1. Mẫu hợp đồng lao động ngắn ngọn

Công ty luật LVN Group giới thiệu toàn văn một mẫu hợp đồng lao động ngắn ngọn để Quý khách hàng tham khảo. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn, hỗ trợ:

>> Tải mẫu hợp đồng lao động thời vụ

>> Tải mẫu hợp đồng lao động song ngữ

>> Tải mẫu hợp đồng lao động bằng tiếng anh

Youtube video

Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

———————————

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ngày:………tháng…….năm…….

 

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

 

Chúng tôi, một bên là: …………………………………………… 

Chức vụ: Tổng giám đốc

Quốc tịch: Việt Nam

CMND số: ………………………………………………………………. 

Đại diện cho: ………………………………………………………… 

Địa chỉ: ………………………………………………………………… 

Diện thoại: …………………………….. Fax: ……………………… 

Và một bên là: …………………………………………………………. 

Sinh ngày:

Nơi cư trú: …………………………………………………………………

Nghề nghiệp: ………………………………………………………………

Hộ chiếu số: ………………………………………………………………..

Cùng thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động và cam kết làm đúng theo những điều khoản sau đây:

 

Điều 1: Ông ……………. làm cho ………… theo loại hợp đồng lao động với thời hạn xác định từ ngày ………… đến ngày ………….. tại số …………. ,TP.HCM, với các nhiệm vụ sau:

 

Điều 2: Giờ làm việc thông thường là 8 giờ/ ngày. Thiết bị và công cụ làm việc sẽ được cấp phát theo nhu cầu công việc.

Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

Điều 3: Nghĩa vụ, quyền hạn và các quyền lợi của người lao động.

3.1. Nghĩa vụ:

– Trong công việc, chịu sự điều hành trực tiếp của ……………. – Tổng giám đốc.

– Hoàn thành những công việc đã cam kết trong hợp đồng lao động: Chấp hành nghiêm túc kỷ luật lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động và nội quy của đơn vị.

3.2. Quyền: Người lao động có quyền đề xuất, khiếu nại với một cơ quan thứ ba để thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của Pháp luật hiện hành.

3.3. Tiền lương và quyền lợi:

– Mức lương cơ bản của người lao động là: …………. / tháng và được trả lần vào ngày của mỗi tháng.

– Công ty cung cấp các thiết bị an toàn lao động theo yêu cầu của công việc.

– Số ngày nghỉ hàng năm được hưởng lương (nghỉ phép, lễ, việc riêng) không được quá 20 ngày.

– Được hưởng các phúc lợi gồm: …………………. 

– Người lao động được hưởng các chế độ ngừng việc, trợ cấp thôi việc hoặc bồi thường theo quy định của Pháp luật hiện hành.

 

Điều 4: Người sử dụng lao động có nghĩa vụ và quyền hạn sau:

4.1. Nghĩa vụ:

Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong hợp đồng lao động để người lao động đạt hiệu quả. Bảo đảm việc làm cho người lao động theo hợp đồng đã ký. Thanh toán đầy đủ và dứt điểm các chế độ và quyền lợi của người lao động.

4.2. Quyền hạn:

Có quyền chuyển tạm thời người lao động, ngừng việc, thay đổi, tạm thời chấm dứt hợp đồng lao động và áp dụng các biện pháp kỷ luật theo quy định của Pháp luật hiện hành.

 

Điều 5: Điều khoản chung:

Bản hợp đồng này có hiệu lực từ ngày……………………..

 

Điều 6: Các thoả thuận khác

Hợp đồng này làm thành 02 bản. Một bản do người sử dụng lao động giữ. Một bản do người lao động giữ.

Làm tại………………………………………………………………

Người lao động Người sử dụng lao động
 
 
—————————————-

>> Tham khảo dịch vụ liên quan: Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

 

2. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động ?

