1.Khái niệm quảng cáo
Điều 102. Quảng cáo thương mại
Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình
– Quảng cáo là việc thông báo thông tin một cách phổ biến, theo đó việc giới thiệu rộng rãi thông tin không chỉ là nhu cầu của hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cần thiết để đáp ứng các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, văn hóa, xã hội.
– Quảng cáo ban đầu được xuất hiện là “adverture” trong tiếng La tinh có nghĩa là sự thu hút lòng người, là gây sự chú ý và gợi dẫn. Sau này, thuật ngữ trên được sử dụng trong tiếng Anh là “advertise”. Các dịch giả giải nghĩa “advertise” là gây sự chú ý ở người khác, thông báo cho người khác một sự kiện gì đó
– Trong khi đó, Luật Quảng cáo có quy định về quảng cáo như sau: “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”.
– Với sự phát triển ngày nay của internet, quảng cáo bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, trang mạng xã hội đang là một hình thức kinh doanh phổ biến và ngày càng được các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng ưa chuộng .Quảng cáo trên các sàn thương mại điện tử là những hoạt động giới thiệu, quảng bá và chào bán các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp trên các sàn thương mại điện tử – tức là các website thương mại cho phép các tổ chức, cá nhân không phải là chủ sở hữu hoặc người quản lý website có thể tiến hành các hoạt động cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ trên đó. Hiện nay, tại Việt Nam, một số sàn thương mại điện tử phổ biến đang hoạt động hiệu quả và thu hút được lượng khách hàng lớn như: Lazada , Shopee , Sendo , TiKi , Adayroi, Hotdeal , Zalora , Chodientu , Zanado, …Với tình hình dịch kéo dài 3 năm thì quảng cáo qua các sàn thương mại điện tử đang là thị trường kinh doanh khá béo bở đối với các doanh nghiệp
Theo đó, quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân, là việc thương nhân sử dụng các phương tiện để giới thiệu với khách hàng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình. Để tiến hành hoạt động quảng cáo thương mại, thương nhân phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về quảng cáo thương mại.
Ví dụ về quảng cáo thương mại
+ Vinfast là thương hiệu sản xuất ô tô và xe máy điện của Việt Nam, nhằm quảng bá tới công chúng các mẫu xe của công ty, Vinfast đã sử dụng phương tiện quảng cáo như truyền hình ảnh, âm thanh vào các khung giờ vàng 19 giờ, 21 giờ trên kênh VTV, quảng cáo qua các mạng xã hội như tiktok, faceboook. Ngoài ra, Vinfast còn mời những người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội trải nghiệm thử sản phẩm . Giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận được với mọi lứa tuổi mọi nghành nghề khác nhau.
2.Khái niệm hội trợ triển lãm thương mại
Điều 129. Hội chợ, triển lãm thương mại
Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ.
Thông thường, hội chợ là hoạt động được mang tính định kì được tổ chức tại một địa điểm, thời gian thích hợp, là nơi người bán, người mua trực tiếp giao dịch mua bán (bán hàng tại chỗ hoặc giao dịch để ký kết hợp đồng). Triển lãm có hình thái sẽ gần giống hội chợ nhưng mục đích của người tham gia triển lãm chủ yếu là để giới thiệu, quảng cáo chứ không phải nhằm mục đích bán hàng tại chỗ. Khác với hội chợ, triển lãm thường ít được tổ chức định kì, nhưng trong thực tế, hội chợ và triển lãm thường được tổ chức phối hợp nên gọi chung là hội chợ, triển lãm. Pháp luật thương mại không có sự phân biệt điều chỉnh đối với hội chợ và triển lãm thương mại.
Ví dụ về hội trợ triển lãm thương mại
Công ty cà phê Vina có đăng kí một gian hàng tại một hội trợ triển lãm quảng bá giao lưu thực phẩm Việt Nam tại bang Califonia Mỹ . Nhằm quảng cáo cafe Việt ra thị trường nước ngoài .Cùng theo đó doanh nghiệp muốn tiếp cận thị trường nước ngoài để có thể đưa ra chiến lược phát triển việc kinh doanh ra thị trường nước ngoài
* Quy định về hàng hóa, dịch vụ tại hội chợ, triển lãm thương mại
Đối với sự kiện được tổ chức tại Việt Nam, hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phải:
-Không thuộc trong diện cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, chưa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật;
-Không thuộc diện cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật. (đối với hàng hóa, dịch vụ do thương nhân ở nước ngoài cung ứng);
-Không phải là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp trưng bày, giới thiệu để so sánh với hàng thật.
Ngoài việc tuân thủ các quy định về hội chợ, triển lãm thương mại của Luật Thương mại 2005. Hàng hóa, dịch vụ thuộc diên quản lý chuyên ngành phải tuân thủ các quy định về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ đó.
