Căn cứ pháp lý:

Nghị định 128/2014/NĐ-CP

1. Đối tượng được mua, nhận giao, nhận chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước

Được quy định tại Điều 4 Nghị định 128/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1.1. Đối tường được quyền mua doanh nghiệp

Đối tượng có quyền mua doanh nghiệp, bao gồm:

a) Tập thể người lao động trong doanh nghiệp;

b) Cá nhân người lao động trong doanh nghiệp;

c) Các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trừ tổ chức tài chính thực hiện tư vấn định giá, đấu giá bán doanh nghiệp và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;

d) Công dân Việt Nam có đủ năng lực hành vi dân sự, trừ những người không được thành lập và quản lý doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, các cá nhân thuộc tổ chức tài chính thực hiện tư vấn định giá, đấu giá bán doanh nghiệp, cụ thể những cá nhân sau không được thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam đồng thời không được mua doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước:

Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

…..

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

đ) Tổ chức kinh tế tài chính được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoạt động kinh doanh tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài, trừ tổ chức kinh tế tài chính và cá nhân thuộc tổ chức kinh tế tài chính thực hiện tư vấn định giá, đấu giá bán doanh nghiệp.

e) Nhóm các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên kết với nhau để cùng mua doanh nghiệp.

1.2 Điều kiện nhà đầu tư nước ngoài tham gia cùng doanh nghiệp, công dân Việt Nam khác mua một phần của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Điểm c và các đối tượng quy định tại Điểm đ mục 1.1 theo quy định pháp luật được xác định là nhà đầu tư nước ngoài được tham gia cùng với các doanh nghiệp, công dân Việt Nam khác mua một phần của doanh nghiệp theo quy định sau:

a) Đối với doanh nghiệp được bán thuộc ngành nghề, lĩnh vực mà Việt Nam có cam kết quốc tế về quyền được góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài được mua doanh nghiệp theo tỷ lệ không vượt quá mức cam kết quốc tế của Việt Nam;

b) Đối với các doanh nghiệp được bán thuộc các ngành nghề, lĩnh vực ngoài phạm vi cam kết quốc tế của Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được mua doanh nghiệp theo tỷ lệ quy định của pháp luật về hạn chế tỷ lệ của nhà đầu tư nước ngoài tham gia ngành nghề, lĩnh vực đó.

c) Đối với doanh nghiệp được bán hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực; bao gồm một số ngành nghề, lĩnh vực có quy định khác nhau về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua doanh nghiệp không quá mức của ngành nghề, lĩnh vực có quy định tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài ở mức thấp nhất;

d) Ngoài các trường hợp quy định tại Điểm a, b, c Khoản này, nhà đầu tư nước ngoài được mua doanh nghiệp Việt Nam với tỷ lệ không hạn chế.

– Đối tượng được nhận giao doanh nghiệp là tập thể người lao động trong doanh nghiệp đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định này.

– Đối tượng được nhận chuyển giao doanh nghiệp là công ty mẹ có ngành nghề kinh doanh chính hoặc phụ trợ cho ngành nghề kinh doanh chính do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại Điều lệ công ty phù hợp với ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp được chuyển giao.

Trường hợp đặc biệt cần chuyển giao doanh nghiệp giữa các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chuyển giao doanh nghiệp từ tập đoàn kinh tế, tổng công ty, nhóm công ty sang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Nguyên tắc bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước

Được quy định tại Điều 5 Nghị định 128/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Người mua, người nhận giao doanh nghiệp không được bán lại doanh nghiệp trong thời gian quy định của hợp đồng.

– Tài sản của doanh nghiệp khi thực hiện bán, giao, chuyển giao được tính bằng giá trị. Giá trị của doanh nghiệp thực hiện bán được tính theo giá thực tế trên thị trường. Giá trị của doanh nghiệp thực hiện giao được tính theo giá trị trên sổ kế toán đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập.

– Thứ tự ưu tiên trong lựa chọn phương thức bán doanh nghiệp:

a) Bán đấu giá có kế thừa công nợ;

b) Bán đấu giá không kế thừa công nợ;

c) Bán thỏa thuận trực tiếp có kế thừa công nợ;

d) Bán thỏa thuận trực tiếp không kế thừa công nợ;

Ưu tiên bán cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp nếu tập thể người lao động trong doanh nghiệp trả giá bằng người mua khác trong lần đấu giá cuối cùng.

– Nguyên tắc chuyển giao doanh nghiệp:

a) Chuyển giao không thanh toán áp dụng trong trường hợp chuyển giao doanh nghiệp từ Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sang tập đoàn kinh tế, tổng công ty, nhóm công ty; chuyển giao doanh nghiệp giữa các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Việc chuyển giao doanh nghiệp từ Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sang Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2013 về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước;

b) Chuyển giao có thanh toán áp dụng trong trường hợp chuyển giao doanh nghiệp giữa các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, nhóm công ty;

c) Có sự thỏa thuận giữa bên chuyển giao với bên nhận chuyển giao và phù hợp với các quy định của pháp luật về cạnh tranh.

d) Trường hợp chuyển giao doanh nghiệp theo các nguyên tắc sau do Thủ tướng Chính phủ quyết định:

– Chuyển giao nguyên trạng doanh nghiệp trên cơ sở ghi nhận sự tăng, giảm vốn chủ sở hữu theo giá trị sổ sách của doanh nghiệp chuyển giao;

– Chuyển giao nguyên trạng doanh nghiệp theo nguyên tắc không thanh toán và chỉ thực hiện kiểm kê, đánh giá thực trạng tài sản, tài chính, công nợ của doanh nghiệp, xác định lại giá trị doanh nghiệp.

– Thực hiện việc công bố công khai theo quy định tại các Điều 13, 15, 23 và 29 Nghị định này.

– Phương tiện thanh toán khi mua doanh nghiệp là tiền đồng Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua doanh nghiệp phải mở tài khoản thanh toán tại một ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, thực hiện thanh toán trong việc mua doanh nghiệp thông qua tài khoản này và tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, ngoại hối và các quy định có liên quan.

– Các khoản chi phí thực tế, hợp lý và cần thiết cho việc bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp được xử lý theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

3. Bảo đảm của Nhà nước khi mua, nhận chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước

Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của người mua, người nhận giao, bên nhận chuyển giao doanh nghiệp; quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và các bên liên quan theo quy định của pháp luật.

MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.