 (Đánh giá quá trình sản xuất và kết hợp lấy mẫu điển hình tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường):
- Được áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001
- Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy: 03 năm đối với sản phẩm được đánh giá tại nơi sản xuất và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường
- Chứng nhận hợp quy thực hiện theo Phương thức 7:
- Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu uỷ quyền của lô sản phẩm.
- Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với từng lô sản phẩm
4. Hồ sơ xin Chứng nhận hợp quy Xe đạp điện
- Bản công bố hợp quy;
- Bản mô tả nhãn hàng hóa bao gồm: Địa chỉ sản xuất, khối lượng được chở, số người cho phép chở, năm sản xuất, xuất xứ…
- Bản đăng ký thông số kỹ thuật theo mẫu
- Bản mô tả chi tiết về quy trình sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng
- Bản cam kết không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với các loại xe đã đăng ký bảo hộ
- Kế hoạch giám sát định kỳ;
- Báo cáo đánh giá hợp quy gồm những nội dung: Đối tượng được chứng nhận hợp quy;
- (Số hiệu, tên) tài liệu kỹ thuật sử dụng làm căn cứ để chứng nhận hợp quy;
- Tên và địa chỉ của tổ chức thực hiện đánh giá hợp quy;
- Phương thức đánh giá hợp quy được sử dụng (Phương thức 5 đánh giá cả hệ thống và sản phẩm – Phương thức 7 đánh giá sản phẩm theo lô hàng);
- Mô tả quá trình đánh giá hợp quy (lấy mẫu, đánh giá, thời gian đánh giá,…) và các lý giải cần thiết (ví dụ: lý do lựa chọn phương pháp/phương thức lấy mẫu/đánh giá);
- Kết quả đánh giá (bao gồm cả độ lệch và mức chấp nhận);
- Thông tin bổ sung khác. Các tài liệu có liên quan khác.
5. Đối tượng áp dụng chứng nhận hợp quy xe đạp điện
- Đối với các cá nhân tham gia lắp ráp, sản xuất xe máy điện hoặc nhập khẩu mặt hàng này trong nước.
- Đối với các cá nhân, tổ chức nước ngoài kinh doanh mặt hàng này tại nước ta