>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.0191

 

Luật sư tư vấn: 

Cơ sở pháp lý thành lập câu lạc bộ câu cá, bao gồm các văn bản sau:

– Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

– Nghị định 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

– Thông tư 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

– Thông tư 03/2014/TT-BNV ngày 19/6/2014 của Bộ Nội vụ sửa đổi thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013.

 

1. Câu lạc bộ là gì?

Từ trước đến nay, câu lạc bộ đã tồn tại và hoạt động từ rất lâu, câu lạc bộ hay tổng hội, liên đoàn… hay còn được gọi là hội. Hội là tập hợp tổ chức do cá nhân hoặc tổ chức thành lập nên vì mục đích chính đáng có cùng những sở thích, mục tiêu, quan điểm, sau đó cùng sinh hoạt, trau dồi, hỗ trợ lẫn nhau, giúp đỡ bảo vệ quyền lợi của các hội viên.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, hội có các tên gọi khác nhau như: hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, theo quy định của pháp luật, câu lạc bộ chính là tên gọi khác của hội.

Cũng theo quy định tại Điều 2 Nghị định này, hội được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, theo những quy định của pháp luật thì câu lạc bộ trước tiên phải là một tổ chức được thành lập một cách tự nguyện, các hội viên không bị ép buộc khi tham gia. Các câu lạc bộ nói riêng và hội nói chung là tập hợp của những hội viên cùng ngành nghề như hội nhà văn, hội sinh viên, hội học sinh…, cùng sở thích như hội khiêu vũ… Mục đích chung của câu lạc bộ là tập hợp đoàn kết các hội viên lại với mục đích thường xuyên tổ chức các hoạt động trước hết là giao lưu kết bạn, hỗ trợ lẫn nhau cùng tiến bộ và phát triển, giúp đỡ và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên và cộng đồng, phát triển xã hội.

 

2. Điều kiện thành lập câu lạc bộ

Căn cứ theo Nghị định số 45/2010/NĐ-CP Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Thì việc quy định điều kiện thành lập câu lạc bộ được quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định này như sau:

– Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lập về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên địa bàn lãnh thổ.

– Có điều lệ

– Có trụ sở

– Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội: Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội; Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội; Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội, Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội.

Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn; số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này; xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể

 

3. Thành lập ban vận động thành lập câu lạc bộ

Người đứng đầu ban vận động thành lập hội là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khỏe và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động.

Số thành viên trong ban vận động thành lập hội được quy định như sau: Hội có phạm vi hoạt động trên cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất mười thành viên, Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, có ít nhất năm thành viên; Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã có ít nhất ba thành viên; Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất năm thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế; đối với hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất ba thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế trong tỉnh.

Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận.

 

4. Trình tự, thủ tục thành lập câu lạc bộ câu cá tại Hà Nội

Tổ chức cá nhân có mong muốn thành lập câu lạc bộ cần nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền, hồ sơ bao gồm:

– Đơn xin phép thành lập hội

– Dự thảo điều lệ

– Dự kiến phương hướng hoạt động

– Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận

– Lý lịch tư pháp của người đứng đầu ban vận động thành lập hội

– Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội

– Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ xin phép thành lập hội:

– Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.

– Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận hồ sơ xin phép thành lập hội phải có giấy biên nhận. Trong thời hạn sáu mươi ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, quyết định cho phép thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Với bản chất hội là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam vì vậy, người thành lập hội phải là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khỏe và có uy tín trong lĩnh vực dự kiến hoạt động. Như vậy, đồng nghĩa với việc người nước ngoài sẽ không được phép thành lập hội cũng như câu lạc bộ tại Việt Nam mà chỉ là hội viên liên kết và hội viên danh dự.

 

5. Trình tự thực hiện đăng ký thành lập câu lạc bộ câu cá tại Hà Nội

Bước 1: Ban vận động thành lập hội gửi hồ sơ xin thành lập hội tại cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận (lệ phí: không)

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nhị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.

Bước 3: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ chuyển cho phòng chuyên môn nghiên cứu, thẩm định hồ sơ xin phép thành lập hội và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến đóng góp, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).

Bước 4: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, quyết định cho phép thành lập hội; Nếu không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Như vậy, trong trường hợp của bạn để thành lập câu lạc bộ bạn cần xin phép và thỏa mãn các điều kiện hoạt động được ra trong quy định của Ủy ban nhân dân thành phố.

Nếu có bất kỳ vướng mắc nào xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của Công ty Luật LVN Group qua số điện thoại 1900.0191 để được hỗ trợ giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Luật LVN Group xin trân trọng cảm ơn!