1. Hòa giải ly hôn được hiểu thế nào?
Thủ tục ly hôn là một thủ tục trong tố tụng dân sự nên căn cứ Điều 10, Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về hòa giải khi ly hôn trong tố tụng dân sự như sau:
“Điều 10. Hòa giải trong tố tụng dân sự
Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo hướng dẫn của Bộ luật này.
Điều 205. Nguyên tắc tiến hành hòa giải
- Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
- Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
- a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
- b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”
Qua đây có thể hiểu hòa giải ly hôn là phương thức để các bên thỏa thuận, thương lượng về các quyền và nghĩa vụ trong cụ thể trong quá trình ly hôn. Trong quy trình hòa giải ly hôn, thẩm phán sẽ chủ trì phiên hòa giải và đưa ra các quy định của pháp luật liên quan đến vụ án ly hôn cũng như những lựa chọn để các bên có thể xem xét và đưa ra quyết định đúng nhất.
Trong phiên hòa giải, các đương sự, thẩm phán phải tuận theo nguyên tắc quy định tại điều 205 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.
2. Ly hôn có cần hòa giải ở cơ sở không ?
Để trả lời cho câu hỏi ly hôn có cần hòa giải ở cơ sở không, căn cứ Điều 52, Điều 54 Luật Hôn nhân gia đình 2014 như sau:
“Điều 52. Khuyến khích hòa giải ở cơ sở
Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.”
Vậy trong ly hôn, hòa giải không phải là thủ tục bắt buộc ở cơ sở ví dụ như: ở thôn, ở làng, ở tổ dân phố, xã, phường, thị trấn,… Pháp luật chỉ khuyến khích vợ chồng hòa giải ly hôn ở cơ sở.
Tuy nhiên, theo Điều 54 và Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“Điều 54. Hòa giải tại Tòa án
Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo hướng dẫn của pháp luật về tố tụng dân sự.”
Vậy trong thủ tục tố tụng tại Tòa án, sau khi Tòa án thụ lý đơn xin ly hôn, hòa giải ly hôn tại tòa án lại là bước bắt buộc và là bước đầu tiên trong quá trình ly hôn tại Tòa án.
Tuy nhiên, mặc dù bắt buộc nhưng theo điều 207 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 Thẩm phán sẽ không tiến hành hòa giải được nếu có 4 trường hợp sau đây:
“Điều 207. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được
- Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
- Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
- Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
- Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.”
Khi đó, sẽ có biên bản hòa giải ly hôn không thành.
3. Khi hòa giải ly hôn, tòa sẽ hỏi gì?
Khi ly hôn, việc gặp mặt trực tiếp Thẩm phán để trao đổi giải quyết là việc không thể tránh hỏi. Tuy nhiên, trong quá trình này, đa phần các cặp vợ chồng khi gặp Thẩm phán còn lúng túng có thể do lần đầu lên Tòa án hoặc không có kinh nghiệm hầu Tòa. Vậy khi hòa giải ly hôn, tòa sẽ hỏi gì?
Vậy nên, sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số câu hỏi mà Thẩm phán có thể sẽ hỏi để phần nào giúp các bạn chuẩn bị tâm lý vững vàng, từ đó có một buổi hòa giải suôn sẻ.
Chúng tôi chia thành 3 mục như sau:
Thứ nhất, Thẩm phán sẽ nghiên cứu về mức độ tình cảm của hai người, xem mâu thuẫn đang ở giai đoạn nào, nguyên nhân mâu thuẫn là do đâu, có khả năng hòa giải được không. Chúng ta có thể kể đến một số câu hỏi như sau:
Sau đó, trong phiên tòa hòa giải ly hôn Thẩm phán sẽ đặt ra những câu hỏi về vấn đề tài sản, về con chung, vì vấn đề về tài sản, con chung là vấn đề rất cần thiết trong ly hôn. Thẩm phán muốn biết hai bên đã thỏa thuận trước về tài sản, con cái chưa, có mâu thuẫn, câu hỏi gì không. Thì qua đó, Thẩm phán sẽ làm rõ bằng những căn cứ pháp lý cụ thể, sau đó đưa ra lựa chọn tốt nhất cho các bên.
Trên đây những câu hỏi mà có thể Thẩm phán sẽ hỏi trong buổi hòa giải ly hôn. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể, hoặc có những tình tiết mới cần làm rõ thì Thẩm phán sẽ đưa ra câu hỏi thêm.
4. Hòa giải ly hôn bao nhiêu lần ?
a. Hòa giải ly hôn bao nhiêu lần ? thuận tình ly hôn hòa giải mấy lần ?
Hiện nay, pháp luật không quy định số lần hòa giải cố định khi ly hôn. Bởi quá trình hòa giải ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của mỗi người, để đưa ra một quyết định các bên phải đắn đo suy nghĩ nhiều.
Hơn nữa, như đã nói ở trên, có một số trường hợp Tòa án sẽ không thể nào hòa giải được như là một bên vợ chồng vắng mặt, hoặc có việc đột xuất,…Nếu pháp luật quy định số lần hòa giải ly hôn thì trong một số trường hợp đã vô tình làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy:
- Khi hòa giải thành thì thường thường chỉ cần một lần hòa giải tuy nhiên trường hợp này khá ít gặp.
- Thường thường Thẩm phán sẽ phải hòa giải 2 hoặc 3 lần tùy theo độ phức tạp của vụ án. Mặt khác, trong một số trường hợp đương sự có thể có việc đột xuất vắng mặt thì lúc đấy Thẩm phán không thể tổ chức phiên hòa giải mà sẽ rời sang một ngày khác phù hợp với lịch công tác của hai bên.
b. Mẫu biên bản hòa giải ly hôn gồm những nội dung gì?
Liên quan đến mẫu biên bản hòa giải ly hôn gồm có một số biên bản như: biên bản ghi nhận sự tự nguyện và hòa giải thành, đơn đề nghị không hòa giải ly hôn.
- Nội dung biên bản ghi nhận sự tự nguyện và hòa giải thành
- Quốc hiệu, tiêu ngữ;
- Tòa án nhân dân nào;
- ngày, tháng, năm tiến hành phiên hòa giải;
- địa điểm tiến hành phiên hòa giải;
- Căn cứ pháp lý
- Thành phần tham gia phiên hòa giải: Thẩm phán, thư ký Thẩm phán, các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ hoặc chồng
- Ý kiến của vợ, chồng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ,;
- Những nội dung đã được các đương sự thống nhất,
- Những sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của những người tham gia hòa giải;
- Thông tin thời gian phiên họp kết thúc;
- Chữ ký các đương sự tham gia phiên họp, thư ký Tòa án ghi biên bản hòa giải, Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải.
- Đơn xin không hòa giải ly hôn gồm có nội dung như sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ;
- ngày, tháng, năm
- Kính gửi Tòa án nhân dân nào
- Tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư, hộ khẩu thường trú của người viết đơn
- Vai trò tố tụng là nguyên đơn hay bị đơn
- Lý do ly hôn là gì
- Lý do đề nghị không hòa giải ly hôn là gì
- Lời cam kết
- Người làm đơn ký, ghi rõ họ tên.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, LVN Group đã giúp các bạn hiểu rõ hơn hòa giải ly hôn. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại luật sư tư vấn ly hôn 1900.0191 hoặc qua Hotline 1900.0191 hoặc qua email: info@lvngroup.vn để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.