1. Tổng quan về phương thức nhờ thu

Phương thức thanh toán nhờ thu được  thực  hiện  theo Quy tắc thống  nhất về nhờ thu chứng từ thương mại (Uniform rules for the collection of commercial paper) do Phòng thương mại quốc tế (International chamber commerce ICC) ban hành năm 1967. Quy tắc này được ICC sửa đổi năm  1995 số xuất bản No 522 (URC 522), có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1996 và đây là văn bản hiện hành. Ngoài ra phương thức thanh toán này còn được điều chỉnh bởi pháp luật quốc gia, đặc biệt là quốc gia nơi có trụ sở của ngân hàng. Một số luật quốc tế khác điều chỉnh phương thức nhờ thu bao gồm: ULB 1930 Genever, Genever Conventions for Check 1931, CISG 1980,… 

 

1.1 Phương thức nhờ thu là gì?

Theo quy định tại Điều 2 URC 522, phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó bên xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc  cung ứng dịch vụ sẽ tiến hành ủy thác cho Ngân hàng nhờ thu (remitting bank) thu hộ tiền từ phía nhà nhập khẩu dựa trên các công cụ thanh toán và bộ chứng từ do đơn vị xuất khẩu xuất trình.

Các bên tham gia trong phương thức nhờ thu bao gồm:

– Người ủy thác (Principal): Người xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ .

– Người trả tiền (Payer): là người mà chứng từ xuất trình đòi tiền anh ta theo quy định của chỉ thị nhờ thu.

– Ngân hàng nhờ thu (Remitting bank): Ngân hàng phục vụ bên bán .

– Ngân hàng xuất trình (Presenting bank): Thường là ngân hàng đại lý hay ngân hàng chi nhánh của ngân hàng ủy nhiệm thu ở nước người mua.

 

1.2 Phân loại phương thức nhờ thu

Dựa vào bộ chứng từ được gửi đến ngân hàng, phương thức thanh toán nhờ thu được chia thành hai loại:

Nhờ thu phiếu trơn (Clean collection): là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính, còn các chứng từ thương mại được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu sau khi giao hàng, không thông qua ngân hàng. Hay nói cách khác người bán sẽ ủy thác cho Ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán do mình lập mà không kèm với điều kiện chuyển giao chứng từ.

Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection): Là phương thức mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, lập bộ chứng từ thanh toán nhờ và nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó với điều kiện là người mua trả tiền hoặc cấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ thương mại gửi hàng cho người mua để nhận hàng. 

Căn cứ theo thời hạn, có 2 loại Nhờ thu:

– Nhờ thu trả ngay (D/P): Phương thức này qui định người mua/người nhập khẩu phải thanh toán tiền ngay khi nhận bộ chứng từ.

– Nhờ thu trả chậm (D/A): Phương thức này cho phép người mua không phải thanh toán ngay nhưng phải ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu có kỳ hạn, được ký phát bởi người bán/người xuất khẩu. Thông thường hối phiếu đã chấp nhận sẽ được giữ tại nơi an toàn của ngân hàng nhờ thu (ngân hàng người nhập khẩu) cho đến ngày đáo hạn. Tới ngày này, người mua phải thực hiện thanh toán như đã chấp nhận.

 

2. Phân biệt nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ

2.1 Giống nhau:

Hai phương thức nhờ thu phiếu trơn và phương thức nhờ thu kèm chứng từ có đầy đủ các đặc điểm chung của phương thức nhờ thu gồm:

  • Dựa vào chứng từ để quyết định thanh toán chứ không phải hợp đồng
  • Quá trình nhờ thu chỉ diễn ra khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người mua

 

2.2 Khác nhau

Bộ chứng từ nhờ thu:

Căn cứ theo điều 2 URC 522: Bộ chứng từ nhờ thu trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ có thể bao gồm chứng từ tài chính kèm chứng từ thương mại hoặc chứng từ thương mại không kèm theo chứng từ tài chính. Đối với nhờ thu phiếu trơn, bộ chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính mà không có chứng từ thương mại đi kèm. 

