1. Quan hệ lao động là gì?

Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.

 

2. Quản lý nhà nước về lao động là gì?

Trong lĩnh vực pháp luật lao động, quản lý nhà nước về lao động được hiểu là việc nhà nước thông qua cơ quan hành chính nhà nước, tiến hành tổ chức và điều khiển các chủ thể của quan hệ lao động theo những yêu cầu nhất định để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể, nhà nước nắm chắc cung cầu và sự biến động cung cầu lao động, bảo đảm quyền của người lao động và người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện các bên, tạo lập mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, đảm bảo cho pháp luật lao động được thực hiện nghiêm chỉnh đạt đến mục tiêu cuối cùng và phát triển và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lao động xã hội, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

 

3. Khái quát pháp luật quản lý Nhà nước về lao động

Từ năm 1986 đến nay, do yêu cầu điều tiết quan hệ lao động của nền kinh tế thị trường, quản lý nhà nước về lao động có những thay đổi cơ bản. Đó là nhà nước thực hiện quản lý lao động ở tầm vĩ mô thông qua việc ban hành chính sách, pháp luật, tổ chức thực hiện và xử lý các hành vi vi phạm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân khi tham gia quan hệ lao động.

Còn ở tầm vĩ mô tại các đơn vị sử dụng lao động, nhà nước chuyển giao quyền quản lý lao động cho người sử dụng lao động, thực hiện những hoạt động trực tiếp trong việc tổ chức, điều khiển người lao động nhằm tạo ra trật tự, kỷ cương trong đơn vị, chung tay cùng nhà nước thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đặt ra.

Như vậy, có thể thấy rằng, tính chất hành chính hóa quan hệ lao động thông qua sự tham gia trực tiếp của nhà nước được chuyển dần sang tính chất dân sự hóa quan hệ lao động thông qua việc bảo đảm quyền tự định đoạt của các bên. Điều đó thể hiện sự tiệm cận trong các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam với quy định của pháp luật các quốc gia trên thế giới và phù hợp với sự phát triển của quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường.

Trên cơ sở kế thừa các quy định của bộ luật lao động năm hai không 12 chương quản lý nhà nước về lao động của bộ luật lao động năm 2019 trong các quy định về nội dung quản lý nhà nước về lao động và thẩm quyền quản lý nhà nước về lao động.

 

4. Nội dung quản lý nhà nước về lao động

Điều 212 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về nội dung quản lý nhà nước về lao động như sau:

1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lao động.

2. Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về cung cầu và biến động cung, cầu lao động; quyết định chính sách tiền lương đối với người lao động; quyết định chính sách, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, phân bố và sử dụng lao động toàn xã hội, giáo dục nghề nghiệp, phát triển kỹ năng nghề; xây dựng khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia, khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp. Quy định danh mục nghề chỉ được sử dụng lao động đã qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

3. Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động; thống kê, thông tin về lao động và thị trường lao động, về mức sống, tiền lương và thu nhập của người lao động; quản lý lao động về số lượng, chất lượng và biến động lao động.

4. Xây dựng các cơ chế, thiết chế hỗ trợ phát triển quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; thúc đẩy việc áp dụng quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động;thực hiện việc đăng ký và quản lý hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

5. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động; giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.

6. Hợp tác quốc tế về lao động.

Quản lý nhà nước về lao động là một trong những lĩnh vực quản lý của nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào nội dung quản lý, sử dụng các biện pháp quản lý nhằm tác động vào đối tượng quản lý, bảo đảm và thúc đẩy quan hệ lao động, thị trường lao động phát triển theo định hướng, mục tiêu mà nhà nước đặt ra.

Quản lý nhà nước về đất lao động bao gồm các nội dung chủ yếu:

– Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lao động

Quản lý nhà nước về lao động trước hết phải bằng pháp luật vì vậy việc ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật là một khâu rất quan trọng trong lĩnh vực quản lý nhà nước về lao động. Hệ thống văn bản pháp luật phải được ban hành một cách đồng bộ về thủ tục, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp đồng thời phải đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tế trong điều kiện nước ta đang hội nhập quốc tế, tạo hành lang pháp lý cho việc xử lý tranh chấp lao động, cải thiện quan hệ lao động lành mạnh, Hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững.

