1. Biên bản hòa giải ly hôn là gì?
Muốn nghiên cứu về biên bản hòa giải ly hôn thì trước tiên chúng ta phải nghiên cứu về hòa giải ly hôn là gì.
Quy trình thủ tục ly hôn được thực hiện theo Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, hòa giải là một trong các bước trong quy trình thủ tục ly hôn nên theo Điều 10 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, hòa giải được giải thích như sau:
Điều 10. Hòa giải trong tố tụng dân sự
“Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo hướng dẫn của Bộ luật này.”
Qua đây có thể hiểu hòa giải ly hôn là phương thức để các bên đương sự thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ trong tranh chấp ly hôn. Trong phiên hòa giải, hai bên vợ chồng sẽ đối thoại trực tiếp với nhau để giãi bày những khúc mắc cũng như những mong muốn khi ly hôn, thẩm phán với tư cách là người thứ ba sẽ đưa ra câu hỏi và lắng nghe các bên trình bày. Từ đó Thẩm phán sẽ đưa ra những hướng đi có lợi cho các bên để các bên lựa chọn. Hòa giải không chỉ đơn thuần là hòa giải để cho vợ chồng đoàn tụ, từ bỏ việc ly hôn mà hòa giải còn có ý nghĩa là hai bên đã thực sự muốn ly hôn nhưng đã thỏa thuận được, tìm được tiếng nói chung về con cái, tài sản.
Mặt khác, căn cứ Điều 52, Điều 54 Luật Hôn nhân gia đình 2014. Trong ly hôn, hòa giải không phải là thủ tục bắt buộc ở cơ sở ví dụ như: ở thôn, ở làng, ở tổ dân phố, xã, phường, thị trấn,… Pháp luật chỉ khuyến khích vợ chồng hòa giải ở cơ sở. Tuy nhiên, theo Điều 54 và Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 2014 trong thủ tục tố tụng tại Tòa án, sau khi Tòa án thụ lý đơn xin ly hôn, hòa giải lại là bước bắt buộc và là bước đầu tiên trong quá trình ly hôn tại Tòa án.
Vậy từ những ý trên có thể thấy biên bản hòa giải với mục đích là một loại giấy ghi lại sự thỏa thuận của các bên. Biên bản hòa giải bao gồm chữ ký của đương sự để khẳng định lại một lần nữa rằng đương sự đã đồng ý với các thỏa thuận đó. Biên bản sẽ được thư ký thẩm phán lưu vào hồ sơ ly hôn để làm căn cứ đưa ra quyết định cũng như giải quyết ly hôn.
Những điều cần biết để tránh bị thiệt khi chia tài sản ly hôn, mời Quý bạn đọc theo dõi nội dung trình bày: Luật sư tư vấn chia tài sản khi ly hôn mới nhất
2. Mẫu biên bản hòa giải ly hôn mới nhất
Mẫu biên bản hòa giải ly hôn có các dạng như sau:
- Mẫu Biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành tại Tòa án
Cơ sở pháp lý: Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
BIÊN BẢN
GHI NHẬN SỰ TỰ NGUYỆN LY HÔN VÀ HOÀ GIẢI THÀNH
Căn cứ vào khoản 5 Điều 211 của Bộ luật tố tụng dân sự;
Căn cứ vào Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình;
Căn cứ vào biên bản hòa giải ngày… tháng… năm……
Xét thấy các đương sự thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ các vấn đề có tranh chấp trong vụ án về hôn nhân và gia đình thụ lý số:…/…./TLST-HNGĐ ngày…tháng… năm…..
Lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành các vấn đề có tranh chấp trong vụ án do các đương sự đã thật sự tự nguyện ly hôn và thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án, cụ thể như sau:(2)
1………………………………………………………..…………..
2……………………………………………….………………………….
3..……………………………………………………………………….
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành, nếu đương sự nào có thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận trên đây thì phải làm thành văn bản gửi cho Tòa án. Hết thời hạn này, mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận trên thì Toà án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay sau khi ban hành, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Nơi nhận:
– Những người tham gia hòa giải;
– Ghi cụ thể các đương sự vắng mặt theo hướng dẫn
tại khoản 3 Điều 209 của Bộ luật tố tụng dân sự;
– Lưu hồ sơ vụ án.
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 37-DS:
(1) Ghi tên Toà án tiến hành phiên hoà giải và lập biên bản hoà giải thành; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh, (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh H).
(2) Ghi trọn vẹn cụ thể từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án mà các đương sự đã thoả thuận được với nhau (quan hệ hôn nhân, việc nuôi con, chia tài sản).
Chú ý: Biên bản này phải được giao (gửi) ngay cho các đương sự tham gia hoà giải.
- Mẫu biên bản hòa giải ở cơ sở
Tiếp theo là biên bản hòa giải ly hôn ở cơ sở
BIÊN BẢN HÒA GIẢI
(về việc ly hôn)
Hôm nay, lúc …. giờ … ngày …. tháng …. năm …..
