Cơ sở pháp lý:

– Luật Xây dựng năm 2014;

– Nghi-dinh số 06/2021/NĐ-CP;

– Nghị định 139/2017/NĐ-CP.

1. Quy định chung về hợp đồng xây dựng

– Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Hợp đồng xây dựng là hợp đồng giữa bên nhận thầu và bên giao thầu, theo đó, bên nhận thầu có nghĩa vụ thực hiện và bàn giao cho bên giao thầu một phần hoặc toàn bộ công trình xây dựng theo đúng yêu cầu của bên giao thầu trong thời hạn nhất định, còn bên giao thầu có nghĩa vụ giao cho bên nhận thầu các số liệu, tài liệu, yêu cầu về khảo sát, thiết kế, mặt bằng xây dựng, vật liệu xây dựng và vốn đầu tư đúng tiến độ, đồng thời có nghĩa vụ nghiệm thu và thanh toán khi công trình hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ.

Chủ thể của hợp đồng xây dựng gồm bên giao thầu và bên nhận thầu. Bên giao thầu là doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hay đơn vị vũ trang nhân dân có vốn đầu tư và có nhu cầu xây dựng. Bên nhận thầu là doanh nghiệp xây dựng có đăng kí kinh doanh hành nghề xây dựng và phải đảm bảo năng lực về chuyên môn, kĩ thuật, kinh nghiệm và tài chính.

1.1 Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng gồm:

-Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;

– Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;

–  Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;

– Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

1.2. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng gồm:

– Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;

– Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;

– Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

Lưu ý:

Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng xây dựng là tiếng Việt. Trường hợp hợp đồng xây dựng có sự tham gia của bên nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và ngôn ngữ khác do các bên hợp đồng thỏa thuận.

Hợp đồng xây dựng phải được ký kết và thực hiện phù hợp với quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Hiệu lực của hợp đồng xây dựng

– Hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Người ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

+ Bảo đảm các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 138 của Luật này;

+ Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng theo quy định của Luật này.

– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên hợp đồng thỏa thuận.

3. Các loại hợp đồng xây dựng

– Hợp đồng xây dựng được phân loại theo tính chất, nội dung công việc thực hiện và giá hợp đồng áp dụng.

– Theo tính chất, nội dung công việc thực hiện, hợp đồng xây dựng gồm:

+ Hợp đồng tư vấn xây dựng;

+ Hợp đồng thi công xây dựng công trình;

+ Hợp đồng cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng;

+ Hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng, hợp đồng chìa khóa trao tay;

+ Hợp đồng xây dựng khác.

– Theo hình thức giá hợp đồng áp dụng, hợp đồng xây dựng gồm:

+ Hợp đồng trọn gói;

+ Hợp đồng theo đơn giá cố định;

+ Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;

+ Hợp đồng theo thời gian;

+ Hợp đồng theo chi phí cộng phí;

+ Hợp đồng theo giá kết hợp;

+ Hợp đồng xây dựng khác;

+ Hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước chỉ áp dụng các loại hợp đồng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này hoặc kết hợp các loại hợp đồng này.

4. Nội dung hợp đồng xây dựng

Nội dung của một hợp đồng dân sự thông thường được quy định tại Điều 141 Luật Xây dựng năm 2014 bao gồm những nội dung sau:

Điều 141: Nội dung hợp đồng xây dựng:

1. Hợp đồng xây dựng gồm các nội dung sau:

a) Căn cứ pháp lý áp dụng;

b) Ngôn ngữ áp dụng;

c) Nội dung và khối lượng công việc;

d) Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;

đ) Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;

e) Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;

g) Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;

h) Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;

i) Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;

k) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;

l) Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;

m) Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;

n) Rủi ro và bất khả kháng;

o) Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;

p) Các nội dung khác.

2. Đối với hợp đồng tổng thầu xây dựng ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này còn phải được bổ sung về nội dung và trách nhiệm quản lý của tổng thầu xây dựng.

3. Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.

