Căn cứ pháp lý:
Nghị định 128/2014/NĐ-CP
1. Thẩm quyền quyết định bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp
Căn cứ vào Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và điều kiện quy định tại Điều 2 Nghị định 128/2014/NĐ-CP.
– Thủ tướng Chính phủ quyết định việc chuyển giao doanh nghiệp trong trường hợp Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chưa xác định doanh nghiệp chuyển giao; bán, chuyển giao doanh nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 99/2012/NĐ-CP.
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Quyết định bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp do mình quyết định thành lập; phê duyệt chủ trương bán bộ phận phụ thuộc của doanh nghiệp do mình quyết định thành lập chưa chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước mà giá trị tài sản còn lại của bộ phận doanh nghiệp đó vượt quá 50% vốn điều lệ của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ của công ty;
b) Phê duyệt chủ trương bán, giao, chuyển giao công ty thành viên và bán đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 99/2012/NĐ-CP mà giá trị tài sản còn lại của bộ phận doanh nghiệp đó vượt quá 50% vốn điều lệ của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ của công ty.
– Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định việc bán, giao, chuyển giao công ty thành viên và bán đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty mẹ sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; phê duyệt chủ trương bán bộ phận phụ thuộc của công ty thành viên mà giá trị tài sản còn lại của bộ phận doanh nghiệp đó vượt quá 50% vốn điều lệ của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ của công ty.
– Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty phân cấp, ủy quyền cho Tổng giám đốc phê duyệt chủ trương bán bộ phận phụ thuộc của công ty thành viên mà giá trị tài sản còn lại của bộ phận doanh nghiệp đó không vượt quá mức 50% vốn điều lệ của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ của công ty.
Trường hợp doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa nhưng không thực hiện cổ phần hóa được thì cơ quan có thẩm quyền quyết định bán, giao, chuyển giao quy định tại Điều này quyết định bán doanh nghiệp và báo cáo Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
2. Trách nhiệm tổ chức việc bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp
– Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp là cơ quan giúp Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thành viên công ty mẹ.
Tùy theo tính chất ngành nghề, hình thức là giao, bán hoặc chuyển giao doanh nghiệp và tình trạng tài chính của doanh nghiệp, Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp mời thêm các thành viên đại diện của ngân hàng, doanh nghiệp, người lao động trong doanh nghiệp và các cơ quan liên quan tham gia.
– Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thành viên công ty mẹ quyết định thành lập Ban Đổi mới tại doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo nhận chuyển giao doanh nghiệp để thực hiện các công việc quy định tại Nghị định này.
Thành phần của Ban Đổi mới tại doanh nghiệp gồm: Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) làm Trưởng ban; Kế toán trưởng là Ủy viên thường trực; các trưởng phòng, ban: Kế hoạch, sản xuất kinh doanh, tổ chức cán bộ làm ủy viên và mời Bí thư Đảng ủy (hoặc chi bộ), Chủ tịch Công đoàn cơ sở hoặc đại diện Ban Chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở tham gia là ủy viên.
Thành phần của Ban Chỉ đạo nhận chuyển giao doanh nghiệp gồm: Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc công ty mẹ làm Trưởng ban; Kế toán trưởng là ủy viên thường trực; các trưởng phòng, ban: Kế hoạch, sản xuất kinh doanh, tổ chức cán bộ làm ủy viên.
– Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện phương án bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Nghị định này thì Chủ tịch công ty, Giám đốc phải chịu các hình thức kỷ luật và Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định bán, giao doanh nghiệp hoặc Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty mẹ bên chuyển giao và Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty mẹ bên nhận chuyển giao doanh nghiệp liên đới chịu trách nhiệm theo quy định hiện hành.
3. Nhiệm vụ của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp trong tổ chức bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp
– Trường hợp bán doanh nghiệp:
a) Xây dựng phương án bán doanh nghiệp; thông báo tới toàn thể người lao động trong doanh nghiệp và trên phương tiện thông tin đại chúng quy định tại Điều 9 Nghị định 128/2014/NĐ-CP việc bán doanh nghiệp;
b) Chỉ đạo và giám sát Ban Đổi mới tại doanh nghiệp trong việc thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 18 Nghị định này;
c) Giám sát tổ chức tư vấn định giá trong việc xác định giá trị doanh nghiệp, xác định giá khởi điểm để báo cáo cơ quan, tổ chức quyết định bán doanh nghiệp phê duyệt;
d) Giám sát quá trình tổ chức thực hiện đấu giá; tổ chức bán trực tiếp và kiến nghị giá bán (trường hợp bán trực tiếp), kiến nghị người bán doanh nghiệp phê duyệt kết quả đấu giá doanh nghiệp;
đ) Lập hợp đồng bán doanh nghiệp và báo cáo Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thành viên công ty mẹ quyết định;
e) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Ban Đổi mới tại doanh nghiệp thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hoàn trả các tài sản mà doanh nghiệp đi thuê, mượn, nhận giữ hộ; thu hồi nợ và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; bàn giao tài sản, sổ sách và các hồ sơ liên quan cho người mua theo thỏa thuận của Hợp đồng mua bán doanh nghiệp;
g) Đôn đốc việc thanh toán, bảo đảm thanh toán đúng hạn; quản lý hồ sơ thế chấp và làm các thủ tục phát mại khi người mua vi phạm cam kết thanh toán;
h) Xử lý trong phạm vi thẩm quyền những vấn đề phát sinh từ việc bán doanh nghiệp.