Luật LVN Group tư vấn về thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động của người sử dụng lao động khi nhận người lao động vào làm việc:

 

Luật sư phân tích:

Bộ luật lao động 2019 quy định về trách nhiêm giao kết hợp đồng của người sử dụng lao động khi nhận người lao động vào làm việc như sau:

” Điều 18. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.

3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;

c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.

5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.

Theo đó trước khi nhận người lao động vào làm việc người sử dụng lao động vào làm việc người sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động trước. Ngoài ra ngưởi sử dụng lao động có thể yêu cầu người lao động làm thử việc trong một khoảng thời gian, nhưng tối đa không được vượt quá thời hạn do pháp luật quy định, lúc này ngưởi sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng thử việc với người lao động.

Hợp đồng lao động có các loại sau:

” Điều 22. Loại hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;

b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

Trân trọng./.

Kính gửi Công ty, Mình hiện là nhân viên nhân sự của một công ty Bất động sản, mình hay đọc những bài tư vấn của Công ty trên mạng, hôm nay mình có một thắc mắc xin nhờ công ty tư vấn giúp mình: Công ty của mình là công ty môi giới bất động sản, có tuyển rất nhiều nhân viên kinh doanh, có trả lương cơ bản cho họ (4.000.000 vnđ/tháng), ngoài lương cơ bản thì nhân viên kinh doanh được hưởng thêm hoa hồng trên doanh thu mang về, khi đến tháng trả lương thì công ty mình trích 10% tổng thu nhập của người lao động để nộp thuế, tuy nhiên công ty mình không làm hợp đồng cho họ (vì không biết làm loại hợp đồng nào cho phù hợp để không phải tham gia bảo hiểm xã hội. Vậy công ty vui lòng tư vấn giúp mình giờ mình nên làm hợp đồng như thế nào cho họ để họ yên tâm công tác cũng như công ty không phải tham gia bảo hiểm xã hội ? Mình cám ơn Trân trọn

=> Công việc mà bên công ty bạn sử dụng lao động là công việc mang tính thường xuyên, liên tục nên theo quy định thì bắt buộc bên bạn phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Về trách nhiệm tham giao bảo hiểm xã hội thì trong trường hợp này cả công ty bạn là ngưởi sử dụng lao động và người lao động đều có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm bắt buộc.

Bạn có thể tham khảo mẫu phụ lục hợp đồng lao động của công ty như sau: Mẫu phụ lục hợp đồng

 

3. Điều kiện về chủ thể trong hợp đồng lao động là gì ?

Xin chào Luật sư của LVN Group, Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi là trong hợp đồng lao động thì điều kiện về chủ thể để ký kết hợp đồng là như thế nào?
Mong nhận được câu trả lời của Luật sư của LVN Group sớm nhất. Tôi xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, gọi: 1900.0191

 

Trả lời:

Chúng ta có thể hiểu điều kiện để hợp đồng lao động có hiệu lực: Là tổng hợp các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động mà khi các bên tham gia ký kết hợp đồng lao động phải tuân theo. Nếu các bên tuân thủ theo các yêu cầu này thì hợp đồng lao động đó có hiệu lực còn nếu các bên vi pham một trong các điều kiện này thì hợp đồng lao động vô hiệu.

Trong Bộ luật lao động 2019, chương III về hợp đồng lao động không dành một điều nào để quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động, song trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tất cả các quy định của bộ luật lao động và bộ luật dân sự năm 2015 thì tôi xin đưa ra những điều kiện về chủ thể.

Các quy định về chủ thể giao kết hợp đồng là những điều kiện mà chủ thể tham gia quan hệ đó phải có, đó là năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động.

* Người lao động

– Là cá nhân công dân Việt Nam:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Bộ luật lao động 2019:

“ Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động”

Khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 cũng có quy định:

“ Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.”

Qua đó ta có thể thấy rằng Người lao động phải là cá nhân công dân Việt Nam, từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động.

