1. Hướng dẫn thủ tục thành lập Hội
1.1 Khái niệm về Hội ?
Hội là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
1.2 Căn cứ pháp lý về việc thành lập hội ?
Nghị định 45/2010/NĐ-CP Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
1.3 Phạm vi hoạt động của hội ?
– Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;
– Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
– Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
– Hội có phạm vi hoạt động trong xã, phường, thị trấn.
1.4 Điều kiện thành lập Hội là gì ?
– Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.
– Có điều lệ.
– Có trụ sở.
– Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:
+ Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
+ Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
+ Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
+ Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
+ Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội.
Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
1.5 Quy trình, các bước để thành lập lập Hội
Bước 1: Lập Ban vận động
a) Số lượng thành viên:
– Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất mười thành viên;
– Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, có ít nhất năm thành viên;
– Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã, có ít nhất ba thành viên;
– Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất năm thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế; đối với hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất ba thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế trong tỉnh
b) Hồ sơ lập Ban vận động:
– Đơn xin công nhận ban vận động thành lập hội
– Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong ban vận động thành lập hộ
c) Đơn vị thực hiện thủ tục hành chính:
+ Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;
+ Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
+ Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.
Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ủy quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã, thì phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong xã;
d) Thời gian cấp phép: 30 ngày
Bước 2: Lập Hội
a) Hồ sơ chuẩn bị:
– Đơn xin phép thành lập hội.
– Dự thảo điều lệ.
– Dự kiến phương hướng hoạt động.
– Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
– Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.
– Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.
– Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).
b) Đơn vị thực hiện thủ tục hành chính:
– Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã.
c) Thời gian cấp phép: 60 ngày
Bước 3: Tiến hành Đại hội
Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày quyết định cho phép thành lập hội có hiệu lực, ban vận động thành lập hội phải tổ chức đại hội.
Bước 4: Báo cáo kết quả Đại hội
Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày đại hội, ban lãnh đạo hội gửi tài liệu đại hội đến cơ quan nhà nước đã quyết định cho phép thành lập hội, gồm:
– Điều lệ và biên bản thông qua điều lệ hội;
– Biên bản bầu ban lãnh đạo, ban kiểm tra (có danh sách kèm theo) và lý lịch người đứng đầu hội;
– Chương trình hoạt động của hội;
– Nghị quyết đại hội.
1.6 Lệ phí nhà nước về thành lập hội:
Không mất phí.
2. Tổng hợp quy trình để thành lập Hội trong phạm vi huyện ?
Trả lời:
2.1 Thành lập Ban vận động Hội
2.1.1. Hồ sơ:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội quy định:
Hồ sơ đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội gồm:
a) Đơn xin công nhận ban vận động thành lập hội, trong đơn nêu rõ tên hội, tôn chỉ, mục đích của hội, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian trù bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp (Mẫu 03 theo Thông tư 03/2013/TT-BNV Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP)
b) Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong ban vận động thành lập hội: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; trú quán; trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn
2.1.2. Thẩm quyền: Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
2.1.3. Thời gian: Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp
2.1.4. Số lượng hồ sơ: 02 bộ
2.1.5. Phí, lệ phí: Không
2.2 Quy định về thành lập hiệp hội
2.2.1. Hồ sơ
– Đơn xin phép thành lập hội (Mẫu 04 TT 03/2013/TT-BNV)
– Dự thảo điều lệ (Mẫu 09 TT 03/2013/TT-BNV)
– Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
– Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.
– Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.
– Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).
2.2.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2.2.3. Thẩm quyền: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
2.2.4. Thời gian: Trong thời hạn sáu mươi ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp
2.2.5. Phí, lệ phí: Không
3. Hướng dẫn thủ tục và quy trình đăng ký thành lập Hội nghề nghiệp tại Việt Nam
Hội có các tên gọi khác nhau: hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hội).
– Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
– Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
– Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
– Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
Thành lập Hội cần thực hiện 02 (hai) bước. Trong đó:
3.1. Bước 1: Lập Ban vận động thành lập Hội:
3.1.1. Hồ sơ thành lập hội gồm:
a) Đơn xin công nhận ban vận động thành lập hội, trong đơn nêu rõ tên hội, tôn chỉ, mục đích của hội, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian trù bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp;
b) Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong ban vận động thành lập hội: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; trú quán; trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn
3.1.2. Đơn vị cấp phép thành lập hội:
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;
b) Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
c) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.
Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ủy quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã, thì phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong xã;
3.1.3. Thời gian thực hiện thủ tục mở hội: 30 ngày
3.2. Bước 2: Thành lập Hội
3.2.1. Hồ sơ gồm:
a) Đơn xin phép thành lập hội.
b) Dự thảo điều lệ.
c) Dự kiến phương hướng hoạt động.
d) Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
đ) Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.
e) Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.
f) Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).
3.2.2. Đơn vị cấp phép:
a) Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnhcho phép thành lập đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã.
3.2.3. Thời gian: 60 ngày
4. Thành lập hội trên địa bàn huyện thì cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ gì ?
Luật sư trả lời:
Đầu tiên, để thành lập được Hội này, bạn cần phải đáp ứng được những điều kiện mà pháp luật quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP như sau:
Điều 5. Điều kiện thành lập hội
1. Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.
2. Có điều lệ;
3. Có trụ sở;
4. Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:
c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.
Khi đáp ứng được những điều kiện mà pháp luật quy định như: trụ sở, điều lệ hội, mục đích hoạt động, tên gọi, lĩnh vực hoạt động, thành viên tham gia thành lập hội trong phạm vi hoạt động ở Huyện là hai mươi công dân.
Bước tiếp theo, muốn thành lập hội những người thành lập hội cần phải thành lập Ban vận động thành lập Hội và phải được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận, căn cứ theo khoản 1 điều 6 Nghị định 45/2010/NĐ-CP:
Điều 6. Ban vận động thành lập hội
1. Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận.
Khi đã được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra Quyết định công nhận Ban vận động thành lập hội, lúc này bạn cần chuẩn bị những hồ sơ sau để có thành lập được Hội:
Điều 6. Ban vận động thành lập hội
4. Hồ sơ đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội lập thành hai bộ, hồ sơ gồm:
a) Đơn xin công nhận ban vận động thành lập hội, trong đơn nêu rõ tên hội, tôn chỉ, mục đích của hội, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian trù bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp;
b) Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong ban vận động thành lập hội: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; trú quán; trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn.
Như vậy, để thành lập Hội bạn cần phải đáp ứng những điều kiện mà pháp luật quy định, khi đã đáp ứng được bạn cần làm thủ tục công nhận ban vận động thành lập Hội tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau đó bạn mới có thể làm thủ tục thành lập Hội.
5. Thành lập Hội để kinh doanh có được không ?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo khoản 1 điều 2 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định:
Điều 2. Hội
1. Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì bạn hoàn toàn có thể thành lập Hội yêu thích xe đạp trên cơ swor không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viện, của cộng đồng, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động có hiệu quả. Nguyên tắc hoạt động là không vì mục đích lợi nhuận. Nhưng bạn lại muốn thành lập Hội để mở rộng thị trường và tăng thêm thu nhập nên có thể coi là thành lập hội vì mục đích lợi nhuận trái với quy định của pháp luật.
6. Thủ tục thành lập hội từ thiện thực hiện như thế nào ?
Xin cảm ơn!
Trả lời:
Điều 8 của Nghị định 30/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện có quy định về điều kiện thành lập quỹ như sau:
Quỹ được thành lập khi có đủ những điều kiện sau đây:
1. Mục đích hoạt động phù hợp với quy định tại Điều 2 Nghị định này.
2. Có sáng lập viên thành lập quỹ theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
3. Ban sáng lập quỹ có đủ số tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
4. Có hồ sơ thành lập quỹ theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
Điều kiện để quỹ hoạt động gồm có:
– Có giấy phép thành lập và công nhận điều lệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Đã công bố về việc thành lập quỹ;
– Có văn bản xác nhận của ngân hàng nơi quỹ đăng ký mở tài khoản về số tiền mà sáng lập viên đóng góp để thành lập quỹ đã có đủ trong tài khoản của quỹ. Đối với tài sản khác, đã thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản cho quỹ;
– Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ.
2. Việc bạn làm từ thiện xuất phạt từ cái tâm, từ tấm lòng của bạn nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khắn, bất hạnh, việc làm này được Nhà nước khuyến khích. Tuy nhiên, khi bạn thành lập quỹ từ thiện sẽ huy động được sức mạnh, sự hỗ trợ, lòng hảo tâm của mọi người.
Xem thêm: Thông tư số 02/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ : Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, từ thiện
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng./.