>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến, gọi:  1900.0191
 

Luật sư tư vấn:

Căn cứ pháp lý: Bộ luật lao động năm 2019; Bộ luật dân sự năm 2015 và Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có thể phân tích như sau:

 

1. Quy định pháp luật Việt Nam về tài sản 

Căn cứ tại Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:

  1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản;
  2. TTài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Trong đó:

– Bất động sản bao gồm:

  1. Đất đai;
  2. Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
  3. Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà , công trình xây dựng;
  4. Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

– Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

– Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.

– Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

  1. Tài sản chưa hình thành;
  2. Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

 

2. Trách nhiệm của nhân viên khi làm thất thoát tài sản công ty?

Thứ nhất, trách nhiệm dân sự.

Một là, về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp này, luật khác có liên quan quy định khác.

Hai là, về xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm. Căn cứ vào Điều 589 Bộ luật dân sự, các thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

  1. Tài sản bị mất, bị huỷ hoại, hoặc bị hư hỏng;
  2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút;
  3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;
  4. Thiệt hại khác do luật quy định.

Ba là, mức bồi thường thiệt hại. Dựa vào nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại điều 585 Bộ luật dân sự, thì các bên (tức là em gái và công ty em gái bạn) có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần. Đồng thời theo khoản 2 Điều 129 Bộ luật lao động năm 2019, người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo theo thời gian thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm.

Thứ hai, xử lý hình sự.

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về tội làm thất thoát tài sản của công ty, do đó, không thể truy cứu trách nhiệm trực tiếp hành vi làm thất thoát tài sản của công ty về Tội làm thất thoát tài sản của công ty được. Tuy nhiên, với hành vi làm thất thoát 800 triệu của công ty của em gái bạn, có thể quy về Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định tại Điều 179 Bộ luật hình sự năm 2015 hoặc Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo Điều 219 Bộ luật hình sự nếu số tiền đó có liên quan đến tài sản của Nhà nước. 

Một là, về Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Theo quy định tại Điều 179 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định như sau:

– Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hai cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

– Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá từ 500.000.000 đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

– Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá 2.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

– Người phạm tội còn có thể cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Hai là, về Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Tài sản nhà nước tại doanh nghiệp là tài sản mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp nhà nước quản lý, sử dụng hoặc do Nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác. Tài sản nhà nước tại doanh nghiệp được sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh nhằm thu lợi nhuận hoặc phục vụ các hoạt đông đánh rơi, bỏ quên, vắng chủ, vô chủ; tài sản do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước biếu, tặng, đóng góp; tài sản viện trợ của Chính phủ, tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế. Đây là những tài sản mà trước đó thuộc quyền sở hữu hoặc chiếm hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức hoặc không xác định được chủ sở hữu, chiếm hữu khi có những sự kiện pháp lý thực tế xảy ra thì pháp luật xác luật quyền sở hữu của Nhà nước Việt Nam với những tài sản đó.

Theo quy định tại Điều 219 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí như sau:

– Người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

  1. Vì vụ lợi;
  2. Có tổ chức;
  3. Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
  4. Gây thất thoát, lãng phí từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

– Phạm tội gây thất thoát, lãng phí 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

– Người phạm tội còn có thể bi cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, theo thông tin anh cung cấp, việc em gái anh làm thất thoát của công ty 800 triệu đồng có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, mức phạt tù từ 03 năm đến 12 năm. Việc em gái anh có tự nguyện hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã làm thất thoát hay không chỉ được coi là tình tiết để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sư năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. >> Xem thêm: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Nếu còn bất kỳ vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý, bạn đọc vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạ thông qua số hotline: 1900.0191Xin chân thành cảm ơn!