Căn cứ vào khoản 3 Điều 61 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Như vậy, với quy định như trên sẽ khuyến khích người sử dụng lao động tổ chức học nghề, tập nghề cho người lao động. Thông qua đó, người lao động nâng cao được kỹ năng nghề (không phải tốn chi phí học nghề, tập nghề) nhằm phục vụ tốt cho công việc; đồng thời, người sử dụng lao động có được người lao động phù hợp làm việc cho mình.

Luật LVN Group phân tích chi tiết quy định pháp luật trên và các vấn đề pháp lý khác liên quan như sau:

 

1. Học nghề, tập nghề là gì?

Ngày nay để đảm bảo được việc thực hiện những công việc được giao một cách tốt nhất thì học nghề, tập nghề càng ngày càng được coi trọng. Theo đó thì Bộ luật Lao động năm 2019 cũng quy định khá rõ về học nghề, tập nghề .

Học nghề để làm việc ho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đạo tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian để học nghề thì theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của luật giáo dục nghề nghiệp. Học nghề như cái tên của nó thì nó là khái niệm chỉ việc học nghề có tính bài, có cơ sở dạy nghề, có giáo viên hướng dẫn và được theo học theo một chương trình, một phương pháp căn bản. Việc dạy nghề là có dạy cả kiến thức và kèm với việc thực hành. 

Còn tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng. 

Khác với học nghề, tập nghề lại được đề cập ở khía cạnh là lấy lối thực hành là chủ yếu. Và mục tiêu của tập nghề không phải để được cấp chứng chỉ nghề mà là để tập nghề thành thạo phục vụ cho công việc của bản thân người tập nghề. 

Để có thể thực hiện việc học nghề và tập nghề thì bản thân người học nghề, tập nghề phải đáp ứng được những yêu cầu của pháp luật đặt ra. Người học nghề, tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người học nghề tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao. 

Học nghề, tập nghề ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và có vài trò quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ cạnh tranh trên thị trường lao động. Thông qua hoạt động học nghề, tập nghề thì chất lượng lao động ở nước ta theo đó cũng tăng lên để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và khắt khe của thị trường trong và ngoài nước. Học nghề, tập nghề còn giúp cho người lao động nhận được mức lương cao hơn so với trước đây, bên cạnh đó còn có cơ hội được đào tạo gửi gắm thông qua các chương trình đào tạo học nghề ở nước ngoài. Vậy thì pháp luật Việt Nam hiện nay đã quy định như thế nào về việc sử dụng người lao động vào học nghề, tập nghề và thời gian họ thực hiện học nghề, tập nghề là bao lâu.. chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ngay thông qua những nội dung phía sau. 

 

2. Có phải đăng ký hoạt động giáo dục, nghề nghiệp khi sử dụng người lao động vào học nghề, tập nghề?

Căn cứ theo điều 61 Bộ luật lao động 2019. 

Ở Bộ luật lao động 2019 cũng đã có những quy định rất rõ những trách nhiệm của người sử dụng lao động khi tuyển người vào học nghề, tập nghề làm việc cho mình. Cụ thể như sau: 

– Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

– Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề thì hoàn toàn không được thu học phí

– Nếu muốn tuyển người vào học nghề, tập nghề thì phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. 

Ngoài ra thì trong thời gian học nghề, tập nghề nếu như người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được sử dụng lao động trả lương theo mức mà hai bên tự thỏa thuận với nhau. Và khi hết thời hạn học nghề, tập nghề hai bên phải ký hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Lao động. 

Như vậy thì căn cứ vào quy định của điều 61 Bộ luật lao động thì sử dụng lao động tập nghề, học nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Với quy định trên sẽ khuyến khích người sử dụng lao động tổ chức học nghề, tập nghề cho người lao động nhằm nâng cao được kỹ năng nghề mà không phải tốn chi phí cho học nghề, tập nghề nhằm phục vụ tốt cho công việc, bên cạnh đó thì người sử dụng lao động có cơ hội tìm được cho mình người lao động phù hợp làm việc cho mình. 

 

3. Thời gian học nghề, tập nghề. 

Quy định về thời gian học nghề và thời gian tập nghề đã được quy định rõ ràng trong Bộ luật Lao động năm 2019 và Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 và Luật Giáo dục năm 2019. Cụ thể như sau: 

Thời gian học nghề

 Thời gian đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm học nhưng phải bảo đảm thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ học đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.

– Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo. Đối với đào tạo trình độ trung cấp theo phương thức tích lũy mô đun hoặc là tín chỉ thì là thời gian tích lũy đủ số lượng mô đun hoặc tín chỉ quy định cho từng chương trình đào tạo. Những người mà có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở nếu có nguyện vọng tiếp tục học lên trình độ cao đẳng thì phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng văn hóa trung học phổ thông. 

– Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế. Từ 02 đến 03 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.

– Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ cho từng chương trình đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông

Thời gian tập nghề: Căn cứ theo khoản 2 điều 61 thì thời gian tập nghề cho người lao động là không quá 03 tháng

Quy định về thời gian học nghề, tập nghề là cần thiết nhằm tránh người sử dụng lao động lợi dụng việc học nghề, tập nghề để họ trốn tránh tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Nhằm đảm bảo việc thực hiện những quy định pháp luật một cách nghiêm túc và hiệu quả nhất có thể. 

Nếu các bạn còn có những câu hỏi thắc mắc có liên quan đến quan hệ lao động cần được giải đáp thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn pháp luật lao động trực tiếp 1900.0191 để được hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất có thể. Công ty Luật LVN Group xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ và theo dõi của các bạn trong thời gian qua.