Luật sư tư vấn:

1. Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam với những hình thức nào?

Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước  ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Căn cứ Điều 21 Luật đầu tư năm 2020 quy định về hình thức đầu tư bao gồm:

– Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

– Thực hiện dự án đầu tư.

– Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

– Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam bằng cách lựa chọn những hình thức được nêu trên.

 

2. Quy định về thành lập tổ chức kinh tế

Căn cứ Điều 22 Luật đầu tư 2020 quy định như sau: 

Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:

– Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

– Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu nước ngoài.

– Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dụ án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

– Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tưởng đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Như vậy đối với nhà đầu tư Hàn Quốc muốn đầu tư vào Việt Nam sẽ phải đáp ứng những yêu cầu sau để thành lập tổ chức kinh tế :

– Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước.

– Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu nước ngoài, bao gồm:
+  Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường.

+ Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.

– Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
+ Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế.

+ Hình thức đầu tư.

+ Phạm vi hoạt động đầu tư.

+ Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư.

+ Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

 

3. Nhà đầu tư Hàn Quốc có được kinh doanh dầu mỡ nhờn không?

Căn cứ vào khoản 4, điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, như sau:

“4. Trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí

a) Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Đối với hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một t rong các hoạt động sau:

– Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;

– Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù

Như vậy, việc nhập khẩu và kinh doanh dầu mỡ bôi trơn chỉ được xem xét cấp khi công ty có vốn đầu tư nước ngoài này đồng thời có thực hiện thêm một trong các hoạt động sau:

– Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;

– Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.

– Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.

Điều kiện kinh doanh cụ thể theo quy định pháp luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam là:

+ Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

+ Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề cấp Giấy phép kinh doanh.

+ Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

– Trường hợp nhà đầu nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên:

+ Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh.

+ Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 1 năm trở lên.

+ Đáp ứng tiêu chí sau: phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành, phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động.

+ Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước.

+ Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước .

– Trường hợp dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở thị trường trong các Điều ước mà Việt Nam là thành viên.

– Trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mà cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên : dầu, mở bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí.

+ Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành.

+ Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động.

+ Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước.

+ Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

+ Đối với hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn: xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau : sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam, sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ hôi trơn loại đặc thù.

+ Đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.

Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh đầu mỡ nhờn thì phải đáp ứng những điều kiện nêu trên.

 

4. Quy trình thành lập công ty 100% vốn đầu tư Hàn Quốc

Bước 1: Cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.

Nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam đầu tư thực hiện dự án thì phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, trước khi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong một số trường hợp nhà tư phải đăng ký chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ hoặc Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 2 : Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài.

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài:

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.

– Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư.

+ Đối với nhà đầu tư là cá nhân : bản sao hộ chiếu.

+ Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý.

– Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư,quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm , thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế -xã hội của dự án.

– Bản sao một trong các tài liệu sau :

+ Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của nhà đầu tư.

+ Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính.

+ Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư.

+ Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư. 

– Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.

– Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

– Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

– Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Thành lập doanh nghiệp cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài.

Hồ sơ thành lập công ty có 100% vốn nước ngoài:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên.

– Bản sao các giấy tờ sau đây: hộ chiếu trong trường hợp thành viên là cá nhân, bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với thành viên là tổ chức,giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Mọi vướng mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số điện thoại tổng đài 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật đầu tư nước ngoài. Rất mong nhận được sự hợp tác!