Ngoài ra, pháp luật còn quy định trường hợp sử dụng người lao động dưới 15 tuổi để làm những công việc mà pháp luật cho phép với điều kiện; Có hợp đồng lao động bằng văn bản và phải được ký kết với người đại diện theo pháp luật và được sự đồng ý của người lao động dưới 15 tuổi.

Không được sử dụng lao động nữ, lao động tàn tật, lao động cao tuổi… làm những công việc mà pháp luật cấm.

– Là người nước ngoài:

Theo quy định tại Điều 169 BLLĐ về điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì:

Phải đủ 18 tuổi, có sức khỏe, trình độ chuyên môn tay nghề phù hợp với yêu cầu công việc, lý lịch tư pháp trong sạch, có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

*Người sử dụng lao động

Khoản 2 Điều 3BLLĐ có quy định:

Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.”

Như vậy ta thấy được NSDLĐ có thể là:

– Cơ quan, tổ chức có thể là của Việt Nam, nước ngoài, hay của Quốc tế tại Việt Nam và phải có tư cách pháp nhân.

– Doanh nghiệp, hộ gia đình, hợp tác xã, cá nhân: Phải được phép kinh doanh, có giấy phép kinh doanh và phải đăng ký kinh doanh.

– Với trường hợp là cá nhân thì phải đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật đầy đủ, và phải có khả năng trả công cho người lao động.

Những đối tượng trong các đơn vị sử dụng lao động có quyền ký kết hợp đồng lao động là: Đối với doanh nghiệp thì đó là giám đốc hoặc tổng giám đốc; Chủ nhiệm hợp tác xã đối với hợp tác xã; giám đốc liên hiệp hợp tác xã đối với liên hiệp hợp tác xã; Chủ hộ đối với hộ gia đình; người đứng đầu của các cơ quan, tổ chức Việt Nam, nước ngoài, quốc tế tại Việt Nam.

Trân trọng cảm ơn!

 

4. Các loại hợp đồng lao động ?

Tôi năm nay 33 tuổi hiện là công nhân của một công ty tư nhân! trước đây tôi có ký một hợp đồng lao động có thời hạn là 3 năm, đến ngày hôm nay: 1 – 7 – 2021 là hết hạn và tôi được công ty đề nghị ký hợp đồng mới nhưng lần này là không xác định thời hạn. Có một vài người quen khuyên tôi không nên ký hợp đồng này vì sự ràng buộc không nhiều như có thời hạn và công ty có thể đuổi việc người lao động bất cứ lúc nào.
Xin Luật sư của LVN Group có thể cho tôi biết như thế có đúng không? những ràng buộc khác nhau giữa 2 loại hợp đồng này và tôi có nên ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn không hay tôi có thể thương lượng 1 hợp đồng có thời hạn ạ?
Xin cảm ơn Luật sư của LVN Group!

>> Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.0191

 

Trả lời:

– Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 thì đối với hợp đồng xác định thời hạn và hợp đồng không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Vậy đối với loại hợp đồng mà người lao động ký kết với người sử dụng lao động là hợp đồng xác định thời hạn thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt trong các trường hợp nên trên và phải báo trước cho người lao động trước 30 ngày. Đối với hợp đồng không xác định thời hạn thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ thời điểm nào nhưng phải báo trước ít nhất 45 ngày cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 Bộ luật lao động không phụ thuộc vào loại hợp đồng lao động nào.

– Bạn có quyền ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn. Theo chúng tôi bạn nên ký hợp đồng xác định thời hạn vì theo như phân tích ở trên thì hợp đồng không xác định thời hạn sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bắt kỳ khi nào nhưng phải thông báo trước 45 ngày. Nếu vẫn tiếp tục ký hợp đồng xác định thời hạn thì theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 có những lưu ý sau:

“Điều 20. Loại hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;

b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

Điểm lưu ý cho bạn là nếu ký tiếp hợp đồng xác định thời hạn thì chỉ được ký thêm một lần. Và nếu hợp đồng lao động xác định thời hạn này mà hết hạn thì hai bên phải ký hợp đồng không xác định thời hạn.

