Hồ Sơ Và Thủ Tục Chứng Nhận Hợp Quy Thép Cập Nhật 2023

Chứng nhận hợp quy thép là việc làm bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu thép. Tuy nhiên, nhiều cá nhân, doanh nghiệp vẫn còn nhiều băn khoăn và vướng mắc liên quan đến thủ tục chứng nhận hợp quy. Sau đây, LVN Group sẽ tư vấn cho các bạn những vấn đề liên quan đến “Hồ sơ và thủ tục chứng nhận hợp quy thép cập nhật 2023”

Hồ Sơ Và Thủ Tục Chứng Nhận Hợp Quy Thép

1. Cơ sở pháp lý

  • Thông tư 28/2012/TT-BKHCN;
  • Luật Viễn thông 2009;
  • Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006;
  • Nghị định số 132/2008/NĐ-CPngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
  • Nghị định số 127/2007/NĐ-CPngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

2. Khái niệm chứng nhận hợp quy

Chứng nhận hợp quy là gì là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hay cụ thể hơn là việc xác nhận sản phẩm, hàng hóa VLXD phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi sản phẩm hàng hóa đó không có các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Chứng nhận hợp quy thép là việc bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu thép theo luật định.

Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định:

Công bố hợp quy là việc tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn tương ứng.

3. Đối tượng chứng nhận hợp quy thép

  • Những cá nhân, tổ chức đang thực hiện hoạt động sản xuất; nhập khẩu và sử dụng thép;
  • Những tổ chức có thẩm quyền được nhà nước cấp phép; và chỉ định để đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật;
  • Những đơn vị nhà nước có thẩm quyền; và có trách nhiệm quản lý chất lượng thép;
  • Những cá nhân và tổ chức liên quan đến lĩnh vực này;

4. Điều kiện để được cấp chứng nhận hợp quy thép

* Chỉ tiêu kích thước, ngoại quan và cơ lý:

  • Kích thước hình học: đường kính/chiều dày, chiều rộng; chiều dài;
  • Ngoại quan: bề mặt, mép cán;

* Chỉ tiêu cơ lý:

  • Giới hạn chảy; giới hạn bền kéo; độ giãn dài tương đối; hoặc
  • Giới hạn chảy; giới hạn bền kéo; độ giãn dài tương đối; giới hạn độ bền uốn; hoặc
  • Giới hạn chảy; giới hạn bền kéo; giới hạn độ cứng; giới hạn độ bền uốn.

Đối với sản phẩm có phủ/mạ/tráng: công bố bổ sung độ dày của lớp phủ/mạ/tráng và độ bám dính.

* Chỉ tiêu hóa học:

  • Tất cả các sản phẩm thép phải thực hiện công bố hàm lượng của 05 nguyên tố hóa học C, Si, Mn, P, S;
  • Đối với sản phẩm thép không gỉ (rỉ) phải công bố bổ sung thêm hàm lượng của 02 nguyên tố hóa học Cr, Ni;
  • Đối với sản phẩm thép hợp kim phải công bố bổ sung tối thiểu hàm lượng của 01 nguyên tố hợp kim (theo chủng loại thép hợp kim do tổ chức, cá nhân đăng ký).

5. Chuẩn bị hồ sơ chứng nhận hợp quy thép

  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
  • Bản công bố hợp quy theo mẫu được quy định
  • Bản sao giấy chứng nhận hợp quy thép do tổ chức chứng nhận cấp
  • Bản mô tả tính năng ,đặc điểm,các yếu tố kĩ thuật…của thép.

6. Thủ tục chứng nhận hợp quy thép

–  Bước 1: Đăng kí chứng nhận

LVN Group tiếp nhận và trao đổi thông tin về đề nghị đăng ký chứng nhận hợp quy cốt thép làm cốt bê tông của khách hàng

–  Bước 2: Đánh giá chứng nhận sản phẩm hợp quy và thử nghiệm mẫu điển hình

–  Bước 3: Báo cáo đánh giá, cấp giấy chứng nhận

Nếu kết quả trên phù hợp với yêu cầu chứng nhận thì khách hàng sẽ được cấp giấy chứng nhận Hợp quy cốt thép bê tông.

–  Bước 4: Giám sát định kỳ, duy trì chứng nhận

Đối với chứng nhận phương thức 5, giấy chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông sẽ có giá trị trong vòng 3 năm, do đó mỗi năm khách hàng sẽ phải thực hiện đánh giá định kỳ mỗi năm một lần theo hướng dẫn tại TT 28/2012/BKHCN

7. Các phương thức đánh giá sự phù hợp chứng nhận hợp quy thép

  • Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất

Đánh giá thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là không quá 3 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

  • Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa

Được áp dụng cho từng lô sản phẩm. Đánh giá sản phẩm điển hình trên cơ sở thử nghiệm mẫu. Có hiệu lực vô thời hạn và chỉ có giá trị đối với lô sản phẩm đã được đánh giá.

8. Thời gian giải quyết hồ sơ

Trong thời gian 07 ngày từ lúc tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy từ cá nhân ,tổ chức nếu hồ sơ hợp lệ thì đơn vị nhận hồ sơ sẽ thông báo bằng văn bản lại cho cá nhân tổ chức. Nếu hồ sơ không hợp lệ sẽ có thông báo về những điểm chưa hợp lý để tổ chức hoàn thiện lại và tiếp tục đăng ký lại.

9. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo hướng dẫn: Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
  • Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Các Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận trực thuộc Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Cơ quan phối hợp (nếu có): các Sở Thông tin và Truyền thông, các Chi Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com