Tại UBND phường: ……………………………………………………………………
Chúng tôi là: ……………………………………………………………………………
Chức vụ: …………………………………………………………………………………
Công tác tại UBND phường: ……………………………………………………………
Có lập biên bản về việc ly hôn giữa ông Nguyễn văn A và bà Nguyễn thị B cụ thể.
Một bên là: …………………………………………………………………………
Nghề nghiệp: …………………………………………………………………………
Ngụ tại: ……………………………………………………………………………….
và Một bên là: …………………………………………………………………………
Nghề nghiệp: …………………………………………………………………………
Ngụ tại: …………………………………………………………………………………
Mặt khác đến dự còn có: ………………………………………………………………
NỘI DUNG SỰ VIỆC
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
KẾT QUẢ HÒA GIẢI
Biên bản đã đọc lại cho mọi người cùng nghe công nhận là đúng và cùng ký tên.
- Mẫu biên bản hòa giải không thành
Mẫu biên bản hòa giải ly hôn không thành có dạng:
BIÊN BẢN HÒA GIẢI KHÔNG THÀNH
Hồi…………giờ……….phút ngày……..tháng…….năm……………
Tại: Trụ sở Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ……………………………………………….
Tiến hành cuộc họp hòa giải tranh chấp đất đai.
Thành phần gồm có:
Những người tiến hành hòa giải:
– Ông (Bà)………………………………….Chủ tịch UBND………….., chủ trì cuộc họp.
– Ông (Bà)…………………………………….….……..- Thư ký ghi biên bản.
– Ông (Bà)………………………………….……….….- Cán bộ tư pháp xã
– Ông (Bà)……………………………………………..- Cán bộ địa chính xã.
– Ông (Bà)……………………..…………………..- Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quốc.
– Ông (Bà)………………………..…………………..- Công an ………………………….
– Ông (Bà)………………………..…………………..- Văn hóa Thông tin ……………..
– Ông (Bà)………………………..…………………..- Hội Phụ nữ ………………………
– Ông (Bà)………………………..…………………..- Hội Nông dân ……………………
– Ông (Bà)………………………..…………………..- Hội Cựu chiến binh …………….
– Ông (Bà)………………………..…………………..- Hội Nông dân …………………..
– Ông (Bà)………………………..…………………..- Trưởng Thôn…………………….
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Các bên tranh chấp:
Ông (Bà):…………………….…………………………………..………………………
Địa chỉ:……………………………………………………………………………………
Ông (Bà):…………………………..……………………………..………………………
Địa chỉ:……………………………………………………….…………………………
Nội dung buổi hòa giải (Diễn biến cuộc họp và ý kiến các bên):
……………………………………………………………………………………………
Kết luận:……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………
Biên bản cuộc họp kết thúc hồi……….giờ………phút cùng ngày, được lập thành 03 bản, gửi 02 bên tranh chấp, mỗi bên 01 bản, UBND xã, phường, thị trấn ……………………….01 bản và được các bên nhất trí cùng ký tên dưới đây.
CÁC BÊN TRANH CHẤP:
Có được thay đổi ý kiến hòa giải khi ly hôn và mẫu đơn thay đổi ý kiến hòa giải khi ly hôn?
Căn cứ Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về việc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có quy định cụ thể như sau:
Điều 212. Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
“Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Trong thời hạn 05 ngày công tác, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.”
Vì vậy sau khi Thư ký tòa án đã lập biên bản hòa giải xong, các đương sự vẫn có quyền thay đổi những thỏa thuận trong biên bản hòa giải để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho mình. Tuy nhiên, các đương sự phải chú ý là chỉ trong thời hạn 7 ngày thôi, sau 7 ngày đương sự sẽ còn quyền đấy nữa nên các đương sự phải hết sức chú ý.
- Mẫu đơn thay đổi ý kiến hòa giải
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…., ngày … tháng … năm 2021
ĐƠN THAY ĐỔI Ý KIẾN HÒA GIẢI
(V/v: Thay đổi ý kiến, không đồng ý với kết quả hòa giải ngày…/../2021)
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN ….
Họ và tên:
Địa chỉ thường trú:
Là nguyên đơn/bị đơn trong vụ án ly hôn đối với nguyên đơn/bị đơn
Họ và tên:
Địa chỉ thường trú:
Nay tôi có đơn này, đề nghị được thay đổi ý kiến tại phiên hòa giải ngày …/…/2021, vì những nội dung thể hiện trong Biên bản hòa giải thành gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tôi và các con.
Vì vậy, theo hướng dẫn tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015, nay tôi có đơn này nêu ý kiến của mình như sau:
……………………………………………………………………………………………
Kính mong Quý Tòa xem xét giải quyết. Xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, LVN Group đã giúp các bạn hiểu rõ hơn biên bản hòa giải ly hôn. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại luật sư tư vấn ly hôn 1900.0191 hoặc qua Hotline 1900.0191 hoặc qua email: info@lvngroup.vn để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.