Căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019, trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết thì người lao động được nghỉ 03 ngày và hưởng nguyên lương, nhưng phải thông báo cho người sử dụng lao động biết.

Như vậy, so với Bộ luật Lao động năm 2012 (điểm c, khoản 1, Điều 116), thì Bộ luật Lao động năm 2019 đã bổ sung thêm các trường hợp được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương, đó là:

Một là, cha nuôi, mẹ nuôi chết.

Hai là, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết.

Ba là, con nuôi chết.

Quy định nêu trên đã tạo điều kiện thuận lợi để người lao động có thời gian lo hậu sự chu đáo cho những người thân của mình.

 

1. Khi người thân mất thì người lao động có được nghỉ làm không? 

Có thể nói, việc người thân mất nên người lao động xin nghỉ là điều hợp lý và người sử dụng lao động sẽ phải tạo điều kiện cho người lao động nghỉ làm trong những ngày này.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì đối với từng trường hợp cụ thể mà Bộ luật Lao động năm 2019 sẽ quy định về trường hợp người thân mất thì người lao động sẽ được nghỉ làm từ 01 đến 03 ngày theo như quy định và có thể nghỉ nhiều hơn là do người lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận. Kéo theo đó, tùy vào mỗi trường hợp nghỉ mà người lao động được hưởng nguyên lương hoặc không được hưởng lương.

Cụ thể, hiện nay những quy định về nghỉ việc riêng đối với người lao động được căn cứ theo quy định tại Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019, theo đó được hiểu như sau:

– Trường hợp 1: Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày; 

+ Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

– Trường hợp 2: Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi:

+ Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết;

+ Cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

– Trường hợp 3: Ngoài quy định trên, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Như vậy nhìn chung, người lao động sẽ phải có trách nhiệm thông báo với người sử dụng lao động khi người thân mất. Căn cứ vào đó, người sử dụng lao động phải xét duyệt cho người lao động nghỉ làm theo từng trường hợp như sau:

– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi chết: nghỉ 03 ngày;

– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;

– Vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;

– Con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

– Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại: nghỉ 01 ngày;

– Anh, chị, em ruột chết: nghỉ 01 ngày.

Lưu ý, trong tất cả những trường hợp trên thì người lao động đều phải thông báo với người sử dụng lao động được biết về việc nghỉ làm này của người lao động.

 

2. Nghỉ làm do người thân mất mà vẫn hưởng nguyên lương khi nào? 

Căn cứ trên cơ sở những quy định của Bộ luật lao động năm 2019 và những nội dung mà Luật LVN Group đã phân tích ở trên, những trường hợp nghỉ làm mà người lao động sẽ được hưởng nguyên lương như những ngày đi làm bình thường bao gồm:

– Một là, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi chết;

– Hai là, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết;

– Ba là, vợ hoặc chồng chết;

– Bốn là, con đẻ, con nuôi chết

Trong 4 trường hợp nêu trên, người lao động được nghỉ 03 ngày và hưởng nguyên lương như bình thường. Còn đối với trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết thì người lao động chỉ được nghỉ 01 ngày và không hưởng lương.

Như vậy, so với Bộ luật Lao động năm 2012 (điểm c, khoản 1, Điều 116), thì Bộ luật Lao động năm 2019 đã bổ sung thêm các trường hợp được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương, đó là:

– Cha nuôi, mẹ nuôi chết.

– Cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết.

– Con nuôi chết.

Những quy định nêu trên đã tạo điều kiện thuận lợi để người lao động có thời gian lo hậu sự chu đáo cho những người thân của mình.

Bên cạnh đó hết sức lưu ý, mặc dù pháp luật có quy đỉnh rõ ràng về điệu kiện được nghỉ và số ngày nghỉ cố định những khi người lao động nghỉ việc do người thân mất thì vẫn phải thông báo cho người sử dụng lao động biết.

 

3. Nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ làm khi người thân mất thì sao?

Trong trường hợp người lao động xin nghỉ việc khi cha mẹ, vợ chồng, con cái mất thì người sử dụng đất phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho người lao động nghỉ việc theo đúng quy định của pháp luật.

Trong trường hợp nếu người sử dụng lao động cố tình gay khó dễ không cho người lao động nghỉ việc thì đây được coi là hành vi vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Với hành vi này sẽ chịu chế tài xử lý vi phạm hành chính căn cứ theo điểm a Khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

+ Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;…

Tuy nhiên cần phải phân biệt rằng, ngoài những trường hợp mà người lao động được nghỉ theo quy định của luật, người lao động muốn xin nghỉ thêm theo diện nghỉ không hưởng lương thì người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền đồng ý hoặc từ chối đề nghị xin nghỉ đó, điều này hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận giữa hai bên. Nếu người sử dụng lao động không đồng ý cho xin nghỉ thì điều này cũng không vi phạm pháp luật.

 

4. Trường hợp ngày nghỉ tang trùng ngày cuối tuần

Theo những quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ phép từ 01 ngày đến 03 ngày khi gia đình có tang. Tuy nhiên, quy định này không đề cập cụ thể người lao động được nghỉ phép ngày nào trong tuần.

Do đó, người lao động có thể chủ động lựa chọn ngày nghỉ phép phù hợp với bản thân. Trong trường hợp ngày nghỉ rơi vào cuối tuần, thứ bảy và chủ nhật, đây là những ngày nghỉ đương nhiên nên người lao động sẽ được tính nghỉ phép vào những ngày kế tiếp.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7, gọi ngay tới số: 1900.0191 hoặc gửi email trực tiếp tại: Tư vấn pháp luật qua Email để được giải đáp. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật LVN Group./.