3. Phân biệt giữa quảng cáo và hội trợ triển lãm thương mại
Giống nhau:
- Là hoạt động xúc tiến thương mại
- Do thương nhân tự thực hiện hoặc thuê thương nhân khác thực hiện xúc tiến thương mại.
- Đều nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm, kích thích tiêu dùng.
- Xét về bản chất hội chợ, triển lãm thương mại cũng là cách thức đặc biệt để quảng cáo hàng hóa, dịch vụ.
- Đều hướng đến sự phát triển kinh tế xã hội.
- Giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận thới người tiêu dùng một cách dễ dàng hơn
Khác nhau:
Tiêu chí |
Quảng cáo |
Hội chợ, triển lãm thương mại |
Chủ thể |
+ Người quảng cáo: là tổ chức, cá nhân có yêu cầu quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc bản thân tổ chức, cá nhân đó. + Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo: là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo với người quảng cáo. + Người phát hành quảng cáo: là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng, bao gồm cơ quan báo chí, nhà xuất bản, chủ trang thông tin điện tử, người tổ chức chương trình văn hóa, thể thao và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác. + Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người trực tiếp đưa các sản phẩm quảng cáo đến công chúng hoặc thể hiện sản phẩm quảng cáo trên người thông qua hình thức mặc, treo, gắn, dán, vẽ hoặc các hình thức tương tự. + Người tiếp nhận quảng cáo: là người tiếp nhận thông tin từ sản phẩm quảng cáo thông qua phương tiện quảng cáo. |
Đây là những hoạt động thương mại do thương nhân thực hiện. Nếu như các hành vi xúc tiến thương mại khác có thể do từng thương nhân độc lập tiến hành thì hội chợ, triển lãm chỉ có thể thực hiện được khi có sự tham gia đồng thời của nhiều thương nhân tại cùng một thời .gian và địa điểm nhất định. Đặc điểm này cũng cho phép phân biệt với các cuộc triển lãm có nội dung văn hoá nghệ thuật, chính trị… Thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại về hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại thực hiện. Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại. Trong trường hợp được thương nhân ủy quyền, Văn phòng đại diện có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại để tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại cho thương nhân mà mình đại diện. Thương nhân nước ngoài có quyền trực tiếp tham gia hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại Việt Nam thay mặt mình tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam. Trong trường hợp muốn tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam thì thương nhân nước ngoài phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại Việt Nam thực hiện |
Phương tiện |
Sử dụng sản phẩm quảng cáo và phương tiện quảng cáo. Sản phẩm quảng cáo bao gồm thông tin bằng hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ánh sang chứa đựng các thông tin nội dung quảng cáo. Truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm, băng, biển, báo chí,chương trình hội chợ, triển lãm… Nhằm đảm bảo trật tự quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo, đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa của tổ chức, cá nhân kinh doanh, của nhà nước, của công chúng, pháp luật quy định một số giới hạn về diện tích quảng có, thời lượng chương trình quảng cáo, số lần quảng cáo cũng như các hoạt động quảng cáo bị cấm đòi hỏi chủ thể thực hiện hoạt động quảng cáo phải tuân thủ |
Sử dụng hàng hóa, dịch vụ và các tài liệu kèm theo. Hàng hóa, dịch vụ chính là công cụ để giới thiệu thông tin về sản phẩm, kiểu dáng, chất lượng, giá cả …
|
Cách thức thực hiện |
Sử dụng sản phẩm và phương tiện quảng cáo thương mại để thông tin về hàng hóa, dịch vụ đến khách hàng: Bằng tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, … thông qua các phương tiện quảng cáo, mạng xã hội, kênh truyền thông
|
-Mở phòng trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ -Tổ chức trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ tại các trung tâm thương mại, hội chợ, triển lãm. Hoặc trong các hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa, nghệ thuật. |
Kết luận :
Quảng cáo hay hội trợ triển lãm thương mại đều nhằm quảng bá sản phẩm đưa sản phẩm tới gần hơn đối với người tiêu dùng. Từ đó nhằm kích thích tiêu dùng, thúc đẩy nền kinh tế chung góp phần giúp tăng trưởng kinh tế của đất nước, khu vực . Dù 2 cách tiếp cận thị trường khác nhau, quảng cáo có thể tiếp cận với mức kinh phí thấp hơn so với hội trợ triển lãm thương mại nhưng hội trợ triển lãm thương mại khách hàng có thể tiếp cận một cách gần hơn giúp khách hàng có thể trực tiếp trải nghiệm thử sản phẩm giúp khách hàng có cái nhìn tốt nhất về sản phẩm . Mỗi cách đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng biệt .Chúng ta có thể chọn cách thức phù hợp với sự phát triển của từng mặt hàng mà doanh nghiệp muốn hướng đến để có thể đưa ra được những phương án quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp để tạo được doanh thu tốt nhất .