1. Giới thiệu tác giả

Hỏi đáp về luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành –PGS.TS Lê Hữu Anh chủ biên

Tập thể tác giả gồm:

PSG.TS Lê Hữu Anh (chủ biên)

TS. Lê Quang Toàn

TS. Nguyễn Long Thành

TS. Bùi Trần Cường

ThS. Dương Văn Hùng

ThS. Nguyễn Nam Hải

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Hỏi đáp về luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành – PGS.TS Lê Hữu Anh chủ biên

Hỏi đáp về luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành

Tác giả: PGS.TS Lê Hữu Anh chủ biên

Nhà xuất bản Công an nhân dân

3. Tổng quan nội dung sách

Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, thay thế Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự số 23/2004/PL-UBTVQH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Pháp lệnh số 3Q/2006/PL-ƯBTVQH11 và Pháp lệnh số 09/2009/PL-UBTVQH12.
Luật mới đã có kế thừa và phát triển một bước Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, quy định về nguyên tắc tổ chức điều tra hình sự; tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều ưa; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Điều tra viên và các chức danh khác trong điều tra hình sự; quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát trong hoạt động điều tra hình sự; bảo đảm điều kiện cho hoạt động điều tra hình sự và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Để triển khai thi hành Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 về việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QHl3.
Nhằm góp phần nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật, thống nhất áp dụng các quy định pháp luật để tìm hiểu những quy định của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự. Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản cuốn “Hỏi – đáp về Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành” do PGS.TS. Lê Hữu Anh làm chủ biên và tập thể tác giả của Học viện Cảnh sát nhân dân. Thông qua việc hỏi và giải đáp, để làm rõ hơn nội dung của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự cuốn sách này giúp bạn đọc dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện tìm ra, nắm bắt và áp dụng đúng quy định của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015, nhất là những quy định về nguyên tắc tổ chức điều tra hình sự; tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Điều ừa viên và các chức danh khác trong điều tra hình sự; quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát trong hoạt động điều tra hình sự; bảo đảm điều kiện cho hoạt động điều tra hình sự và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Nội dung sách gồm 3 phần như sau:

Phần 1. Câu hỏi lý thuyết

Gồm 40 câu hỏi:

1. Vì sao cần ban hành Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự?

2. Quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015?

3. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của hệ thống tổ chức Cơ quan điều tra?

4. Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 được Quốc hội thông qua ngày tháng năm nào? Có bao nhiêu chương? Bao nhiêu điều?

…..

31. Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra?

32. Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên? Trình bày những việc Điều tra viên không được làm?

33. Trình bày việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Điều tra viên?

34. Trình bày việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra?

35. Những quy định của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự về Cán bộ điều tra?

36. Trình bày quy định về Hội đồng thi tuyển Điều tra viên?

37. Chế độ, chính sách đối với người làm công tác điều tra hình sự?

38. Vấn đề đảm bảo biên chế, đào tạo, bồi dưỡng trong công tác điều tra hình sự?

39. Vấn đề đảm bảo cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ hoạt động điều tra hình sự?

40. Trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ, Ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác điều tra hình sự?

Phần 2. Tình huống thực tiễn

Gồm 10 tình huống cụ thể

Phần 3. Trích dẫn văn bản pháp luât và các biểu mẫu văn bản áp dụng

Phần này tác giả trích dẫn các đầu văn bản gồm:

– Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015

– Nghị định 128/2017/NĐ-CP về quy định chế độ báo cáo về điều tra hình sự

– Các Thông tư hướng dẫn thi hành.

Luật LVN Group xin được trích dẫn nội dung phần câu hỏi lý thuyết trong cuốn sách để bạn đọc hình dung được rõ hơn lối trình bày của tác giả.

Câu 1: Vì sao cần ban hành Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự?

