1. Ly hôn không cần hòa giải là gì?
Để nghiên cứu về ly hôn không cần hòa giải này, ta cùng phân tịch các khái niệm sau:
- Thứ nhất, về ly hôn là gì, thì căn cứ Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
“Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”
Vậy khi ly hôn thì quan hệ vợ chồng sẽ được chấm dứt, hai vợ chồng sẽ không còn quan hệ vợ chồng nữa và bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật chính là chứng minh cho ly hôn.
- Thứ hai, Hòa giải là gì.
Căn cứ Điều 10 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Điều 10. Hòa giải trong tố tụng dân sự
“Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo hướng dẫn của Bộ luật này.”
Vậy hòa giải là phiên họp mà các bên thỏa thuận với nhau về quyền và lợi ích của các bên. Thẩm phán là người thứ ba lắng nghe hai bên trao đổi sau đó Thẩm phán sẽ đưa ra phương án cho các bên để các bên lựa chọn giải pháp chung.
- Vậy yêu cầu không hòa giải việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng nhưng vì một số lí do mà trong quá trình ly hôn, hai vợ chồng sẽ không tham gia phiên hòa giải mà Tòa án sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử luôn và giải quyết ly hôn theo hướng dẫn của pháp luật
Những điều cần biết để tránh bị thiệt khi chia tài sản ly hôn, mời Quý bạn đọc theo dõi nội dung trình bày: Luật sư tư vấn chia tài sản khi ly hôn mới nhất
2. Có thể Ly hôn không hòa giải được không và ly hôn không hòa giải trong trường hợp nào?
- Theo quy định pháp luật hiện hành
Về ly hôn thuận tình: là trường hợp vợ chồng cùng quyết định ly hôn, nếu vợ chồng đã thỏa thuận trước về tài sản, quyền nuôi con thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các bên.
Còn nếu có tranh chấp về tài sản, con cái thì Thẩm phán Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết.
Về ly hôn đơn phương : là trường hợp một bên yêu cầu ly hôn thì trong trường hợp này Tòa án tiến hành hòa giải việc hòa giải được tiến hành trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Thẩm phán sẽ gửi thông báo về phiên hòa giải đến các bên vợ, chồng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ hoặc chồng,… Vì vậy ly hôn đơn phương có cần hòa giải là có.
- Tuy nhiên, Tòa án sẽ không tiến hành hòa giải trong 4 trường hợp sau:
Điều 207. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được
“1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
- Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
- Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
- Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.”
- Vậy trong các trường hợp sau Tòa án sẽ không tiến hành hòa giải tức là tiến hành ly hôn không hòa giải:
- Trong vụ án ly hôn đơn phương thì bị đơn hoặc những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
- Trong thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn thì các bên đương sự cụ thể là hai vợ chồng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không tham gia hòa giải được nhưng phải lưu ý là có lí do chính đáng
- Vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự, căn cứ theo Điều 22 Bộ Luật dân sự 2015 về người mất năng lực hành vi dân sự như sau:
Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự
- Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của đơn vị, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của đơn vị, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
- Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người uỷ quyền theo pháp luật xác lập, thực hiện.
- Vậy nên họ không có đủ khả năng cũng như nhận thức để trao đổi thỏa thuận với đối phương
- Vợ hoặc chồng đề nghị Tòa án không tiến hành
Mặt khác, căn cứ Điều 206, Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Điều 206. Những vụ án dân sự không được hòa giải
“1. Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây tổn hại đến tài sản của Nhà nước.
- Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội”.
3. Làm thế nào để ly hôn không cần hòa giải đúng pháp luật?
Như trên đã nói, ly hôn không cần hòa giải có thể do nhiều lí do, nhưng cách đơn giản nhất vẫn là bạn viết mẫu đơn đề nghị không tiến hành hòa giải.
4. Mẫu đơn xin hòa giải ly hôn gồm những nội dung gì?
Mẫu đơn yêu cầu không hòa giải gồm những nội dung sau;
- Quốc hiệu, tiêu ngữ;
- ngày, tháng, năm
- Kính gửi Tòa án nhân dân nào
- Tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư, hộ khẩu thường trú của người viết đơn
- Vai trò tố tụng là nguyên đơn hay bị đơn
- Lí do ly hôn là gì
- Lí do đề nghị không hòa giải ly hôn là gì
- Lời cam kết
- Người làm đơn kí, ghi rõ họ tên.
Mời bạn đọc cân nhắc mẫu đơn để nghị không hòa giải ly hôn dưới đây
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………………, ngày……tháng……năm ………
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(Về việc yêu cầu không hòa giải khi ly hôn)
Kính gửi: Tòa án nhân dân …………………………..……….
Tôi là: ……………………………………………………………………………
Sinh ngày ………. tháng ………….. năm ………………………….……………
CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số:………… do ………cấp ngày …………
Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………..
Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………
Tôi là (1) …… trong vụ án ly hôn giữa nguyên đơn là….…và bị đơn là …….…
Hiện nay, do (2) ………………..……………………………………………
nên tôi nhất định phải ly hôn với………………………………………………….
Vì vậy, để hạn chế kéo dài thời gian và giải quyết yêu cầu ly hôn của tôi được nhanh chóng, sớm ngày giải thoát cho chúng tôi, tôi kính mong quý Tòa chấp thuận không tiến hành hòa giải trong quá trình giải quyết ly hôn với chồng/vợ tôi là (3) ………..……… và nhanh chóng giải quyết việc ly hôn của chúng tôi.
Tôi xin cam kết những nội dung đã trình bày trong đơn này là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý Toà. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, LVN Group đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về mẫu đơn yêu cầu không tiến hành hòa giải. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại luật sư tư vấn ly hôn 1900.0191 hoặc qua Hotline 1900.0191 hoặc qua email: info@lvngroup.vn để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.