Nếu như tại Bắc Ninh, Bắc Giang áp dụng và thực hiện thành công phương án 3 tại chỗ tuy nhiên tại các tỉnh như Đồng Nai. Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh thì dịch bệnh khó kiềm chế cho nên doanh nghiệp đều phải ngừng áp dụng 3 tại chố. Trong nội dung trình bày dưới đây, chúng tôi sẽ đưa đến thông tin cho các bạn những cập nhật mới nhất trong vấn đề nhiều doanh nghiệp xin dừng 3 tại chỗ đầu tháng 9 năm 2023
Số lượng doanh nghiệp dừng 3 tại chỗ tăng lên khá nhiều
1. Thống kê các doanh nghiệp dừng 3 tại chỗ
Tại Bình Dương, Ngày 30/7, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương phát đi văn bản số 2987/BQL-DN gửi đến toàn bộ doanh nghiệp trong khu công nghiệp, yêu cầu khi phát hiện có dịch bệnh xảy ra doanh nghiệp phải lập tức dừng sản xuất ngay, không để lây lan mặc dù trên địa bàn có hơn 3.100 doanh nghiệp đăng ký thực hiện phương án “3 tại chỗ” (ăn – ở – sản xuất tại nhà máy). Bởi sau gần nửa tháng thực hiện, có khoảng 150 doanh nghiệp xuất hiện trường hợp công nhân dương tính với SARS-CoV-2 khi tiến hành test nhanh.
Tại Đồng Nai, đến ngày 07/09/2021 Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết tiếp tục ghi nhận 2 công ty đăng ký “3 tại chỗ” trong Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 và khu công nghiệp Biên Hòa 2 đã có 20 ca nhiễm nhiễm COVID-19.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn gửi Thủ tướng và Bộ NN&PTNT báo cáo về việc chỉ có khoảng 30% các doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ”. 70% doanh nghiệp thuỷ sản khó thực hiện 3 tại chỗ nên đã ngưng sản xuất.
Tại các tỉnh phía Nam, số doanh nghiệp nỗ lực áp dụng “3 tại chỗ” là không ít, vì đây là những khu công nghiệp trọng điểm, có vai trò rất lớn với các chuỗi sản xuất – xuất khẩu nhưng cho đến tháng 9, đã xuất hiện sự đổ vỡ của mô hình “3 tại chỗ” ở một số nhà máy với các ca F0 xuất hiện liên tiếp và nhân lên nhanh chóng trong vài ngày. Với năng lực y tế tại chỗ gần như bằng không, trong khi hệ thống y tế địa phương cũng đã quá tải, hiện khâu xử lý với các ca F0, F1 trong các nhà máy này đang hết sức rối khiến doanh nghiệp và người lao động đều bị tác động nặng về tâm lý, gây ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp khác trên địa bàn và khẩn cấp dừng 3 tại chỗ
2. Nguyên nhân phải dừng 3 tại chỗ
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh trên cả nước, giải pháp “3 tại chỗ” sau một thời gian triển khai cũng bộc lộ những bất cập nhất định, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam với các nguyen nhân chủ yếu như:
- Không đủ nguồn lực triển khai, quy trình kiểm soát dịch khó khăn do nguồn lây lan rộng
- Công nhân khó ăn ở tập trung, sống trong điều kiện thiếu thốn, rủi ro lây nhiễm chéo rất lớn nên tạo áp lực và tâm lý lớn.
- Không đáp ứng được những quy định tối thiểu về giãn cách trong sản xuất cũng như bố trí nơi ở, khu vệ sinh, tắm giặt, phơi quần áo…, trang bị, vật dụng cần thiết phục vụ cho công nhân.
- Năng suất lao động giảm sút khi phải giảm 50%-60% số lao động công tác để thực hiện giãn cách.
- Nguồn cung nguyên phụ liệu đứt gãy và không thể tiếp cận được bởi vướng ở hệ thống phân phối.
- Phát sinh nhiều chi phí để thiết lập các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, bố trí vật dụng, thiết bị cần thiết để duy trì “3 tại chỗ”.
Vì vậy, trên đây là toàn bộ thông tin của chúng tôi liên quan đến Nhiều doanh nghiệp xin dừng 3 tại chỗ đầu tháng 9 năm 2021 Tình hình dịch bệnh có những chuyển biến phức tạp làm ảnh hưởng đến các khu công nghiệp trên cả nước, đòi hỏi phải có những chính sách kịp thời để ngăn chặn. Khi có nhu cầu nghiên cứu thông tin về 3 tại chỗ, các thông tin mới nhất về dịch Covid 19, liên hệ với Luật LVN Group để được tư vấn và gửi tới thông tin qua:
- Hotline tư vấn pháp luật: 1900.0191
- Zalo: 1900.0191
- Mail: info@lvngroup.vn