– Trường hợp giao doanh nghiệp:
a) Xây dựng phương án giao doanh nghiệp; thông báo tới toàn thể người lao động trong doanh nghiệp và trên phương tiện thông tin đại chúng về việc giao doanh nghiệp;
b) Thẩm định giá trị doanh nghiệp, xác định hiện trạng tài sản, phẩm chất và tính năng kỹ thuật của tài sản, kiểm tra việc đối chiếu công nợ, danh sách các chủ nợ và người mắc nợ doanh nghiệp, số nợ của các chủ nợ và các khoản nợ phải trả; xây dựng phương án xử lý các tồn tại về tổ chức và lao động của doanh nghiệp;
c) Lập Hợp đồng giao nhận doanh nghiệp và báo cáo Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thành viên công ty mẹ;
d) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Ban Đổi mới tại doanh nghiệp tiến hành thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hoàn trả các tài sản mà doanh nghiệp đi thuê, mượn, nhận giữ hộ; thu hồi nợ và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; bàn giao tài sản, sổ sách và các hồ sơ liên quan cho người nhận giao doanh nghiệp theo thỏa thuận của Hợp đồng giao nhận doanh nghiệp;
đ) Xử lý trong phạm vi thẩm quyền những vấn đề phát sinh từ việc giao doanh nghiệp.
– Trường hợp chuyển giao doanh nghiệp:
a) Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp bên chuyển giao doanh nghiệp chỉ đạo và giám sát Ban Đổi mới tại doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 2 Điều 29 Nghị định 128/2014/NĐ-CP; thẩm định và trình phương án chuyển giao lên Bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Hội đồng thành viên công ty mẹ phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Ban Đổi mới tại doanh nghiệp tiến hành thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hoàn trả các tài sản mà doanh nghiệp đi thuê, mượn, nhận giữ hộ; thu hồi nợ và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; bàn giao tài sản, sổ sách và các hồ sơ liên quan cho bên nhận chuyển giao doanh nghiệp theo thỏa thuận của Hợp đồng chuyển giao doanh nghiệp;
b) Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp bên nhận chuyển giao doanh nghiệp chỉ đạo và giám sát Ban Chỉ đạo nhận chuyển giao doanh nghiệp xây dựng phương án nhận chuyển giao; trong đó bao gồm nội dung phân tích, đánh giá các tác động của việc nhận chuyển giao đến tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh sau khi nhận chuyển giao doanh nghiệp; thẩm định và trình phương án tiếp nhận lên Hội đồng thành viên công ty mẹ phê duyệt.
c) Lập Hợp đồng chuyển giao doanh nghiệp và báo cáo Bộ trưởng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thành viên công ty mẹ;
d) Xử lý trong phạm vi thẩm quyền những vấn đề phát sinh từ việc chuyển giao doanh nghiệp.
4. Trách nhiệm của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp
Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp chịu trách nhiệm về nội dung và kết quả công việc được giao trước người quyết định bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp và trước pháp luật.
5. Thẩm quyền phê duyệt phương án bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp
Căn cứ đề nghị của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thành viên công ty mẹ quyết định phê duyệt phương án bán, giá bán doanh nghiệp; phê duyệt phương án giao, chuyển giao, nhận chuyển giao doanh nghiệp.
6. Thẩm quyền ký kết hợp đồng bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp
– Bộ trưởng hoặc người được Bộ trưởng ủy quyền ký hợp đồng bán, giao, chuyển giao và nhận chuyển giao doanh nghiệp.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền ký hợp đồng bán, giao, chuyển giao và nhận chuyển giao doanh nghiệp.
– Tổng giám đốc công ty mẹ ký hợp đồng bán, giao công ty thành viên.
– Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty mẹ ký hợp đồng chuyển giao và nhận chuyển giao doanh nghiệp.
7. Trách nhiệm tổ chức thực hiện và theo dõi thực hiện hợp đồng bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp
Người ký hợp đồng bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp có trách nhiệm:
– Tổ chức thực hiện hợp đồng bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp.
– Tổ chức theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng và xử lý các vấn đề phát sinh.
– Mọi vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng bán, giao, chuyển giao doanh nghiệp do hai bên ký hợp đồng cùng giải quyết, nếu còn tranh chấp thì khởi kiện ra Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.