Đối với hợp đồng tổng thầu xây dựng thì ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 141 Luật Xây dựng năm 2014 còn phải được bổ sung về nội dung và trách nhiệm quản lý của tổng thầu xây dựng.

Tùy vào loại Hợp đồng xây dựng cụ thể mà nội dung sẽ có sự bổ sung, lược bớt. Nghị định 37/2015/NĐ-CP Quy định về chị tiết hợp đồng xây dựng hướng dẫn khá cụ thể, chi tiết đối với nội dung một số loại hợp đồng xây dựng.

5. Mức phạt hành vi vi phạm các quy định về hợp đồng xây dựng

Vi phạm quy định về hợp đồng xây dựng được quy định tại Điều 18 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Không có thỏa thuận liên danh đối với bên nhận thầu là liên danh nhà thầu;

+ Hợp đồng xây dựng không sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt theo quy định.

– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Giá ký kết hợp đồng vượt giá trúng thầu hoặc kết quả đàm phán, thương thảo hợp đồng xây dựng (trừ khối lượng phát sinh ngoài gói thầu được người quyết định đầu tư cho phép);

+ Mức tạm ứng hợp đồng vượt quá tỷ lệ % quy định hoặc tạm ứng hợp đồng khi chưa có bảo lãnh tạm ứng theo quy định;

+ Thanh toán hợp đồng xây dựng không đúng số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán hoặc thời hạn thanh toán quy định trong hợp đồng trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

+ Quyết toán hoặc thanh lý hợp đồng xây dựng chậm quá thời hạn quy định đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc thực hiện đúng quy định đối với hành vi sau:

* Không có thỏa thuận liên danh đối với bên nhận thầu là liên danh nhà thầu;

* Hợp đồng xây dựng không sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt theo quy định.

* Mức tạm ứng hợp đồng vượt quá tỷ lệ % quy định hoặc tạm ứng hợp đồng khi chưa có bảo lãnh tạm ứng theo quy định

+ Buộc thực hiện đúng giá trúng thầu đối với hành vi sau:  Giá ký kết hợp đồng vượt giá trúng thầu hoặc kết quả đàm phán, thương thảo hợp đồng xây dựng (trừ khối lượng phát sinh ngoài gói thầu được người quyết định đầu tư cho phép)

+ Buộc thực hiện thanh toán, quyết toán, thanh lý hợp đồng theo quy định đối với hành vi quy định sau:

* Thanh toán hợp đồng xây dựng không đúng số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán hoặc thời hạn thanh toán quy định trong hợp đồng trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

* Quyết toán hoặc thanh lý hợp đồng xây dựng chậm quá thời hạn quy định đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước.

6. Việc điều chỉnh hợp đồng xây dựng thực hiện như thế nào ?

Việc điều chỉnh hợp đồng xây dựng được quy định tại Điều 143 Luật Xây dựng năm 2014, như sau:

Điều 143. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng

1. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng gồm điều chỉnh về khối lượng, tiến độ, đơn giá hợp đồng và các nội dung khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng.

2. Các trường hợp được điều chỉnh hợp đồng xây dựng:

a) Do các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với các quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan;

b) Khi Nhà nước thay đổi các chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;

c) Khi dự án được điều chỉnh có ảnh hưởng đến hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;

d) Các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

3. Ngoài các quy định nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng thuộc dự án sử dụng vốn Nhà nước còn phải tuân thủ các quy định sau:

a) Việc điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng chỉ áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian;

b) Đơn giá trong hợp đồng được điều chỉnh theo nội dung, phạm vi, phương pháp và căn cứ điều chỉnh hợp đồng được các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật;

c) Khi điều chỉnh hợp đồng làm thay đổi mục tiêu đầu tư, thời gian thực hiện hợp đồng, làm vượt dự toán gói thầu xây dựng được duyệt thì phải được người quyết định đầu tư cho phép.

(MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng!