Căn cứ vào khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về giới hạn thời gian làm thêm giờ của người lao động như sau:

Một là, bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% sô giờ làm việc bình thường trong 01 ngày.

Hai là, trường hợp áp dụng quy định thời giò làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.

Ba là, không quá 40 giờ trong 01 tháng.

Bốn là, bảo đảm số giồ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019 thì không quá 300 giờ trong 01 năm đối với một số ngành nghề sản xuất, gia công.

Như vậy, so với Bộ luật Lao động năm 2012 (Điều 106), thì Bộ luật Lao động năm 2019 cho phép thời gian làm thêm giờ không quá 40 giờ trong 01 tháng (tại Bộ luật Lao động năm 2012 chỉ là không quá 30 giò trong 01 tháng).

Việc quy định giới hạn thời gian làm thêm giờ nêu trên nhằm bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh của người lao động được diễn ra thuận lợi, người lao động được tăng thu nhập do làm thêm, nhưng không làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người lao động vì phải làm thêm giò.

Luật LVN Group phân tích chi tiết quy định pháp lý về vấn đề này:

 

1. Thời gian làm thêm giờ được hiểu như thế nào?

Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

Thời giờ làm việc bình thường được quy định:

  • Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong một tuần;
  • Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động; thường thì trường hợp theo tuần thì thời gian làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong một tuần.

Theo đó, thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường cho phép được quy định trong Bộ luật lao động năm 2019 thì được coi là thời gian làm thêm giờ.

Điều kiện để người sử dụng lao động có thể sử dụng người lao động làm thêm giờ, cụ thể như sau:

  • Phải được  sự đồng ý của người lao động (về thời gian là thêm; địa điểm làm thêm; công việc làm thêm);
  • Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50 % số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;
  • Trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200  giờ nhưng không quá 300 giờ trong 01 năm.

Theo đó, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào miễm là đảm bảo đúng thời gian làm thêm giờ theo quy định và có sự đồng ý của người lao động. Các trường hợp không được áp dụng việc làm thêm giờ đối với những người lao động sau:

  • Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi;
  • Người lao động là người khuyết tật nhẹ, suy giảm khả năng lao động từ 51 % trở lên, khuyết tất nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
  • Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Các trường hợp đặc biệt người lao động không được từ chối làm thêm giờ, bao gồm các trường hợp theo quy định sau đây:

  • Thực hiện lệnh động viên, huy động đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của phá luật;
  • Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Người lao động làm thêm giờ vào các ngày thường hoặc ngày nghỉ hàng tuần, hoặc vào ngày nghỉ lễ,  tết, ngày nghỉ có hưởng lương được người sử dụng lao động tính trả lương làm thêm giờ theo quy định của luật lao động.

Như vậy, thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được sự thỏa thuận, đồng ý giữa người lao động và người sử dụng lao động nhằm đảm bảo tiến trình công việc và nhu cầu công việc cấp thiết. Trong quá trình sản xuất, làm việc kinh doanh, người sử dụng lao động thường yêu cầu người lao động theo các trường hợp làm việc thêm giờ trong thực tế, ví dụ như: có đơn hàng vào các dịp lễ, tết, mùa cao điểm; có đơn hàng cận ngày giao nhưng vẫn chưa hoàn tất, hoặc yêu cầu giao gấp trong khi thời gian nhận ngắn; có việc phát sinh cần thực hiện ngoài giờ, như kiểm kho, kiểm kê vật tư, cơ sở vật chất định kỳ, … ; có nhiều việc trong khi nhân công có số lượng ít, doanh nghiệp lại không có chính sách tuyển thêm người hoặc có nhưng chưa tuyển được, tuyển chưa đủ; … Bên cạnh đó, người lao động cũng có thể đề xuất được làm thêm giờ, tăng ca được người lao động đưa ra để có thêm thu nhập và nhận mức lương cao hơn so với giờ làm việc bình thường theo quy định.

 

2. Giới hạn làm thêm giờ của người lao động theo luật lao động?

– Quy định chung về giới hạn làm thêm giờ của người lao động:

Như đã trình bày ở trên, giới hạn tổng số giờ làm thêm không quá 50 % số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ các trường hợp như:

  • Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;
  • Trường hợp làm việc không trọn thời gian có thời gian là việc ngắn hơn so với thời gian là việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong luật khi giao kết hợp đồng lao động, thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.

Bên cạnh đó, vào các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết và các ngày nghỉ hằng năm, tổng số thời gian làm thêm không được quá 12 giờ trong một ngày. Điều kiện khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây: 

  • Thời gian làm thêm; 
  • Địa điểm làm thêm;
  • Công việc làm thêm.

Cần lưu ý, trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham khỏa mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.

– Quy định về giới hạn làm thêm giờ từ  trên 200 đến 300 giờ/năm:

Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

  • Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
  • Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
  • Các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn phát sinh từ các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, trừ các trường hợp quy định tại điều 108 của  bộ luật Lao động;
  • Cung ứng dịch vụ công; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp;
  • Công việc trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường không quá 44 giờ trong một tuần.

Khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, người sử dụng lao động phải thông báo chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện làm thêm cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại các nơi sau:

  • Nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm;
  • Nơi đặt trụ sở chính, nếu trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm

Lưu ý: Văn bản thông báo theo mẫu số 02/PLIV Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

– Quy định về cách tính lương làm thêm giờ:

Theo quy định tại điều 98 Bộ luật lao động năm 2019 và hướng dẫn tại các điều 55,57 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP thì tiền lương làm thêm giờ được tính như sau:

+ Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thương do người sử dụng lao động theo điều 105 Bộ luật lao động:

Tiền lương làm thêm giờ  =  Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường  x  Mức ít nhất 150 % hoặc 200 % hoặc 300 %  x  Số giờ làm thêm

+ Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động:

Tiền lương làm thêm giờ   Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường   Mức ít nhất 150 % hoặc 200 % hoặc 300 %  x  Số sản phẩm làm thêm

+ Đối với người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần.

+ Về tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm  =  Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường  x  Mức ít nhất 150 % hoặc 200 % hoặc 300 %  +  Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường  x  Mức ít nhất 30 %   20%  x  Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của các ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương  x  Số giờ làm thêm vào ban đêm

+ Về tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:

Tiền lương làm thêm vào ban đêm   Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường   Mức ít nhất 150 % hoặc 200 % hoặc 300 %  +  Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường  x  Mức ít nhất 30 % + 20% x Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương   Số sản phẩm làm thêm vào ban đêm

Như vậy, pháp luật quy định về số giờ tối đa để công ty tổ chức tăng ca cho người lao động nhằm bảo vệ sức khỏe cho người lao động và quy định về cách tính tiền lương để bảo đảm thu nhập đảm bảo cuộc sống cho người lao động nhằm góp phần thực hiện chế độ chính sách của nhà nước về lĩnh vực lao động theo đúng quy định. Theo đó, việc tăng số giờ làm thêm không chỉ giúp doanh nghiệp có cơ hội đẩy mạnh việc sản xuất, kinh doanh mà còn góp phần tăng thêm thu nhập cho người lao động để trang trải cuộc sống. Đặc biệt cần lưu ý, mặc dù pháp luật cho phép tăng số giờ làm thêm nhưng người sử dụng lao động chỉ được tận dụng lao động làm thêm giờ khi có sự đồng ý của người lao động.

 

3. Một số lưu ý đối với việc áp dụng thời gian làm thêm giờ của người lao động hiện nay

Hiện nay, Nhà nước có quy định thêm về việc tăng số giờ làm thêm của người lao động nhằm phục hồi, phát triển nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh những năm vừa qua. Có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2022, Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 về số giờ làm thêm trong 01 năm, trong 01 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID – 19 và phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội. Cụ thể như sau:

– Về thời gian làm thêm giờ trong một tháng:

Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 Bộ luật Lao động năm 2019
Tối đa 60 giờ / tháng Tối đa 40 giờ / tháng
Chỉ áp dụng với trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ / năm.

Áp dụng với tất cả các trường hợp.

– Về thời gian làm thêm giờ trong một năm:

Nghị quyết 17/2020/UBTVQH15 Bộ luật Lao động năm 2019
Tối đa 300 giờ / năm.

Tối đa 300 giờ / năm.

– Được thực hiện khi người sử dụng lao động có nhu cầu và người lao động đồng ý làm thêm giờ.

– Áp dụng với tất cả các ngành nghề nhưng không áp dụng đối với đối tượng người lao động sau:

  • Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi;
  • Người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51 % trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • Lao động nữ mang thai từ tháng 7 đến tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
  • Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi

– Chỉ được thực hiện đối với số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

  • Các trường hợp cấp bách không thể trì hoãn phát sinh từ các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, trừ các trường hợp đặc biệt như:
  1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
  2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháo luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Cung ứng các dịch vụ công; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, dịch vụ nghề nghiệp;
  • Công việc trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường không quá 44 giờ trong một tuần.

Như vậy, theo quy định mới các trường hợp người sử dụng lao động sử dụng lao động làm thêm tối đa 300 giờ/năm phải thuộc các trường hợp đã nêu trong bảng trên. Tất cả các trường hợp được tổ chức tăng ca đến 300 giờ/năm đều được áp dụng mức tăng ca từ trên 40 giờ đến 60 giờ/tháng kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2022. Cần lưu ý, nếu tổ chức tăng ca từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm, doanh nghiệp phải thông báo với Sở lao động – thương binh và xã hội địa phương theo quy định của pháp luật. Theo Công văn 4359/TLĐ-QHLĐ năm 2022 hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 về làm thêm giờ, thời hạn áp dụng hạn mức tăng ca theo nghị quyết này là đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022, trừ trường hợp được Quốc hội kéo dài thêm.

Nếu quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc, không hiểu nào về vấn đề này hay bất kỳ vấn đề pháp lý liên quan nào khác, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của công ty Luật LVN Group chúng tôi 1900.0191 để nhận được sự giải đáp thắc mắc nhanh chóng, kịp thời đến từ đội ngũ Luật sư của LVN Group và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm chuyên môn. Rất mong nhận được sự hợp tác của quý khách hàng. Trân trọng!