Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về an toàn thực phẩm

Hiện nay an toàn thực phẩm là một trong những lĩnh vực phổ biến và chịu sự điều chỉnh của nhiều đơn vị thông qua các văn bản pháp luật. Vậy các nghị định  về an toàn thực phẩm hiện nay là gì?
Các nghị định về an toàn thực phẩm mới

1. Những nghị định về an toàn thực phẩm có hiệu lực hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều văn bản quy định vềan toànthực phẩm, từ Luật được ban hành bởi Quốc hội cho đến các Nghị định  được ban hành bởi chính phủ và kèm theo các Thông tư được ban hành từ ba đơn vị chính trong việc quản lý An toànthực phẩm hiện nay là: Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn thì những văn bản quy định về đảm bảo vệ sinh thực phẩm được dùng phổ biến nhất là:

–        Luật An toànthực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010

–        Nghị định  số 15/2018/NĐ-CP Nghị định  quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toànthực phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 02 tháng 02 năm 2018

–        Công tác bảo đảm an toànthực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương được hướng dẫn bởi Công văn 2129/BCT-KHCN năm 2018

–        Thông tư số 47/2017/TT-BYT Thông tư hướng dẫn quản lý an toàn toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2015.

–        Thông tư 43/2018/TT-BCT Thông tư quy định về quản lý an toànthực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019

–        Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT Thông tư quy định phương thức quản lý điều kiện đảm bảo an toànthực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh Nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toànthực phẩm không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

–        Thông tư số 75/2020/TT – BTC ngày 12/8/2020 Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 279/2016/TT – BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm

–        Quyết định 135/QĐ-BYT năm 2019 Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực an toànthực phẩm và dinh dưỡng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế

2. Nội dung cơ bản của nghị định về an toàn thực phẩm

Hầu hết, các văn bản pháp luật được nói đến ở trên đều bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Do đó, nội dung chính của những văn bản chủ yếu xoay quanh các vấn đề sau đây:

– Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của các văn bản pháp luật áp dụng

– Giải thích từ ngữ được sử dụng

– Quy định quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong an toànthực phẩm bao gồm: chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh, các đơn vị nhà nước có thẩm quyền quản lý,…

– Quy định các thủ tục liên quan đến công tác đảm bảo an toànthực phẩm

– Quy định các biểu mẫu được sử dụng khi thực hiện các thủ tục vềan toàn vệ sinh thực phẩm

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com