Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật LVN Group
>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191
Cơ sở pháp lý:
– Luật bảo vệ môi trường 2014 (thay thế bởi Luật bảo vệ môi trường 2020 từ 01/01/2022)
– Nghị định 18/2015/NĐ-CP
– Nghị định 40/2019/NĐ-CP
– Thông tư 25/2019/TT-BTNMT
1. Quan trắc môi trường là gì?
Quan trắc môi trường là việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất, có hệ thống về thành phần môi trường, các nhân tố tác động đến môi trường, chất thải nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng môi trường, diễn biến chất lượng môi trường và tác động xấu đến môi trường.
2. Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải là gì?
Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải là việc vận hành nhằm kiểm tra, đánh giá hiệu quả và sự phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình xử lý chất thải của chủ dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
3. Quy định về quan trắc chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải
Khoản 4 Điều 16b Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định, trong quá trình vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải, chủ dự án có trách nhiệm thực hiện một số nội dung sau:
a) Phối hợp với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án để được kiểm tra, giám sát quá trình vận hành thử nghiệm; tổ chức theo dõi, giám sát kết quả quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục được kết nối với internet, truyền số liệu về cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án theo quy định;
b) Phối hợp với tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường để quan trắc chất thải (lấy mẫu tổ hợp), đánh giá hiệu quả trong từng công đoạn xử lý và cả công trình xử lý chất thải. Việc quan trắc chất thải phải tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường và pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Việc quan trắc chất thải của các công trình xử lý chất thải thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Tự đánh giá hoặc thuê tổ chức có đủ năng lực đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình xử lý chất thải của dự án; tổng hợp, đánh giá các số liệu quan trắc chất thải và lập báo cáo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (bao gồm cả công trình xử lý chất thải và các công trình bảo vệ môi trường khác) gửi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để được kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định.
4. Tiến hành quan trắc chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải
Tại Điều 10 Thông tư 25/2019/TT-BTNMT hướng dẫn về quan trắc chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở; trách nhiệm giám sát của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Cụ thể như sau:
4.1. Quan trắc đối với công trình xử lý nước thải
Việc lấy mẫu nước thải để đo đạc, phân tích, đánh giá hiệu suất của từng công đoạn xử lý và đánh giá sự phù hợp của toàn bộ công trình xử lý nước thải bảo đảm phù hợp với TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10:1992) về chất lượng nước – lấy mẫu và hướng dẫn lấy mẫu nước thải. Mẫu tổ hợp, tần suất và thông số quan trắc trong kế hoạch quan trắc chất thải quy định tại Mục 7 Mẫu số 9 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP được quy định như sau:
a) Mẫu tổ hợp: một mẫu tổ hợp được lấy theo thời gian gồm 03 mẫu đơn lấy ở 03 thời điểm khác nhau trong ngày (sáng, trưa – chiều, chiều – tối) hoặc ở 03 thời điểm khác nhau (đầu, giữa, cuối) của ca sản xuất, được trộn đều với nhau;
b) Thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn và hiệu quả của công trình xử lý nước thải ít nhất là 75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau:
– Tần suất quan trắc nước thải tối thiểu là 15 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu tổ hợp đầu vào và đầu ra của từng công đoạn xử lý);
– Thông số quan trắc của tùng công đoạn xử lý là thông số ô nhiễm chính đã được sử dụng để tính toán thiết kế cho từng công đoạn;
– Thông số quan trắc của công trình xử lý nước thải là tổng các thông số ô nhiễm được sử dụng để tính toán thiết kế cho cả công trình xử lý nước thải.
Trường hợp cần thiết, chủ dự án có thể đo đạc, lấy và phân tích thêm một số mẫu đơn đối với nước thải sau xử lý của công trình xử lý chất thải trong giai đoạn này để đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải và có giải pháp điều chỉnh, cải thiện, bổ sung công trình xử lý nước thải đó theo hướng tốt hơn;
c) Thời gian đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý nước thải ít nhất là 07 ngày liên tiếp sau giai đoạn điều chỉnh quy định tại điểm b khoản này; trường hợp bất khả kháng không thể đo đạc, lấy và phân tích mẫu liên tiếp được, thì phải thực hiện đo đạc, lấy và phân tích mẫu sang ngày kế tiếp. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau:
– Tần suất quan trắc nước thải ít nhất là 01 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu đơn đối với 01 mẫu nước thải đầu vào và ít nhất 07 mẫu đơn nước thải đầu ra trong 07 ngày liên tiếp của công trình xử lý nước thải);
– Thông số quan trắc thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải.
4.2. Quan trắc đối với công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải
Việc đo đạc, lấy mẫu bụi, khí thải để phân tích, đánh giá hiệu quả cho từng công trình, thiết bị xử lý trong kế hoạch quan trắc chất thải quy định tại Mục 7 Mẫu số 9 Phụ lục VI Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP được quy định như sau:
a) Mẫu tổ hợp được xác định theo một trong hai trường hợp sau:
– Một mẫu tổ hợp được lấy theo phương pháp lấy mẫu liên tục (phương pháp đẳng động lực, đẳng tốc và phương pháp khác theo quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường) để đo đạc, phân tích các thông số theo quy định;
– Một mẫu tổ hợp được xác định kết quả là giá trị trung bình của 03 kết quả đo đạc của các thiết bị đo nhanh hiện trường (kết quả đo bằng các thiết bị đo hiện số) theo quy định của pháp luật ở 03 thời điểm khác nhau trong ngày (sáng, trưa – chiều, chiều – tối) hoặc ở 03 thời điểm khác nhau (đầu, giữa, cuối) của ca sản xuất;
b) Thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất, hiệu quả của từng công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải ít nhất là 75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau:
– Tần suất quan trắc bụi, khí thải tối thiểu là 15 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu tổ hợp đầu vào nếu có và mẫu tổ hợp đầu ra);
– Thông số quan trắc là thông số ô nhiễm chính đã được sử dụng để tính toán thiết kế cho từng công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải;
c) Thời gian đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định các công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải ít nhất là 07 ngày liên tiếp sau giai đoạn điều chỉnh quy định tại điểm b khoản này; trường hợp bất khả kháng không thể đo đạc, lấy và phân tích mẫu liên tiếp được, thì phải thực hiện đo đạc, lấy và phân tích mẫu sang ngày kế tiếp. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau:
– Tần suất quan trắc bụi, khí thải ít nhất là 01 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu đơn hoặc mẫu được lấy bằng thiết bị lấy mẫu liên tục trước khi xả, thải ra ngoài môi trường của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải);
– Thông số quan trắc thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải.
3. Việc quan trắc, phân định, phân loại chất thải rắn (bao gồm cả bùn thải) là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
5. Trách nhiệm của chủ dự án trong quan trắc chất thải
Trong quá trình vận hành thử nghiệm, chủ dự án, cơ sở phải tổng hợp, đánh giá các số liệu quan trắc chất thải theo 03 bảng quy định tại Mục 2.1.4 Mẫu số 13 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ- CP gửi cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, kèm theo phiếu kết quả phân tích mẫu chất thải.
Trường hợp các công trình xử lý chất thải không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, chủ dự án phải thực hiện các nội dung quy định tại khoản 5 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP:
a) Dừng hoạt động hoặc giảm công suất của dự án để bảo đảm các công trình xử lý chất thải hiện hữu có thể xử lý các loại chất thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
b) Cải tạo, nâng cấp, xây dựng bổ sung các công trình xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định;
c) Trường hợp gây ra sự cố môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường, chủ dự án phải dừng ngay hoạt động vận hành thử nghiệm và báo cáo kịp thời tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án để được hướng dẫn giải quyết; chịu trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường, bồi thường thiệt hại và bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Đồng thời thực hiện các yêu cầu sau:
a) Có văn bản thông báo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trước khi hết thời hạn vận hành thử nghiệm 30 ngày, nêu rõ lý do các công trình xử lý chất thải không đáp ứng yêu cầu và thực hiện ngay phương án cải thiện, bổ sung;
b) Lập kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải để vận hành lại. Trình tự, thủ tục, thời gian vận hành thử nghiệm lại công trình xử lý chất thải được thực hiện như vận hành thử nghiệm lần đầu.
Tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ dự án, cơ sở đối với kết quả quan trắc chất thải trong giai đoạn vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở.
6. Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh
Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh có trách nhiệm như sau:
a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 6 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;
b) Việc kiểm tra các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành quy định tại điểm a khoản 6 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP được thực hiện như sau:
– Kiểm tra hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, gồm: bản vẽ hoàn công công trình xử lý chất thải theo quy định của nháp luật về xây dựng, bảo đảm phù hợp với phương án công nghệ hoặc phương án thiết kế cơ sở của công trình xử lý chất thải đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; các biên bản bàn giao, nghiệm thu công trình xử lý chất thải trước khi đưa vào sử dụng. Đối với công trình xử lý hợp khối, thiết bị xử lý đồng bộ, nguyên chiếc nhập khẩu phải kèm theo chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng (CO/CQ) của công trình, thiết bị đó; hồ sơ lắp đặt hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động liên tục, kèm theo CO/CQ của từng thiết bị nhập khẩu theo quy định của pháp luật; hồ sơ quy trình vận hành các công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở;
– Cử cán bộ, công chức kiểm tra thực tế (có hoặc không có) các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành, trường hợp cần thiết thành lập đoàn kiểm tra với thành phần gồm: đại diện cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh và đơn vị thực hiện quan trắc môi trường có đủ năng lực để thực hiện đo đạc, lấy và phân tích mẫu đối chứng trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải. Quyết định cử cán bộ kiểm tra thực tế hoặc thành lập đoàn kiểm tra công trình xử lý chất thải đã hoàn thành để vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở thực hiện theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản kiểm tra công trình xử lý chất thải đã hoàn thành để vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh không yêu cầu chủ dự án cung cấp thêm tài liệu hoặc kiểm tra ngoài phạm vi quy định tại điểm này;
c) Căn cứ kế hoạch quan trắc chất thải đã lập trong kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh tiến hành kiểm tra đột xuất ít nhất là 01 lần trong giai đoạn vận hành thử nghiệm quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều này để đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu chất thải (lấy mẫu đơn) để đối chứng với kết quả quan trắc chất thải của dự án, cơ sở và xem xét, đánh giá theo quy định. Thông số quan trắc thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải;
d) Căn cứ văn bản thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải để chủ dự án vận hành thử nghiệm, kết quả quan trắc chất thải của chủ dự án gửi đến và kết quả đo đạc, phân tích mẫu chất thải đối chứng, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh có văn bản thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, đánh giá của mình, trong đó đánh giá cụ thể: đã đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện (nêu rõ lý do chưa đủ điều kiện) để được kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường. Văn bản thông báo của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh không có giá trị bắt buộc chủ dự án phải thực hiện (chủ dự án có thể tiếp thu hoặc giải trình), được xem xét, đánh giá như một ý kiến độc lập khi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tổ chức kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án;
đ) Kinh phí đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đối chứng với kết quả quan trắc của dự án được lấy từ nguồn chi sự nghiệp môi trường của địa phương.
7. Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường của dự án
>>> Mẫu số 13 ban hành tại Phụ lục IV Nghị định 40/2019/NĐ-CP
(1) _______________
Số:… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(Địa danh), ngày… tháng… năm… |
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường
của Dự án (3)
Kính gửi: (2)
1. Thông tin chung về dự án:
– Tên chủ dự án:……………………………………………………………………………………….
– Địa chỉ văn phòng:………………………………………………………………………………….
– Điện thoại:……………………………; Fax:………………………..; E-mail:…………………
– Địa điểm thực hiện dự án:
– Quyết định phê duyệt/phê duyệt điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án:……………………………………………………………………………………………
– Văn bản của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh đánh giá về kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường của dự án:……………………………………………………………………………………………………………
2. Các công trình bảo vệ môi trường của dự án(hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án) đã hoàn thành
2.1. Công trình thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
2.1.1. Mạng lưới thu gom, thoát nước mưa: Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật mạng lưới thu gom, thoát nước mưa bề mặt; số lượng, vị trí từng điểm thoát nước mưa bề mặt ra ngoài môi trường kèm theo quy trình vận hành tại từng điểm thoát (như: tự chảy, đập xả tràn, van chặn,…) và sơ đồ minh họa.
2.1.2. Mạng lưới thu gom, thoát nước thải
– Mạng lưới thu gom nước thải: Mô tả chức năng kèm theo thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,…) của từng tuyến thu gom nước thải dẫn về các công trình xử lý nước thải.
– Mạng lưới thoát nước thải: Mô tả chức năng kèm theo thông số kỹ thuật cơ bản (kết cấu, kích thước, chiều dài,…) của từng tuyến thoát nước thải trước khi xả ra môi trường hoặc xả ra ngoài phạm vi của công trình xử lý chất thải.
– Điểm xả nước thải sau xử lý: Mô tả chi tiết vị trí xả nước thải, quy trình vận hành; đánh giá sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định đối với điểm xả nước thải/điểm đối nối nước thải; nguồn tiếp nhận nước thải.
– Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải nêu trên.
2.1.3. Công trình xử lý nước thải:
– Mô tả rõ từng công trình xử lý nước thải đã được xây dựng hoặc lắp đặt (tên đơn vị thiết kế, thi công, giám sát thi công; nhà thầu xây dựng,…), trong đó làm rõ: chức năng của công trình; quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình; các loại hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng; định mức tiêu hao năng lượng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành; yêu cầu, quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với nước thải sau xử lý.
– Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đã được lắp đặt kèm theo hồ sơ mô tả đặc tính, CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống; việc kết nối và truyền số liệu quan trắc trực tuyến về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát.
2.1.4. Kết quả đánh giá hiệu quả của công trình xử lý nước thải (cần nêu rõ tên và địa chỉ liên hệ của đơn vị thực hiện việc quan trắc môi trường: thời gian, tần suất, phương pháp, kết quả đo đạc, lấy và phân tích mẫu; thiết bị, phương pháp đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu được sử dụng)
Việc đánh giá hiệu quả công trình xử lý nước thải được thực hiện thông qua kết quả quan trắc nước thải (kết quả đo đạc bằng thiết bị đo nhanh hiện trường, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm) và số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục (nếu có) đối với từng công đoạn và đối với toàn bộ hệ thống xử lý (chương trình và phương pháp lấy mẫu tổ hợp để đánh giá), gồm:
– Kết quả đánh giá hiệu suất của từng công đoạn xử lý được thực hiện thông qua việc đánh giá kết quả quan trắc nước thải đối với một số thông số ô nhiễm chính đã sử dụng để tính toán thiết kế cho từng công đoạn của hệ thống xử lý nước thải và được trình bày theo bảng sau:
Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; hiệu suất xử lý
Lưu lượng thải (Đơn vị tính)
Thông số ô nhiễm chính tại công đoạn….. (Đơn vị tính)
Thông số A
Thông số B
v.v…
Trước xử lý
Sau xử lý
Trước xử lý
Sau xử lý
Trước xử lý
Sau xử lý
Lần 1
Lần 2
Lần n,….
Hiệu suất xử lý của từng công đoạn xử lý nước thải (%)
– Kết quả đánh giá sự phù hợp của toàn bộ hệ thống xử lý nước thải được thực hiện thông qua việc đánh giá kết quả quan trắc nước thải (kết quả đo đạc bằng thiết bị đo nhanh hiện trường, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm) của các thông số môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với ngành, lĩnh vực có quy chuẩn riêng hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải (sinh hoạt, công nghiệp). Đối với một số ngành công nghiệp đặc thù phải thực hiện quan trắc các thông số môi trường theo quyết định của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và được trình bày theo bảng sau:
Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; quy chuẩn kỹ thuật về chất thải được áp dụng
Lưu lượng thải (Đơn vị tính)
Thông số môi trường của dự án
Thông số A (Đơn vị tính)
Thông số B (Đơn vị tính)
v.v…
Trước xử lý
Sau xử lý
Trước xử lý
Sau xử lý
Trước xử lý
Sau xử lý
Lần 1
Lần 2
Lần n,…
Theo QCVN (tương ứng với từng loại hình sản xuất)
– Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải thông qua số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt) của các ngày đã thực hiện lấy, phân tích mẫu nước thải trong phòng thí nghiệm. Kết quả quan trắc tự động, liên tục được so sánh, đối chiếu với kết quả đo nhanh hiện trường và kết quả lấy, phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm. Giá trị trung bình theo ngày của các kết quả quan trắc nước thải tự động, liên tục được so sánh với giá trị tối đa cho phép các thông số môi trường của các quy chuẩn kỹ thuật môi trường tương ứng để đánh giá sự phù hợp quy chuẩn (không phân biệt phương pháp đo đạc, lấy và phân tích mẫu trong quy chuẩn kỹ thuật).
Giá trị trung bình theo ngày (24 giờ) của các kết quả đo được so sánh với giá trị tối đa cho phép của quy chuẩn kỹ thuật về chất thải
Lưu lượng thải (Đơn vị tính)
Thông số quan trắc tự động, liên tục
Thông số A (Đơn vị tính)
Thông số B (Đơn vị tính)
v.v…
Trước xử lý
Sau xử lý
Trước xử lý
Sau xử lý
Trước xử lý
Sau xử lý
Ngày thứ 1
Ngày thứ 2
Ngày thứ n (kết quả đánh giá theo ngày lấy mẫu để phân tích trong phòng thí nghiệm)
Theo QCVN (tương ứng với từng loại hình sản xuất)
2.2. Công trình xử lý bụi, khí thải:
– Mô tả rõ từng công trình xử lý khí thải đã được xây dựng hoặc lắp đặt (tên đơn vị thiết kế, thi công, giám sát thi công; nhà thầu xây dựng,…), trong đó làm rõ: chức năng của công trình; quy mô, công suất, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình; các loại hóa chất, xúc tác sử dụng; định mức tiêu hao năng lượng, hóa chất sử dụng cho quá trình vận hành công trình; yêu cầu, quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với bụi, khí thải sau xử lý.
– Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục đã được lắp đặt kèm theo hồ sơ mô tả đặc tính, CO/CQ và phiếu kiểm định, hiệu chuẩn hoặc thử nghiệm của thiết bị, hệ thống; kết quả kết nối và truyền số liệu quan trắc trực tuyến về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để kiểm tra, giám sát.
– Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải: Việc đánh giá hiệu quả xử lý được thực hiện thông qua kết quả quan trắc khí thải (kết quả đo đạc bằng thiết bị đo nhanh hiện trường, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm) và số liệu quan trắc tự động, liên tục (nếu có) đối với từng công đoạn và đối với toàn bộ hệ thống xử lý. Chủ dự án thực hiện thống kê dưới dạng bảng tương tự như đối với nước thải tại Mục 2.1.4 nêu trên.
2.3. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường:
– Công trình lưu giữ chất thải đã được xây dựng, lắp đặt, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành công trình đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
– Công trình xử lý chất thải: Mô tả chức năng, quy mô, công suất, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành; kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của công trình xử lý chất thải.
2.4. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:
– Công trình lưu giữ chất thải nguy hại đã được xây dựng, lắp đặt, gồm: Mô tả chức năng, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành công trình đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
– Công trình xử lý chất thải nguy hại: Mô tả chức năng, quy mô, công suất, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành; kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của công trình xử lý chất thải nguy hại.
2.5. Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:
– Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với từng loại chất thải, trong đó phải làm rõ quy mô, công suất, quy trình vận hành và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình.
– Đánh giá hiệu quả, khả năng đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, ứng phó sự cố về chất thải của công trình, thiết bị đã hoàn thành; đề xuất phương án cải thiện, bổ sung và cam kết lộ trình hoàn thành trên cơ sở kết quả vận hành thử nghiệm dự án.
2.6. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác:
Mô tả các công trình lưu giữ chất thải khác đã được xây dựng, lắp đặt kèm theo các thông số kỹ thuật cơ bản. Riêng đối với công trình xử lý chất thải phải mô tả thêm quy mô, công suất và quy trình vận hành; kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của công trình xử lý.
3. Các công trình bảo vệ môi trường của dự án đã được điều chỉnh, thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt
(Kết quả trình bày cần thể hiện dưới dạng bảng có thuyết minh kèm theo, trong đó nêu rõ những nội dung đã được điều chỉnh, thay đổi và quyết định phê duyệt điều chỉnh của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM; các nội dung thay đổi khác có tác động tích cực hoặc không có tác động xấu đến môi trường)
STT |
Tên công trình bảo vệ môi trường |
Phương án đề xuất trong báo cáo ĐTM |
Phương án điều chỉnh, thay đổi đã thực hiện |
Quyết định phê duyệt điều chỉnh của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM (nếu có) |
1 |
… |
… |
… |
|
2… |
… |
… |
… |
|
4. Chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn vận hành (khi dự án đi vào vận hành thương mại):
Trên cơ sở kết quả vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường của dự án, chủ dự án tự rà soát để đề xuất điều chỉnh, bổ sung chương trình quan trắc và giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành nhằm đảm bảo phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường quy định.
Chúng tôi cam kết rằng những thông tin, số liệu nêu trên là đúng sự thực; nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Nơi nhận: |
(4) |
Ghi chú:
(1) Chủ dự án;
(2) Tên cơ quan kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;
(3) Tên đầy đủ, chính xác của dự án hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án (3);
(4) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.
* Phụ lục kèm theo báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường của dự án, bao gồm các tài liệu sau (tùy loại hình dự án và từng dự án cụ thể mà có thể có một số hoặc tất cả các tài liệu này):
– Hồ sơ hoàn công kèm theo thuyết minh về quy trình vận hành các công trình bảo vệ môi trường;
– Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các thiết bị xử lý môi trường đồng bộ nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa;
– Các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải;
– Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thay đổi, điều chỉnh báo cáo ĐTM của dự án;
– Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group