Quy trình cơ bản:

Nhờ thu kèm chứng từ: Trong phương thức này, người bán sẽ chỉ giao hàng cho người mua, sau đó sẽ ủy thác cho Ngân hàng thu hộ gửi chỉ thị nhờ thu và bộ chứng từ để yêu cầu người mua thanh toán. Người mua muốn nhận hàng thì phải chấp nhận thanh toán/thanh toán để nhận bộ chứng từ.

Trong đó:

(1) Kí kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán qui định áp dụng phương thức “Nhờ thu kèm chứng từ“.

(2) Nhà xuất khẩu gửi hàng hóa cho nhà nhập khẩu.

(3) Nhà xuất khẩu lập Đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ (bao gồm chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính, nếu có) tới ngân hàng nhờ thu. 

(4) Ngân hàng nhờ thu lập Lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ tới Ngân hàng thu hộ.

(5) Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu.

(6) Nhà nhập khẩu chấp hành Lệnh nhờ thu bằng cách:

– Thanh toán ngay (hối phiếu trả ngay, séc hoặc kì phiếu); hoặc

– Chấp nhận hối phiếu (hối phiếu kì hạn); hoặc

– Kí phát hành kì phiếu hoặc giấy chứng nhận nợ.

(7) Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ thương mại cho nhà nhập khẩu.

(8) Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kì phiếu hay giấy nhận nợ cho Ngân hàng nhờ thu.

(9) Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kì phiếu hay giấy nhận nợ cho nhà xuất khẩu.

Nhờ thu phiếu trơn: Đối với nhờ thu phiếu trơn, người bán sẽ gửi hàng kèm với bộ chứng từ thương mại cho người mua hoặc gửi chứng từ thương mại riêng, sau đó sẽ xuất trình cho Ngân hàng chỉ thị nhờ thu và chứng từ tài chính để yêu cầu người mua thanh toán. Trong phương thức này quá trình thanh toán và quá trình giao nhận chứng từ độc lập với nhau.

Trong đó:

(1) Kí kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán qui định áp dụng phương thức “nhờ thu phiếu trơn“.

(2) Người ủy thác (nhà xuất khẩu) gửi hàng hóa và bộ chứng từ thương mại trực tiếp cho Người trả tiền (nhà nhập khẩu).

(3) Nhà xuất khẩu gửi Đơn yêu cầu nhờ thu cùng chứng từ tài chính cho Ngân hàng nhờ thu để thu tiền từ nhà nhập khẩu.

(4) Ngân hàng nhờ thu lập và gửi Lệnh nhờ thu cùng chứng từ tài chính tới Ngân hàng thu hộ để thu tiền từ nhà nhập khẩu.

(5) Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu để nhà nhập khẩu:

– Trả tiền ngay (séc, kì phiếu hay hối phiếu trả ngay); hoặc

– Kí chấp nhận hối phiếu (hối phiếu kì hạn); hoặc 

– Chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.

(6) Nhà nhập khẩu trả tiền ngay, hoặc chấp nhận trả tiền.

(7) Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu kì hạn đã chấp nhận cho Ngân hàng nhờ thu.

(8) Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu kì hạn đã chấp nhận cho nhà xuất khẩu.

Vai trò của Ngân hàng:

Theo quy định tại Điều 21b URC 522 điểm khác biệt về vai trò của ngân hàng giữa hai phương thức nhờ thu kèm chứng từ và nhờ thu phiếu trơn là giai đoạn giao nhận chứng từ. Đối với nhờ thu phiếu trơn, vì chứng từ thương mại độc lập với quá trình thanh toán nên ngân hàng chỉ giữ vai trò thu hộ tiền giữa các bên. Còn trong nhờ thu kèm chứng từ, ngoài vai trò là trung gian thu hộ tiền, ngân hàng còn giữ vai trò khống chế chứng từ thương mại vì quyền lợi của bên nhờ thu. Theo đó ngân hàng sẽ chỉ giao bộ chứng từ thương mại khi bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể giữ bộ chứng từ trong trường hợp chỉ thị nhờ thu quy định bên mua bắt buộc phải trả lệ phí nhờ thu nhưng bên mua không trả.