Thực tiễn hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật để lao động trong thời gian gần đây đã có những bước tiến cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp. Bộ luật lao động năm 2019 và các chuyên gia của ai lô đánh giá là một tiến bộ quan trọng bởi những sửa đổi trong bộ luật lao động sẽ cải thiện đáng kể vấn đề việc làm và quan hệ lao động của Việt Nam, tạo nên tảng vững chắc cho hội nhập quốc tế và thương mại công bằng.

Để triển khai Bộ luật lao động năm 2019, nhà nước xây dựng và ban hành 14 nghị định của chính phủ, 01 quyết định của Thủ tướng chính phủ và 06 thông tư của Bộ trưởng bộ lao động thương binh và xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành bộ luật lao động năm 2019.

– Các nội dung phục vụ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực: Theo dõi, thống kê, xuống cấp thông tin về cung cầu và biến động cung cầu lao động; quyết định chính sách, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, phân bổ và sử dụng lao động toàn xã hội, giáo dục nghề nghiệp, phát triển kỹ năng nghề; xây dựng công trình độ kĩ năng nghề quốc gia, khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp. Quy định danh mục nghề chỉ được sử dụng lao động đã qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

– Các nội dung đảm bảo duy trì, ổn định, làm lành mạnh môi trường lao động và quan hệ lao động, như: quyết định chính sách tiền lương đối với người lao động; tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động; thống kê, thông tin về lao động và thị trường lao động, về mức sống, tiền lương và thu nhập của người lao động; quản lý lao động về số lượng, chất lượng và biến động lao động; xây dựng các cơ chế, thiết chế hỗ trợ phát triển quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; thúc đẩy việc áp dụng quy định của bộ luật lao động đối với người làm việc không có quan hệ lao động; thực hiện việc đăng ký và quản lý hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động; giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.

– Hoạt động hợp tác quốc tế về lao động để đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc tế, nhất là trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại thế hệ mới và đã hợp tác quan hệ ngoại giao, kinh tế, xã hội đối với nhiều nước trên thế giới. Việc hợp tác quốc tế về lao động nhằm mở rộng quan hệ quốc tế, mở rộng thị trường lao động, đảm bảo việc làm, nâng cao trình độ kĩ năng nghề và cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Thời gian vừa qua, hoạt động hợp tác quốc tế về lao động đã gặt hái được nhiều thành công, từ việc ký kết, gia nhập, phê chuẩn, luật hóa các công ước quốc tế về lao động, đến hoạt động hợp tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và tiếp nhận Người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, ký kết các điều ước quốc tế song phương, đa phương, lao động với một số quốc gia trên thế giới.

 

5. Thẩm quyền quản lý nhà nước về lao động

Thẩm quyền quản lý nhà nước về lao động được ghi nhận tại Điều 213 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lao động.

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước về lao động.

4. Ủy ban nhân dân các cấpthực hiện quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi địa phương mình.

Để triển khai các nội dung quản lý về lao động. Nhà nước đã thiết lập hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lao động theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước. Với chức năng, nhiệm vụ được hiến pháp và pháp luật quy định, chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, chủ tịch nước.

Ở trung ương, bộ lao động thương binh và xã hội là cơ quan chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ để thực hiện quản lý nhà nước về lao động. Điều này cũng được thể hiện rõ trong điều 1 nghị định số 14/2017/NĐ-CP của chính phủ:

“Bộ lao động thương binh và xã hội là cơ quan của chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động, việc làm; giáo dục nghề nghiệp; bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.”

Ở địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp được giao thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi địa phương mình. Giúp việc cho Ủy ban nhân dân các cấp về lĩnh vực lao động là các đơn vị chuyên môn, bao gồm: Sở lao động thương binh và xã hội giúp việc cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng lao động thương binh và xã hội giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thì không hình thành đơn vị chuyên môn mà phân công người phụ trách trong lĩnh vực văn hóa xã hội giúp cho Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nắm bắt tình hình lao động trên địa bàn xã.

Mặc dù về phương diện tổ chức bộ máy, các cơ quan lao động thương binh và xã hội không được tổ chức theo ngành dọc nhưng về phương diện chuyên môn, Bộ lao động thương binh và xã hội vẫn có quyền hướng dẫn đối với Sở lao động thương binh và xã hội, tương tự Sở lao động thương binh và xã hội đối với Phòng lao động thương binh và xã hội và giữa phòng với cán bộ phụ trách văn hóa xã hội ở cấp xã.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.