>> Luật sư tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số:1900.0191
Luật sư tư vấn:
1. Tạm ngừng hoạt động kinh doanh là gì?
Tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn mà không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh thì tạm ngừng kinh doanh là một lựa chọn đáng để cân nhắc trong trường hợp doanh nghiệp chưa muốn giải thể. Việc tạm ngừng kinh doanh đơn giản và dễ tiến hành hơn so với việc dừng kinh doanh hoàn toàn.
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh là không quá 1 năm. Trước khi thời hạn tạm ngừng kết thúc, doanh nghiệp có thể gia hạn tạm ngừng, số lần gia hạn không hạn chế. Hay nói cách khác là ngày kết thúc tình trạng pháp lý tạm ngừng kinh doanh là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Pháp luật Việt Nam hiện không hạn chế tổng số lần tạm ngừng liên tiếp cũng như tổng thời gian tạm ngừng theo nhu cầu của Doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thời gian đó, nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh thì phải gửi thông báo tới cơ quan quản lý đăng ký doanh nghiệp.
2. Những trường hợp doanh nghiệp bị yêu cầu tạm dừng kinh doanh.
Tạm ngừng kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.
Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật liên quan.
Đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án.
– Hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh, bao gồm:
- Thông báo tạm ngừng kinh doanh;
- Biên bản họp hội đồng quản trị/ hội đồng thành viên về việc tạm dừng kinh doanh đối với công ty cổ phần/ TNHH hai thành viên trở lên;
- Quyết định về việc tạm ngừng kinh doanh;
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ.
3. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp có phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ hay không?
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải hoàn thành các hợp đồng đã ký với người lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Theo quy định của luật bảo hiểm thì trường hợp tạm ngừng
Vậy trong thời gian tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp thì doanh nghiệp tiếp tục thực hiện việc thanh toán nợ và hoàn thành những phần việc trong hợp đồng đã ký trước đó với khách hàng. Đối với ngân hàng thì không có quy định doanh nghiệp cần phải thông báo việc tạm ngừng kinh doanh.
4. Khởi kiện đòi nợ khi công ty đã tạm ngừng kinh doanh
Thông qua các quy định của pháp luật có thể hiểu khởi kiện là hành vi của các cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền, tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp đưa vấn đề có tranh chấp ra trước Tòa án có thẩm quyền theo trình tự và thủ tục pháp luật quy định nhằm yêu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Đối với trường hợp công ty của bạn cần lưu ý những điều như sau:
– Doanh nghiệp được quản lý theo quy định về thuế, kế toán nên các khoản nợ cần được thể hiện trong việc Giấy xác nhận nợ hoặc biên bản đối chiếu xác nhận công nợ. Trường hợp nguyên đơn khởi kiện khi chưa làm rõ khoản nợ trong hai tài liệu trên, khởi kiện đòi nợ chỉ dựa trên hợp đồng ký kết thì chỉ cần phải có căn cứ giải trình lý do để được Tòa án chấp thuận.
– Doanh nghiệp không tự nhân danh mình để theo kiện nên khi khởi kiện doanh nghiệp cần có giấy tờ xác thực về người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp. Tòa án khi xác định đúng tư cách đại diện mới có thể tống đạt thông báo cho doanh nghiệp.
Hồ sơ khởi kiện:
- Đơn khởi kiện đòi nợ theo mẫu;
- Giấy tờ vay nợ và các tài liệu khác;
- Giấy xác nhận của cơ quan Nhà nước về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn;
- Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân và hộ khẩu của người khởi kiện;
- Giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn thời hiệu khởi kiện (nếu có).
Thông thường việc soạn thảo đơn khởi kiện đòi nợ không thể sử dụng mẫu đơn khởi kiện ban hành theo nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP bởi nội dung tranh chấp cần được trình bày chi tiết, đầy đủ. Bạn cần làm rõ những tiêu chí là có một đơn khởi kiện đòi nợ hoàn chỉnh được Tòa án chấp nhận. Phần thông tin của nguyên đơn và bị đơn cần ghi rõ thông tin chi tiết và đầy đủ. Phần tóm tắt vụ án cần nêu nổi bật căn cứ hình thành khoản nợ cần khởi kiện đòi. Phần yêu cầu ghi cụ thể từng khoản tiền đòi, từng nghĩa vụ yêu cầu bị đơn phải thực hiện, từng chế tài khác áp dụng kèm theo.
Thủ tục khởi kiện đòi nợ:
Bước 1: Liên hệ với bên vay nợ để xác minh thông tin.
Những thông tin cần xác minh đó có thể là thông tin nơi cư trú, khả năng tài chính và ý kiến tại thời điểm hiện tại của con nợ về yêu cầu trả nợ bên bạn đưa ra.
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện đòi nợ và chứng cứ cho Tòa án.
Chuẩn bị đủ hồ sơ khởi kiện bạn cần nhanh chóng nộp đơn khởi kiện cho Tòa án. Tòa án sau khi nhận hồ sơ khởi kiện đối với vụ việc thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo quy định và các tài liệu chứng cứ chứng minh kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
Bước 3: Hòa giải, tiếp cận chứng và tranh luận tại tòa
Thời hạn hòa giải và chuẩn bị xét xử là 2-3 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Thời hạn mở phiên tòa tối đa 02 tháng kể từ ngày đưa vụ án ra xét xử. Thời hạn hoãn phiên tòa không quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Tòa sẽ thông báo cho các đương sự các bước công việc, các thủ tục cần làm và các tài liệu cần nộp trong quá trình giải quyết vụ án đòi nợ. Như vậy căn cứ vào quy định định khung về thời hạn giải quyết của Tòa án và bạn cần đưa ra các căn cứ phù hợp để tránh trường hợp bị bên công ty kia trì hoãn ngày diễn ra phiên tòa. Bạn cũng có thể làm đơn xin tổ chức phiên tòa sớm và thực hiện ủy quyền, xin vắng mặt nếu ngày được triệu tập bạn không thể đến Tòa để xem xét giải quyết nhanh.
Bước 4: Yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành phán quyết của Tòa để thu hồi nợ
Mọi vấn đề thắc mắc liên quan đến vấn đề trên xin mời quý bạn đọc liên hệ qua tổng đài 1900.0191 để được đội ngũ Luật sư của Công ty Luật LVN Group tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tiếp. Trân trọng!