Trả lời:

Sự cần thiết ban hành Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự:

Ngày 20 tháng 8 năm 2004, Ủy ban Thường vụ quốc hội ban hành Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004, được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2006, năm 2009. Thực hiện các quy định của pháp lệnh này, tổ chức của Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân, trong Quân đội nhân dân, của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đã đi vào ổn định và hoạt động có hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo vệ chế đội xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ công cuộc đổi mới của đất nước. Cơ quan điều tra được tổ chức theo hướng tập trung, thống nhất, chuyên sâu nên đã phát h iện, điều tra, xử lý có hiệu quả với các tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự theo thẩm quyền của các Cơ quan điều tra.

Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đã đạt được trong hoạt động điều tra hình sự theo Pháp lệnh năm 2004, thực tế cũng cho thấy Pháp lệnh này đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả điều tra hình sự như: còn có nhiều quy định chung nên khi thưc hiện phải có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, một số quy định về thẩm quyền điều tra, quan hệ phối hợp trong hoạt động điều tra, quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, quy định về điều tra viên chưa cụ thể hóa. Mặt khác, do được ban hành từ năm 2004 nên Pháp lệnh chưa có điều kiện thể chế hóa, cụ thể hóa đầy đủ các quan điểm chỉ đạo của Đảng về chiến lược cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và các quy định của Hiến pháp năm 2013 về nguyên tắc, tổ chức, hoạt động và cơ chế kiểm soát quyền lực của các cơ quan tư pháp, các quy định về ghi nhận, tôn trọng và đảm bảo quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân … trong hoạt động điều tra hình sự.

Xuất phát từ tình hình nêu trên, để tiếp tục thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng về cải cách tư pháp và đổi mới tổ chức hoạt động của cơ quan điều tra; bảo đảm tính thống nhất và sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta, khắc phục những hạn chế, bất cập của Pháp lệnh năm 2004 thì việc xây dựng, ban hành Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự là cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý toàn diện, đồng bộ, cụ thể và nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra hình sự trong tình hình mới.

Câu 2: Quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015?

Trả lời:

Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự được xây dựng trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo sau đây:

– Quán triệt, thể chế hóa chủ trường, quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước về tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra hình sự, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

– Phù hợp với Hiến pháp, sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; ghi nhận, tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động điều tra hình sự.

– Dựa trên cơ sở tổng kết thi hành Pháp lệnh năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thực hiện; kế thừa các quy định cong phù hợp đang phát huy tác dụng tốt, khắc phục những tồn tại, bất cập, hạn chế của pháp luật về điều tra hình sự; đáp ứng yêu cầu của công tác điều tra hình sự trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong tình hình hiện nay và những năm tiếp theo. Tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm pháp luật và thực tiễn tổ chức điều tra hình sự của một số nước phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.

4. Đánh giá bạn đọc

Về mặt hình thức: Tác giả đã biện soạn hệ thống thành phần lý thuyết riêng và tình huống thực tiến riêng rất khoa học. Phần lý thuyết cũng được trình bày dưới dạng hỏi đáp từng vấn đề giúp người được dễ dàng tiếp nhận hơn.

Về mặt nội dung: Nội dung cuốn sách đã bao gồm cả lý thuyết và thực tiễn (quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng) về tổ chức của Cơ quan điều tra hình sự. Cùng với đó cuốn sách trích dẫn toàn bộ các văn bản pháp luật có liên quan trong lĩnh vực này giúp người đọc dễ dàng tra cứu hơn. Sở hữu 1 cuốn sách nhưng đã có đầy đủ các văn bản pháp lý liên quan. Hơn thế nữa, các biểu mẫu áp dụng trong hoat động điều tra của cơ quan điều tra hình sự cũng đã được liệt kê và đính kèm đầy đủ rất thuận tiện cho người đọc.

5. Kết luận

Hỏi đáp về luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành –PGS.TS Lê Hữu Anh chủ biên là một cuốn sách hữu ích. Không nặng nề về lý luận mà nội dung tập trung chính là các quy định pháp luật hiện hành. Do đó, bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu quy định pháp luật về Tổ chức của cơ quan điều tra hình sự nên cân nhắc và lựa chọn bổ sung vào nguồn tư liệu tham khảo của mình.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!