Thời gian gần đây việc sử dụng bếp từ trở nên khá phổ biến tại Việt Nam. Ngoài sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian lẫn tiền bạc, vì một lý do nào đó bếp từ thường xảy ra trục trặc trong quá trình sử dụng gây không ít phiền toái cho khách hàng. Vì vậy các công ty dịch vụ sữa chữa bếp từ ra đời. Công ty LVN Group xin tư vấn điều kiện và quy định cập nhật năm 2020 về kinh doanh dịch vụ sữa chữa bếp từ để khách hàng hiểu rõ hơn.
1. Bếp từ :
- Bếp điện từ với thiết kế nhỏ gọn, thanh lịch, hiện đại tạo cảm giác sang trọng cho căn bếp, ngoài ra chúng còn có chức năng cài đặt thời gian lẫn nhiệt độ nấu theo từng món ăn, hỗ trợ người nấu trong suốt quá trình nấu nướng.
2. Các hư hỏng thường gặp của bếp từ:
1. Sửa bếp từ mất nguồn không vào điện :
Tình trạng: Bếp không vào nguồn, các đèn hiển thị không sáng trên máy và khi bấm các phím đều không có tác dụng. Khi này có thể bộ phận nguồn của máy hoặc một trong các cảm biến trong bếp từ đang gặp hư hỏng.
2. Sửa bếp từ không nóng:
Tình trạng: Bếp sau khi khởi động và chọn chế độ nấu phù hợp và không báo lỗi nhưng nồi vẫn không nóng hoặc nhẹ hơn là nồi chỉ hơi ấm. Nhiều người nghĩ tình trạng này là do nồi nấu không phù hợp với bếp nhưng Việt Hoa khuyên các gia đình không nên tự xử lý sửa chữa mà hãy liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn và nghiên cứu nguyên nhân cụ thể.
3. Sửa bếp không nhận nồi, kén nồi:
Tình trạng: Dù đã dùng nồi phù hợp với bếp và đã xử dụng được 1 thời gian dài, bỗng 1 ngày nồi không sử dụng được nữa. Tình trạng này là do các bộ cảm biến của bếp từ đang gặp trục trặc. Khi gặp trường hợp này quý khách vui lòng liên hệ để sửa chữa ngay để tránh giảm tuổi thọ của bếp.
4. Sửa bếp đang nấu xì khói khét lẹt:
Tình trạng: Đang nấu nướng thì bếp có sự kiện xì khói nghe mùi khét. Trường hợp này quý khách vui lòng tắt nguồn bếp ngay để tránh hư hỏng nặng hơn. Lỗi này thường xảy ra ở các loại bếp kém chất lượng. Hoặc một lý do nào đó tụ lọc nguồn của bếp bị nổ.
Mặt khác còn các nguyên nhân khác báo lỗi trực tiếp trên bếp.
3. Quy định, quy trình thành lập công ty kinh doanh dịch vụ sữa chữa bếp từ:
Kinh doanh là hình thức hoạt động buôn bán, môi giới, thương mại… Nhưng dù dưới bất cứ hình thức nào cũng đòi hỏi sự an toàn, tính độc quyền, tính pháp luật và những quyền lợi trong kinh doanh. Vì thế, tất cả đều cần phải đăng ký kinh doanh, có thể nói giấy phép đăng ký kinh doanh là một “giấy thông hành” của các nhà doanh nghiệp. Dù kinh doanh lớn, nhỏ hay hoạt động dưới mọi hình thức nào thì cũng cần có đăng ký kinh doanh, đó cũng là một phần nằm trong quy định của pháp luật.
Đối với doanh nghiệp tư nhân:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của chủ doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điều 20 của Luật Doanh nghiệp năm 2014.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của đơn vị, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Dự thảo Điều lệ công ty. Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Các thành viên, cổ đông sáng lập phải cùng nhau chịu trách nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập phải có:
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Khoản 4 Điều 21, Khoản 4 Điều 22, Khoản 4 Điều 23 Luật Doanh nghiệp năm 2014 đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân.
- Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Khoản 4 Điều 21, Khoản 4 Điều 22, Khoản 4 Điều 23 Luật Doanh nghiệp năm 2014 của người đại diện theo uỷ quyền và quyết định uỷ quyền tương ứng đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là pháp nhân.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của đơn vị, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của một hoặc một số cá nhân đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 24 của Luật Doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký và trả phí để nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ chuyển phát.
- Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có điều kiện.
- Doanh nghiệp có quyền yêu cầu Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải trả phí theo quy định.