 

2.3 Rủi ro và lợi ích của phương thức nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ

Nhờ thu phiếu trơn:

Phương thức nhờ thu phiếu trơn chứa đựng rất nhiều rủi ro đặc biệt là đối với người xuất khẩu do quá trình thanh toán và nhận hàng hoàn toàn tách biệt, người bán có thể bị từ chối thanh toán trong khi không còn quyền sở hữu hàng hóa. Việc tách rời ở hai quá trình này cũng có thể gây bất lợi cho người mua khi người mua có thể không nhận được hàng hoặc hàng hóa đến muộn khi mà Chỉ thị nhờ thu tới trước hàng hóa. Do vậy phương thức này thường không được sử dụng phổ biến trong mua bán hàng hóa quốc tế.

Tuy nhiên nhờ thu phiếu trơn có ưu điểm so với nhờ thu kèm chứng từ là quá trình nhanh chóng, ít tốn kém. Phương thức này có thể sử dụng khi nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thực sự tin tưởng lẫn nhau, đối tác lâu năm, trường hợp giá trị hợp đồng nhỏ, mục đích để thăm dò thị trường hoặc để thanh toán cước phí vận tải, hoa hồng, bảo hiểm,…

Nhờ thu kèm chứng từ:

Phương thức nhờ thu phiếu trơn chứa đựng rất nhiều rủi ro đặc biệt là đối với người xuất khẩu do quá trình thanh toán và nhận hàng hoàn toàn tách biệt, người bán có thể bị từ chối thanh toán trong khi không còn quyền sở hữu hàng hóa. Việc tách rời ở hai quá trình này cũng có thể gây bất lợi cho người mua khi người mua có thể không nhận được hàng hoặc hàng hóa đến muộn khi mà Chỉ thị nhờ thu tới trước hàng hóa. Do vậy phương thức này thường không được sử dụng phổ biến trong mua bán hàng hóa quốc tế.

Tuy nhiên nhờ thu phiếu trơn có ưu điểm so với nhờ thu kèm chứng từ là quá trình nhanh chóng, ít tốn kém. Phương thức này có thể sử dụng khi nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thực sự tin tưởng lẫn nhau, đối tác lâu năm, trường hợp giá trị hợp đồng nhỏ, mục đích để thăm dò thị trường hoặc để thanh toán cước phí vận tải, hoa hồng, bảo hiểm,…

Những lưu ý khi sử dụng phương thức phương thức thanh toán nhờ thu:

– Nên áp dụng phương thức này trong trường hợp người nhập khẩu – người xuất khẩu là khách hàng tin tưởng, không nên áp dụng trong những giao dịch mua bán lần đầu.

– Trước khi ký kết hợp đồng mua bán, doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động tìm hiểu kỹ đối tác nhập khẩu qua nhiều kênh thông tin (hiệp hội ngành hàng, Bộ Công Thương, Đại sứ quán Việt Nam tại nước nhập khẩu, kinh nghiệm giao thương của các doanh nghiệp xuất khẩu khác…), không nên tin tưởng hoàn toàn vào người môi giới.

– Tìm hiểu các quy định và tập quán giao nhận hàng hóa tại nước nhập khẩu để đảm bảo nắm được quyền kiểm soát hàng hóa.

– Cân nhắc sử dụng loại vận đơn phù hợp, nên sử dụng vận đơn lập theo lệnh, không nên sử dụng vận đơn đích danh hoặc vận đơn để trống vì trong trường hợp bộ chứng từ bị đánh tráo/thất lạc trên đường gửi đi và vận đơn là đích danh hoặc vận đơn để trống thì ai lấy được vận đơn cũng có thể đi nhận được hàng mà không ràng buộc trách nhiệm thanh toán/chấp nhận thanh toán.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!