– Bên bán điện ký đầy đủ, dấu đỏ, có chức danh (là người Việt Nam);
– Bên mua điện ký đầy đủ, dấu đỏ, không có chức danh (là người nước ngoài);
Vậy hợp đồng này có hợp pháp hay không khi bên mua thiếu dấu chức danh? Xin cảm ơn Luật sư của LVN Group!
>> Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?
Hợp đồng mua bán hàng hóa là loại hợp đồng thông dụng trong thương mại, là sự thoả thuận về ý chí giữa các bên tham gia hoạt động thương mại có trụ sở kinh doanh đặt ở các quốc gia khác nhau. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một hợp đồng, mang đầy đủ các bản chất và đặc trưng của tất cả các loại hợp đồng theo quy định của pháp luật. Do hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau, có yếu tố nước ngoài tham gia; vì vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ có những đặc điểm nhất định so với hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường. Xuất phát từ những đặc trưng cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường và có yếu tố nước ngoài trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nên hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ có những đặc điểm riêng biệt và cơ bản sau đây:
– Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: về phương diện pháp lý, các điều ước quốc tế, các tập quán quốc tế và kể cả các đạo luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì vấn đề chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ lý giải việc thẩm quyền ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ do pháp luật quân quốc gia nào áp dụng. Vì pháp luật của mỗi quốc gia sẽ khác nhau có những cái quy định không giống nhau vì thẩm quyền được ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ là các thương nhân; thương nhân chính là những người trực tiếp thực hiện hoạt động mua bán, hoạt động kinh doanh thương mại. Theo quy định của pháp luật thương mại thì thương nhân sẽ bao gồm các cá nhân, pháp nhân có đủ các điều kiện do pháp luật quy định để tham gia vào các hoạt động thương mại và trong một số trường hợp. Mỗi quốc gia sẽ có những quy định khác nhau về điều kiện trở thành thương nhân cho từng đối tượng cụ thể. Chủ thể ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chủ yếu là các thương nhân nhưng phải có các thương nhân được tự do ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh của họ, hay là chỉ được ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phù hợp với ngành nghề kinh doanh của chính họ. Luật doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản pháp luật khác quy định về thương mại đều thống nhất doanh nghiệp được tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Cụ thể, thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ các hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Do đó, không bắt buộc thương nhân chỉ được phép mua bán hàng hóa quốc tế trong phạm vi ngành nghề mà mình đăng ký kinh doanh, mà cho phép thương nhân tự do mua bán hàng hóa quốc tế trừ những hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
– Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải thỏa mãn các quy định về quy chế hàng hóa được phép mua bán, trao đổi theo pháp luật của các nước bên mua và bên bán. Pháp luật của các quốc gia khác nhau sẽ có những quy định không giống nhau về những hàng hóa được phép trao đổi mua bán, từ đó sẽ dẫn đến việc có những hàng hóa theo quy định của nước này thì được phép trao đổi mua bán nhưng theo quy định của pháp luật nước khác thì sẽ cấm trao đổi mua bán. Chỉ những hàng hóa nào đều được các pháp luật quốc gia của các bên ký kết hợp đồng quy định là được phép trao đổi mua bán thì mới có thể trở thành đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
– Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế xuất phát từ nguyên tắc tự do ý chí, các bên tham gia giao kết hợp đồng có quyền tự do lựa chọn hình thức thể hiện ý chí thích hợp. Về nguyên tắc, ý chí không nhất thiết phải được bày trò dưới một hình thức nhất định, mà nó có thể được biểu hiện bằng lời nói, bằng văn bản, bằng cử chỉ, bằng hành vi cụ thể hoặc thậm chí là bằng sự im lặng. Để thiết lập sự an toàn pháp lý trong quan hệ hợp đồng cũng như để bảo toàn chứng cứ và bảo vệ trật tự pháp luật, lợi ích xã hội, có những trường hợp hợp đồng giao kết phải tuân theo những hình thức pháp luật quy định. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy định rất khác nhau trong pháp luật của các quốc gia và pháp luật quốc tế. Có pháp luật của một số nước sẽ yêu cầu bắt buộc hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập thành văn bản; nhưng cũng còn pháp luật của một số nước lại không có bất kỳ một yêu cầu nào về hình thức của hợp đồng mà tôn trọng sự thỏa thuận của hai bên.