 

5. Tư vấn về hợp đồng lao động ?

Xin chào Luật LVN Group, tôi xin có câu hỏi được giải đáp: Sau ba tháng thử việc, tới ngày 1 tháng 12 năm 2009 tôi được ký hợp đồng không xác định thời hạn với bên sử dụng lao động là văn phòng huyện ủy.
Công việc chuyên môn là kỹ thuật điện kiêm bảo vệ. Tiền lương được tính theo hệ số thang bảng lương của nhà nước và được hưởng toàn bộ chế độ như tất cả cán bộ, công chức, viên chức khác. Nhưng tới nay khi những vị lãnh đạo mới chuyển về nói rằng hợp đồng lao động của tôi ký kết là không đúng. Nên yêu cầu tôi ký một hợp đồng lao động khác, với hình thức trả lương trả khoán và không được hưởng các chế độ như những cán bộ, công chức, viên chức khác.
Vậy tôi xin hỏi, yêu cầu của các vị lãnh đạo đối với tôi ở trên có đúng với luật lao động không?
Xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: Anh

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

 

Trả lời:

5.1 Về việc ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn sau khi hết thời hạn thử việc:

Theo Điều 25 Luật viên chức 2010 quy định về hợp đồng lao động đối với viên chức:

” Điều 25. Các loại hợp đồng làm việc

1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người trúng tuyển vào viên chức, trừ trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật này.

2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với trường hợp đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn và trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật này.”

Như vậy, theo quy định trên thì chỉ khi hợp đồng lao động xác định thời hạn thực hiện xong và trường hợp cán bộ công chức chuyển thành viên chức thì mới được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Như vậy, để được ký hợp đồng lao động lao động không xác định thời hạn bạn cần phải được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn và pải hết thời hạn của hợp đồng xác định thời hạn đó bạn mới được ký hợp đồng không xác định thời hạn chứ không phải ngay sau khi kết thúc thời hạn thử việc là bạn đã được ký ngay hợp đồng không xác định thời hạn
Chính vì vậy, quyết định của vị lãnh đạo mới của bạn là đúng về việc ký kết hợp đồng không đúng.
 

5.2 Về quyết định của vị lãnh đạo mới của bạn:

-Thứ nhất:: việc ký kết hợp đồng trước đó của bạn là sai pháp luật theo lập luận trên, nên quyết định ký lại hợp đồng lao động đối với bạn là đúng

-Thứ hai: về việc trả lương cho bạn theo hình thức khoán việc và không được hưởng các chế độ như công chức viên chức khác :

+ Do hợp đồng lao động trước của bạn giao kết không đúng nên lãnh đạo mới sẽ tiến hành giao kết hợp đồng lao động mới cho ban. Về hình thức trả lương theo điều 96 Bộ Luật lao động 2019 quy định như sau:

” Điều 96. Hình thức trả lương

1. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.

2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.

Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng lao động (lãnh đạo của bạn) có quyền lựa chọn hình thức trả lương cho bạn trong đó có hình thức trả lương khoán

+ Bạn nên chú ý xác định xem cơ quan bạn có tuyển dụng bạn dưới hình thức viên chức hay chỉ là lao động bình thường trong cơ quan nhà nước vì những cơ quan này thường có thể thuê thêm lao động mà những người lao động đó sẽ không được coi là viên chức và không được hưởng chế độ như viên chức. Nên nếu bạn không phải là viên chức thì quyết định của lãnh đạo mới là đúng.Còn nếu bạn là viên chức nên bạn sẽ được hưởng các chế độ như viên chức bình thường và khi này bạn có thể thông báo đến đại diện tập thể lao động hoặc công đoàn để đòi lại quyền lợi ích hợp pháp cho mình.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Trân trọng cám ơn!