Xét xử kín được hiểu là không phải tất cả mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa như trường hợp xét xử công khai, nhưng phải tuyên án công khai.Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu các bạn về chủ để Khái niệm về xử kín. Mời các bạn đọc nội dung trình bày sau đây của chúng tôi để biết thêm thông tin !.
1.Những trường hợp nào được xét xử kín
Căn cứ hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, Điều 25 – Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định:
“Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai”.
Theo quy định này, có 3 trường hợp Tòa sẽ xét xử kín:
Thứ nhất, nếu Tòa xét thấy cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục. Các vụ án điển hình cho trường hợp xét xử kín này xuất phát từ các vụ án liên quan đến Làm sai quy định nhà nước gây thất thoát ngân sách, tham nhũng,…..Vì nó liên quan đến việc giữ bí mật nhà nước.
Thứ hai, xét thấy phải bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi. Các vụ án điển hình thường là các vụ án về hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm, dâm ô,…. Vì những vụ án này thường ảnh hưởng đến tâm lý của nạn nhân trong giai đoạn chưa phát triển về tinh thần.
Thứ ba, xuất phát từ quyền giữ kín bí mật đời tư của chính đương sự. Trong một số trường hợp, yêu cầu được xét xử kín cũng là căn cứ để Tòa xét xử kín vụ án.
Nếu vụ án thuộc trường hợp được xét xử kín như nêu trên, đương sự có quyền gửi đơn đến tòa án xét xử vụ án đó để yêu cầu xử kín. Trên cơ sở yêu cầu của đương sự, Tòa án sẽ xem xét, quyết định và khi đưa vụ án ra xét xử, Tòa sẽ ghi rõ cách thức xét xử là công khai hoặc xử kín.
Tuy nhiên, hiện nay, khái niệm “thuần phong mỹ tục” và “bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự” vẫn chưa được hướng dẫn, giải thích cụ thể để áp dụng thống nhất.
Theo quy định này, để tránh trình bày toàn bộ tình tiết của vụ án, làm ảnh hưởng tới bí mật nhà nước, bí mật đời tư, ảnh hưởng tới việc bảo vệ cho người dưới 18 tuổi…,
2.Xét xử kín nhưng bản án phải công khai
Tuy quá trình xét xử phải kín nhưng mà bản án phải được công khai cho mọi người. Song, bản án cũng thường chỉ được công khai phần quyết định bởi lẽ, việc công bố toàn bộ bản án sẽ trình bày hết các tình tiết vụ án. Điều này sẽ khó bảo vệ được bí mật nhà nước, bí mật đời tư và quyền lợi của người dưới 18 tuổi, trái với nguyên tắc việc xét xử kín. Căn cứ, tại Điều 327 – Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 đã quy định:
Điều 327. Tuyên án
Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.
3.Quy định pháp luật
Xét xử kín được hiểu là không phải tất cả mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa như trường hợp xét xử công khai, nhưng phải tuyên án công khai.
Trong phiên tòa xét xử kín, chỉ có Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng do Hội đồng xét xử triệu tập nếu xét thấy cần thiết. Còn lại, không một ai khác được ở lại phòng xét xử để theo dõi diễn biến phiên tòa, kể cả nhà báo hay người thân của bị cáo, đương sự.
Hiến pháp năm 2013 quy định về nguyên tắc xét xử tại Điều 103, trong đó nêu rõ:
“Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín”.
Sẽ khác với những phiên xét xử công khai thông thường, những người không liên quan đến việc xét xử, nhà báo hay người thân của đương sự, bị cáo sẽ không được tham gia phiên xét xử kín này.