– Việc trụ sở của các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau không chỉ có nghĩa là các bên nằm trên lãnh thổ của các nước khác nhau mà còn có nghĩa là các bên liên quan đến hệ thống pháp luật khác nhau. Xuất phát từ chủ quyền quốc gia trong công pháp quốc tế thì khi một bên quan hệ liên quan đến bao nhiêu quốc gia thì về nguyên tắc có bị nhiều hệ thống pháp luật đều có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ đó. Đồng thời, xuất phát từ quyền tự do ý chí trong quan hệ hợp đồng thì các bên ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể chọn hệ thống pháp luật để điều chỉnh hợp đồng của mình. Việc lựa chọn pháp luật phải thỏa mãn các điều kiện chọn luật, và trong một số trường hợp quyền chọn luật sẽ bị hạn chế bởi quy định của pháp luật quốc gia khi nó còn liên quan đến các vấn đề khác nhau. Trong trường hợp các bên không chọn luật áp dụng cho hợp đồng thì quy tắc của tư pháp quốc tế sẽ được áp dụng để chọn ra hệ thống pháp luật điều chỉnh hợp đồng khi cần thiết.
2. Điều kiện để hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có hiệu lực?
Hoạt động mua bán hàng hóa là một hoạt động trung tâm trong việc giao lưu thương mại, và có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế được thể hiện dưới hình thức pháp lý nhất định hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận thống nhất ý chí của các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ trả tiền và nhận hàng hóa. Để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực thì hợp đồng phải đáp ứng cho những điều kiện theo quy định của pháp luật. Nếu theo quy định của pháp luật Việt Nam thì hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ có hiệu lực của giao dịch dân sự và các văn bản pháp luật khác liên quan sẽ có quy định về vấn đề này. Cụ thể giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:
– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
– Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp pháp luật có quy định.
Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa từ sẽ có hiệu lực khi đắp ứng được các điều kiện về nguyên tắc giao kết hợp đồng. Hợp đồng là sự thoả thuận thống nhất ý chí của các bên, các bên tự do thể hiện ý chí của mình, hướng đến lợi ích của các bên, hướng đến lợi ích chính đáng mà pháp luật cần bảo vệ. Việc giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng kinh doanh thương mại nói riêng đều phải tuân thủ theo nguyên tắc: tự do giao kết nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Ngoài ra, chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa cũng phải đúng với thẩm quyền: tức chủ thể giao kết hợp đồng phải là đại diện hợp pháp của thương nhân. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa. hàng hóa trong thương mại là đối tượng mua bán có thể là hàng hóa hiện đang tồn tại và có thể là hình thành trong tương lai, có thể là động sản hoặc bất động sản. những hàng hóa này phải là những hàng hóa hợp pháp và phải không thuộc trong các trường hợp hàng hóa bị cấm kinh doanh trong danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán. Theo đó, bên bán sẽ có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền; còn bên mua sẽ có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán. nội dung của hợp đồng sẽ bao gồm các điều khoản được ghi nhận trong hợp đồng thông thường. Các bên còn có thể thỏa thuận về các điều khoản khác của hợp đồng.
3. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không có dấu chức danh của bé mua thì có hiệu lực hay không?
Theo thông tin mà bạn cung cấp thì đội ngũ Luật sư của LVN Group của công ty Luật LVN Group đã nghiên cứu và đưa ra tư vấn cụ thể như sau:
Căn cứ điều 27 Luật Thương mại năm 2005 quy định cụ thể như sau:
Điều 27. Mua bán hàng hóa quốc tế.
1. Mua bán hành hóa quốc tế được thực hiệ dưới hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
2. Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Việc luật thương mại 2005 không quy định chi tiết về hợp đồng phải bắt buộc phải có con dấu chứng danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Nhưng về nguyên tắc khi các bên kí kết hợp đồng thì hai bên phải ký vào hợp đồng và phải có đóng dấu của chủ thể giao kết hợp đồng để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng giả sử sau này có xảy ra tranh chấp thì hợp đồng có chữ ký và có đóng dấu của các bên tham gia kết hợp đồng là bằng chứng chứng minh trước cơ quan nhà nước.
Đối với trường hợp này của bạn thì xin khẳng định là không trái với quy định của pháp luật nhưng bạn cần yêu cầu bên nước ngoài đóng dấu vào trong hợp đồng của bạn đảm bảo căn cứ pháp lý.
Những điều cần lưu ý: Xem xét kỹ lại hợp đồng, Yêu cầu bên kia là đóng dấu chứng danh.
Trên đây là tư vấn mà công ty Luật LVN Group muốn gửi tới quý khách hàng. Nếu quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc hay có câu hỏi pháp lý khác có liên quan thì vui lòng liên hệ trực tiếp đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 qua số hotline: 1900.0191 để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng!