Kính chào công ty Luật LVN Group, tôi có thắc mắc liên quan đến môi trường mong nhận được tư vấn từ Luật sư của LVN Group. Xin Luật sư của LVN Group cho biết những đối tượng nào bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường? Đối tượng không phải mua bảo hiểm này thì lập quỹ bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định nào? Rất mong nhận được phản hồi từ Luật sư của LVN Group. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người hỏi: Ngọc Tâm – Hưng Yên

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi:  1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý: 

– Nghị định 19/2015/NĐ-CP

– Nghị định 40/2019/NĐ-CP

– Thông tư 86/2016/TT-BTC

1. Đối tượng nào phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường?

Tại Điều 31 Nghị định 19/2015/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP) quy định tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau đây phải có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật:

a) Hoạt động dầu khí bao gồm hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí, kể cả các hoạt động phục vụ trực tiếp cho các hoạt động này;

b) Sản xuất, kinh doanh hóa chất, xăng dầu;

c) Sử dụng tàu biển chuyên dùng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam;

d) Lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

Đối tượng bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Cụ thể đó là:

STT

Loại hình hoạt động

Đối tượng phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường

1

Hoạt động dầu khí (bao gồm hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí)

Tất cả

2

Sử dụng tàu biển chuyên dùng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ và các hàng hóa nguy hiểm khác khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam

Tàu biển có dung tích trên 1.000 GT

3

Sản xuất, kinh doanh hóa chất, xăng dầu

 

3.1

Sản xuất hóa chất cơ bản

Công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

3.2

Sản xuất phân bón hóa học (trừ loại hình phối trộn)

Công suất 200.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

3.3

Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

3.4

Sản xuất ắc quy

Công suất từ 300.000 KWh/năm trở lên hoặc 600 tấn sản phẩm/năm trở lên

3.5

Lọc, hóa dầu

Từ 10.000.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

4

Lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại

Tất cả

2. Đối tượng nào được trích lập quỹ dự phòng rủi ro, bồi thường thiệt hại về môi trường?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 19/2015/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP) Đối tượng không thuộc trương hợp bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP được lựa chọn mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 2 Thông tư 86/2016/TT-BTC quy định về đối tượng áp dụng đó là: đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp thuộc đối tượng trích lập Quỹ dự phòng rủi ro, bồi thường thiệt hại về môi trường có các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau đây:

a) Hoạt động dầu khí bao gồm hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí, kể cả các hoạt động phục vụ trực tiếp cho các hoạt động này;

b) Sản xuất, kinh doanh hóa chất, xăng dầu;

c) Sử dụng tàu biển chuyên dùng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác khi hoạt động trong vùng cảng biển và vùng biển Việt Nam;

d) Lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh đã mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, các doanh nghiệp đã được quy định riêng về Quỹ Môi trường tập trung không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này.

3. Quỹ dự phòng rủi ro, bồi thường thiệt hại về môi trường của doanh nghiệp là gì?

Quỹ dự phòng rủi ro, bồi thường thiệt hại về môi trường của doanh nghiệp: Là Quỹ dùng để bù đắp một phần hoặc toàn bộ thiệt hại đối với rủi ro về môi trường do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gây ra.

Trong đó:

– Rủi ro về môi trường: Là các sự cố, hiểm họa về môi trường đã gây ra hoặc có nguy cơ gây ra rủi ro tới môi trường xung quanh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

– Sự cố môi trường: Là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng

4. Nguyên tắc trích lập, nguồn hình thành, thời điểm trích lập và quản lý Quỹ

Nguyên tắc trích lập, nguồn hình thành, thời điểm trích lập và quản lý Quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư 86/2016/TT-BTC. Theo đó:

Nguyên tắc trích lập:

a) Đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp;

b) Đảm bảo bù đắp một phần hoặc toàn bộ thiệt hại về môi trường do hoạt động sản xuất của doanh nghiệp gây nên.

Nguồn hình thành Quỹ: Được trích từ chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hàng năm của doanh nghiệp.

Thời điểm trích lập Quỹ: Là thời điểm cuối kỳ kế toán năm. Đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng phải lập báo cáo tài chính khác niên độ theo quy định của pháp luật thì được trích lập dự phòng rủi ro, bồi thường thiệt hại về môi trường tại thời điểm lập báo cáo tài chính khác niên độ.

Quản lý Quỹ:

a) Doanh nghiệp phải xây dựng và ban hành quy chế nội bộ quản lý và sử dụng Quỹ gắn với các quy định về bảo vệ môi trường và các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Khi xảy ra thiệt hại về môi trường phải xác định nguyên nhân khách quan và chủ quan, nếu do nguyên nhân chủ quan phải xác định rõ trách nhiệm bồi thường vật chất của từng bộ phận, cá nhân gây nên;

b) Doanh nghiệp không được tính thêm vào chi phí các khoản dự phòng không có đủ căn cứ trích lập dự phòng nhằm giảm nghĩa vụ nộp ngân sách.

Mức trích lập: Doanh nghiệp thực hiện trích lập 0,5% trên doanh thu thuần năm về bán hàng và cung cấp dịch vụ đối với các hoạt động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này và số tiền trích không vượt quá 5% lợi nhuận trước thuế năm. Trong đó doanh thu thuần năm về bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm doanh thu xuất bán nội bộ giữa công ty mẹ với công ty con và ngược lại.

Khi số dư của Quỹ bằng 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì không tiếp tục thực hiện trích Quỹ. Trường hợp vốn điều lệ của doanh nghiệp được điều chỉnh tăng thì doanh nghiệp tiếp tục trích Quỹ tới khi số dư Quỹ bằng 10% vốn điều lệ mới (sau khi được điều chỉnh tăng).

Trường hợp số dư Quỹ chưa đạt 10% vốn điều lệ tại thời điểm trước khi điều chỉnh giảm thì doanh nghiệp căn cứ vào mức vốn điều lệ mới được điều chỉnh để xác định số dư Quỹ và thực hiện trích Quỹ đảm bảo số dư bằng 10% vốn điều lệ mới (sau khi đã điều chỉnh giảm).

5. Mục đích sử dụng Quỹ

Quỹ được sử dụng để phòng ngừa, khắc phục, bù đắp các sự cố về môi trường xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các trường hợp sau:

a) Môi trường nước (bao gồm nước mặt, nước ngầm, nước biển) phục vụ mục đích bảo tồn, sinh hoạt, giải trí, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Môi trường đất phục vụ cho các mục đích bảo tồn, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Hệ sinh thái tự nhiên thuộc và không thuộc khu bảo tồn thiên nhiên bị suy thoái;

d) Bồi hoàn đa dạng sinh học tại khu vực diễn ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc do tác động của hoạt động sản xuất, kinh doanh đến đa dạng sinh học của khu vực;

đ) Môi trường không khí phục vụ sức khỏe và đời sống con người và các đối tượng khác.

 Trường hợp các sự cố về môi trường xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gây ra bởi lỗi chủ quan, cố tình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp sẽ không được sử dụng Quỹ để chi trả và không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi phí xử lý.

Việc xác định nguyên nhân xảy ra sự cố về môi trường là lỗi chủ quan, cố tình vi phạm pháp luật căn cứ theo quy định tại Chương X và Chương XI Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 và các quy định khác theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

6. Báo cáo quyết toán

Kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải báo cáo tình hình thực hiện trích lập và sử dụng Quỹ được tiến hành cùng thời điểm lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm (Theo mẫu biểu đính kèm tại Phụ lục Thông tư này). Việc quyết toán tài chính thực hiện theo các quy định hiện hành. Các doanh nghiệp phải có đầy đủ các chứng từ để làm căn cứ quyết toán các khoản chi sử dụng Quỹ.

Doanh nghiệp có trách nhiệm thuyết minh chi tiết về tình hình trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ trong Thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong nội dung báo cáo sử dụng Quỹ cần nêu chi tiết tình hình sử dụng Quỹ đã chi ra để khắc phục hậu quả môi trường do quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gây nên.

Trường hợp trong năm có nhiều nội dung chi từ Quỹ, doanh nghiệp lập báo cáo riêng kèm theo thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

7. Kiểm tra thực hiện trích lập và sử dụng Quỹ

Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm ban hành và công khai quy chế trích lập, quản lý sử dụng Quỹ của doanh nghiệp; đồng thời chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ theo đúng quy định tại Thông tư này.

Định kỳ hàng năm, doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế) có trách nhiệm lập và gửi báo cáo tình hình thực hiện trích lập và sử dụng Quỹ theo quy định tại Thông tư này đến Sở Tài chính, Cục Thuế và Sở Tài nguyên Môi trường địa phương nơi đơn vị đặt trụ sở chính.

Các doanh nghiệp nhà nước thuộc các Bộ, ngành phải gửi đồng thời (ngoài đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này) báo cáo tình hình thực hiện trích lập và sử dụng Quỹ theo quy định tại Thông tư này đến chủ sở hữu, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Cục Tài chính doanh nghiệp) và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

8. Báo cáo tình hình trích lập và sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro bồi thường thiệt hại về môi trường

Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 86/2016/TT-BTC ngày 20 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính

UBND TỈNH, TP (BỘ NGÀNH)…
ĐƠN VỊ…

Năm:

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG QUỸ DỰ PHÒNG RỦI RO, BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

NỘI DUNG

SỐ DƯ ĐẦU KỲ

SỐ PHÁT SINH TRONG KỲ

SỐ DƯ CUỐI KỲ

PHÁT SINH TĂNG

PHÁT SINH GIẢM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group